Phía sau xe gốm

(Sóng trẻ) - Hình ảnh những xe gốm rong từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với người Hà Nội. Dù vậy nhưng không phải ai cũng biết được, cũng hiểu được câu chuyện chất chứa sau chiếc xe lỉnh kỉnh đầy những cốc và lọ ấy.

Trong số hàng trăm xe gốm hàng ngày rong ruổi trong các ngõ ngách thủ đô, có tới hàng chục xe gốm ra đi từ một chợ gốm nhỏ không tên, không địa chỉ. Chợ gốm ấy thường được gọi là chợ gốm phường Tứ Liên (quận Tây Hồ), hay còn được biết đến với cái tên giản dị: chợ gốm ven sông.

Chợ gốm này thuộc địa phận phường Tứ Liên, nằm sát mé sông Hồng và nằm phía sau những vườn quất cảnh. Đây là nơi chuyên bán buôn, bán lẻ đồ gốm sứ của các làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Đông Triều... 

Các mặt hàng gốm sứ ở đây rất đa dạng, giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều so với các cửa hàng lớn, bởi hàng hóa ở đây đều được các tiểu thương “lấy tận gốc – bán tận ngọn”, không qua trung gian. 

Với bản tính thật thà, chân chất, những người bán hàng ở đây hầu như không nói thách. Ví dụ, những chiếc chén nhỏ dùng để đựng nước trên bàn thờ được họ nhập về với giá 2.000 đồng/chiếc, và được bán ra với giá nhỉnh hơn giá gốc chỉ 500 đồng. 

Được biết, gần 15 hộ gia đình sống ở đây đều là người xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Họ rời xa ruộng vườn, đồng lúa để theo nghề buôn gốm này từ nhiều năm nay. 

Chị Hương – một người bán gốm rong hiện đang thuê kho tại chợ gốm này chia sẻ: “Buôn bán bây giờ chán lắm. Hàng đắt thì lại bán được chứ hàng rẻ thì ít người mua. Ở đây những nhà có điều kiện thì thường thuê bãi để bày hàng, nhưng cũng không ăn thua, vẫn phải chở gốm vào các phố, các chợ để bán. Mình không có nhiều tiền nên chỉ thuê ít một, dựng nhà rồi để hàng trong nhà.” 
 
60c400033_anh_1.jpg
Hàng hóa ở đây rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã

60c400033_anh_2.jpg
Do nằm khá xa trung tâm thành phố, và cũng không có địa chỉ cụ thể nên chợ gốm này không được nhiều người biết đến
 
60c400033_anh_3.jpg
Các chủ hàng gốm ở đây chủ yếu bày sản phẩm dưới đất

60c400033_anh_5.jpg
… hoặc bày lên những phản gỗ đơn giản

60c400033_anh_6.jpg
Đến biển hiệu của hàng gốm cũng chỉ là dòng chữ viết tay trên tấm bảng gỗ, được treo trên thân cây, dưới mái nhà

Nơi bán hàng đã vậy, chốn cư ngụ của người dân nơi đây cũng không hề khang trang hơn. Hầu hết các hộ gia đình đều sống trong những túp lều nhỏ hẹp, nằm chênh vênh bên mé sông Hồng.

e9aa4a908_anh_7.jpg
Cuối mỗi bãi gốm là một túp lều

9cce6f043_anh_8.jpg
Những túp lều ở đây đều rất đơn sơ, chủ yếu là mái tôn hoặc mái tranh
 
9cce6f043_anh_10.jpg
Nơi bán hàng cũng là nơi sinh hoạt gia đình

03d437c74_anh_11.jpg
Quanh năm sống giữa “biển” gốm sứ

03d437c74_anh_12.jpg
Gầm giường cũng trở thành nơi cất hàng

166598d9b_anh_13.jpg
Mỗi gia đình ở đây đều có từ một đến hai xe gốm rong

166598d9b_anh_14.jpg
Mỗi xe gốm là một chiếc “cần câu cơm” của cả gia đình

Đối với những người quen với thói quen mua sắm hiện đại, việc đến bãi sông Hồng chỉ để mua những đồ gốm sứ gia dụng thông thường hẳn không phải là “sự lựa chọn hoàn hảo”. 

Thế nhưng, chợ gốm bình dị này lại khiến người mua dễ dàng liên tưởng đến những gian chợ quê, nơi mà người bán thật thà không nói thách; nơi khách hàng có thể chọn đồ thoải mái mà không lo nhận về ánh mắt khó chịu; nơi mà chủ hàng có thể dẫn khách vào tận nhà, xuống tận kho để tìm món đồ mà họ ưng ý, dù cho nó chỉ đáng giá vài chục ngàn đồng… Chính sự bình dị, chân chất đã trở thành sức hút riêng cho chợ gốm này, đặc biệt là với những người vốn ưa thích không khí thanh bình làng quê Việt Nam.

e9aa4a908_anh_4.jpg

Bài và ảnh: Minh Hạnh
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN