Phóng sự ơi phóng sự!

(Sóng Trẻ) - Từ hôm cô giao làm một bài phóng sự, tôi gần hai tuần trời nghĩ ngợi,  nhìn ngó xung quanh xem có gì để viết bài Phóng sự nộp cho cô không mà sao chẳng có, hay đúng hơn không biết bắt đầu như thế nào, bao ý định cứ bắt tay vào làm lại không được...

Học năm 3 Đại học tôi phải cố gắng thật nhiều bởi đây sẽ là con đường tôi đã lựa chọn cho tương lai. Tôi 21 tuổi không còn là trẻ con nữa để mà có thể còn tiếp tục lựa chọn lại. Nghĩ đến tương lai cầm bút viết bài tôi lại có thêm động lực hơn, có thể bây giờ tôi chưa thể có những bài báo hay nhưng chí ít tôi cũng đang cố gắng để viết bài gửi cho sóng trẻ, đó chính là những tác phẩm đầu đời của tôi bằng chính đôi chân và ngòi bút của chính mình. Nhưng tôi hiện giờ đang phải trải qua một thử thách khó khăn. Viết bài phóng sự phát thanh.

Từ chọn đề tài...

Đây là một bài tập cá nhân. Dù rằng nhiều lần làm những bài tập của bộ môn khác tôi cũng từng vật lộn với nó, từng chán ngẩm cái nghề tôi đã lựa chọn, muốn dừng lại ước mơ làm nhà báo để chọn nghề nào đó đỡ vất vả hơn. Nhưng ai bảo thích làm nhà báo cơ? Mấy lần đi thực tế môn báo mạng và báo in tôi cảm thấy ghét phải làm nhóm vì bài tập nhóm mà thực chất chỉ có vài người làm, tôi đã nghĩ làm một mình có khi lại đỡ vất vả hơn không phải chờ đợi ai, bài mình mình làm. Nhưng lúc này tôi lại muốn được làm nhóm, được ngồi tranh luận với đám bạn để bảo vệ ý kiến của mình. Đầu óc tôi lúc này mụ mị không nghĩ được gì hay ho cả, còn hai ngày nữa phải có bài nộp cho cô rồi mà giờ trong đầu chưa có ý tưởng gì cho bài viết. Tôi thấy ghét bản thân mình quá.

Đã định là làm về đề tài “món chè truyền thống” mà cô giáo định hướng trong buổi học trước. Có những lúc tôi lại nghĩ hay mình viết về chuyện sinh viên ở trọ hay viết về cuộc sống lam lũ của bà con miền núi nhiều ý tưởng tôi cho là hay và thiết thực đấy. Bởi phóng sự đâu nhất thiết phải là những gì đao to búa lớn đâu. Báo chí suy cho cùng cũng là kể lại, viết lại những thứ diễn ra xung quanh mình mà thôi. Hay viết về trường học cũng nhiều đề tài để chọn lựa đấy chứ, kể ra thì chắc viết phóng sự cũng không quá khó như tôi tưởng tượng.

… đến tác nghiệp để thành tác phẩm

Ấy vậy mà mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Với một loạt những đề tài như vậy. Tôi đã suy nghĩ kỹ nên chọn đề tài nào cho hợp với cây bút của mình, có khả năng dễ viết và dễ phỏng vấn nhân vật, nhỡ đâu lại có tâm huyết với đề tài đó thì sao.

Đầu tiên là với đề tài tôi chọn “món chè truyền thống”. Lần mò đi hỏi mà chẳng ai chịu nói hoặc có người chịu nói nhưng khi tôi bảo sẽ đưa vào bài viết để nộp cho cô giáo thì người đó lại chối đây đẩy dù tôi đã giải thích rất nhiều rất nhiều rằng đây chỉ là bài tập mà thôi… Thế mới biết các nhà báo để thuyết phục nguồn tin của mình thật không dễ dàng. Và tôi thất bại, thất bại với đề tài này ngay từ khâu thu thập thông tin sống, thuyết phục nguồn tin. Nhưng không sao, tôi nghĩ vẫn còn nhiều đề tài đang ấp ủ và cố gắng có ngày tôi sẽ viết được.

Tôi bắt tay vào viết rồi lại xé. Không biết bao tờ giấy đã bị tôi xé không thương tiếc. Tôi chẳng thể viết được gì dù rằng rất muốn hoàn thành tốt bài tập này. Đầu óc tôi thực sự mụ mị. Tôi cảm thấy chán nản và bất lực. Tôi chẳng nghĩ được gì cả hay tôi không hợp với nghề báo, không có khả năng viết báo. Không. Tôi yêu ngề báo mà, tôi luôn cố gắng để trở thành nhà báo nhưng tại sao một bài phóng sự cũng không thể viết được.

Nản. Tôi chẳng viết nữa. Tôi tự nghĩ để lần sau rồi nộp bài cho cô tôi sẽ nói lý do với cô để có thêm thời gian viết lại bài. Nếu sau này trở thành một nhà báo thật sự ai cho mình thời gian để viết lại chỉ có thể nộp bài đúng thời hạn được giao. Một nhà báo tương lai phải có trách nhiệm với bài viết của mình dù không tốt nhưng đó là sản phẩm của mình. Tôi thấy rất day dứt với chính bản thân mình. Tôi phải cố gắng thôi phải có trách nhiệm với tương lai của mình, dù tôi có nản, có uể oải với … Phóng sự

“Chẳng nhẽ mình không có năng khiếu thật, chẳng nhẽ mình không thể trở thành một nhà báo được sao?”  Đây là con đường tôi lựa chọn cơ mà dù có nản chí đến đâu thì cũng phải đứng lên thôi, cũng phải tiếp tục thôi. Cố lên! Để không phụ chính niềm tin của mình!

Và tôi lại cầm bút để viết, viết về cuộc sống sinh viên của tôi về cái nghề mà tôi yêu thích. viết đến khi nào có được một bài Phóng sự đúng nghĩa thì thôi. Cố lên! Vạn sự khởi đầu nan mà.

Hà Thị Toàn
Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN