Phụ nữ làm truyền hình: “Cần phải biết hi sinh”


(Sóng Trẻ) - Ai cũng biết, làm báo rất vất vả. Điều đó lại càng đúng hơn với những người phụ nữ chọn đi theo con đường này. Phụ nữ làm báo, đặc biệt là báo truyền hình, làm thế nào để cân bằng được giữa công việc và cuộc sống? Cùng Sóng Trẻ trò chuyện với Biên tập viên Nguyễn Thuý Nga – biên tập viên Phòng Dân số và Sức Khoẻ - Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam – người đã có 24 năm gắn bó với truyền hình để tìm kiếm câu trả lời.

PV: Chào cô Thuý Nga, rất cảm ơn cô đã nhận lời mời tham gia phỏng vấn của Sóng Trẻ. Trước tiên, cô có thể chia sẻ nhiều hơn về chặng đường 20 năm trong nghề báo với tất cả các bạn độc giả được không?

Xin chào các bạn độc giả của Sóng trẻ. Tính đến thời điểm này thì tôi gắn bó với nghề báo đã được 24 năm. Năm 1989, tôi trúng tuyển vào Ban Thời sự VTV, với vai trò Phát thanh viên. 

Những ngày đâu luyện lên hình còn rất bỡ ngỡ và gặp biết bao khó khăn. Sau 3 tháng luyện tập thì dần dần mọi việc cũng đâu vào đấy, tôi bắt đầu được lên hình đọc những bản tin Thời sự, rồi dẫn móc nối cho 1 chương trình. Nhiều hôm làm bản tin 23h đêm, phải 12 h hơn đêm mới về đến nhà, công việc vất vả nhưng cũng rất vui.  

Thế rồi khi lập gia đình và có con đầu lòng, công việc bận rộn, khó sắp xếp thời gian dành cho gia đình, khiến tôi muốn chuyển sang một Ban khác, tuy rất “nặng lòng” với Thời sự. Tháng 7. 2000, tôi xin chuyển sang phòng Khoa học Sức khỏe và Dân số Ban khoa giáo. Lúc mới đầu quả thật là cũng rất bỡ ngỡ, phải học hỏi các bạn đồng nghiệp rất nhiều. 

Sau đấy, tôi được tin tưởng giao cho phụ trách nhiều chương trình liên quan đến Sức khỏe, tham gia những chương trình Truyền hình trực tiếp như: Sức khỏe cho mọi người được phát sóng vào 16h Chủ nhật hàng tuần với vai trò là biên tập viên và MC của chương trình. Sau 11 năm làm Thời sự VTV1, thì tính đến nay, mình đã gắn bó với VTV2 được 13 năm rồi.

PV: Theo cô, phụ nữ làm truyền hình có gì khác so với những loại hình báo chí khác?

Phụ nữ làm truyền hình vất vả hơn nhiều chứ! Các loại hình báo khác như báo in, báo mạng, phóng viên chỉ cần đi thực tế, phỏng vấn là đã có thể hoàn thành tác phẩm rồi, thậm chí phỏng vấn qua điện thoại. Nhưng phụ nữ làm báo hình phải hy sinh nhiều lắm, vất vả cũng gấp bội phần. Để có đề tại phong phú, phụ nữ làm báo hình phải đi công tác rất xa tại các tỉnh. Mỗi chuyến công tác phải kéo dài 3, 4 ngày. Vì để lấy được 1 khuôn hình đep, phóng viên phải phối hợp với quay phim rất chặt chẽ. Hơn nữa ghi hình xong, những khâu hậu kỳ tiếp theo như: dựng hình, viết lời bình, đọc lời bình, lồng nhạc...là những khối công việc khổng lồ. Vất vả là vậy nhưng với những phụ nữ yêu nghề đặc biệt với lĩnh vực truyền hình thì chắc chắn họ sẽ cố gắng vượt qua được những khó khăn gặp phải.

154570361_anh11.jpg

BTV Thuý Nga trong chương trình: “Sức khoẻ cho mọi người”

PV: Có nhiều người nói rằng, phụ nữ làm báo nói chung và làm truyền hình nói riêng, rất khó để có thể giữ được hạnh phúc gia đình. Cô nghĩ sao về điều này?

Có thể một phần vì phụ nữ làm báo, nhất là báo hình, hay phải đi công tác nhiều nên việc chăm sóc gia đình sẽ không thể bằng những người phụ nữ khác. Hơn nữa, đi công tác thì đồng nghĩa mối quan hệ xã hội sẽ được mở rộng, người phụ nữ làm báo sẽ có nhiều mối quan hệ hơn. Có lẽ vì vậy mà nhiều người nghĩ rằng phụ nữ làm báo sẽ khó giữ được hạnh phúc gia đình chăng.

Riêng đối với tôi, tôi luôn thấy hạnh phúc bên gia đình bé nhỏ của mình với người chồng và 2 con đáng yêu của tôi. Nhưng phải nói thật để có được hạnh phúc này tôi đã phải hy sinh rất nhiều. Tôi luôn giành thời gian cho gia đình nhiều nhất có thể. Thay vì việc cố gắng để được “thăng quan tiến chức”, tôi chỉ muốn được làm nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình và chăm lo cho gia đình thật chu đáo. Tôi nghĩ rằng, nhà báo nữ hãy hy sinh 1 chút về công danh, sự nghiệp để có hạnh lúc bền lâu bên gia đình

PV: Cô làm thế nào để cân bằng được giữa công việc truyền hình và cuộc sống gia đình?

Tôi luôn ưu tiên việc chăm sóc gia đình là số 1. Như vậy có ích kỷ quá chăng? Với tôi công việc cũng rất quan trọng nhưng tôi quan niệm, hoàn thành đầy đủ công việc là rất tốt rồi. Bản thân tôi cũng phải lên một lich cho cả tuần: Có 2 buổi sáng đi siêu thị và chợ để mua đồ ăn cho cả tuần với những thực đơn có sẵn do tôi viết. Bữa sáng nào tôi cũng tự tay chuẩn bị đồ ăn cho chồng con. Bữa tối thì cả nhà luôn quây quần bên nhau để ăn tối. Nhà tôi có thói quen cuối tuần thường hay sang ông bà nội nại làm cơm ăn và tối thì cả nhà đi xem phim. Có rất nhiều cách để có thể cân bằng được, quan trọng là bản thân bạn phải thực sự quyết tâm!

PV: Cô có lời khuyên gì cho các bạn trẻ đam mê nghề báo nói chung và lĩnh vực truyền hình nói riêng?

Tôi không dám khuyên các bạn trẻ bây giờ nhiều, chỉ muốn chia sẻ một chút những kinh nghiệm của bản thân thôi. Đã là nhà báo, đặc biệt các bạn nữ, đầu tiên các bạn phải thực sự đam mê với nghề của mình, tiếp đên có điều kiện các bạn hay trau dồi nghiêp vụ của mình. Hãy khiêm tốn học hỏi và nỗ lực hết sức để có những sản phẩm của nghề thật chất lượng. Và cuối cùng, hãy biết hi sinh một chút, vì cuộc sống gia đình và cuộc sống thường ngày của bạn nữa. Đừng để công việc bận rộn khiến bạn quên mất những điều giản dị mà “xinh đẹp” xung quanh nhé!

Xin trân trọng cảm ơn BTV Thuý Nga! Chúc cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, có thật nhiều thành công trên con đường làm nghề của mình!

Đoàn Mỹ Anh
Lớp Truyền hình K31A1
(Nguồn ảnh: vtv.vn)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN