Phú Vinh: Cần nâng cao tay nghề người lao động
(Sóng Trẻ) - Làng nghề ở Việt Nam là một trong những niềm tự hào của mỗi người dân Việt. Nhưng bên cạnh đó, vấn đề nâng cao tay nghề người lao động ở mỗi làng nghề thực sự là một vấn đề đáng quan tâm. Làng nghề mây tre đan Phú Vinh cũng nằm trong số đó.
Thực trạng làng nghề
Cách trung tâm TP Hà Nội 35 km về hướng tây nam, thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) là một trong những làng nghề cổ truyền thống với sản phẩm nổi tiếng là mây tre đan. Sản phẩm của làng Phú Vinh đã được khẳng định trên thị trường thế giới về kĩ thuật, mĩ thuật. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiếu lao động có tay nghề đang là một vấn đề lớn đặt ra với làng nghề này.
Ông Trung - Giám đốc công ty TNHH Hoa Sơn cho biết: “Sản phẩm của ta còn thua Philippin, Indonexia về thiết kế, mẫu mã do tay nghề lao động chưa cân bằng, năng lực chênh lệch lớn. Đa số lao động trong làng nghề tự học lẫn nhau, lại sản xuất tại nhà nên nhiều sản phẩm khó đồng đều, sản xuất không đúng quy trình, do đó doanh nghiệp khó tuyển sản phẩm.
Các nghệ nhân trong làng thường truyền cho con cháu về kinh nghiệm của những người đi trước. Làm mây tre đan, đối với những sản phẩm đơn giản chỉ đòi hỏi người thợ sự chăm chỉ, cẩn thận. Tuy nhiên, để làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi sự tinh xảo, trong khi đó 60% người làm nghề chưa được đào tạo qua trường lớp dẫn đến sản phẩm người dân làm ra còn thô sơ, chưa phong phú về mẫu mã nên đầu ra trên thị trường còn hạn chế.
“Thừa thầy, thiếu thợ”…
Ngày nay Phú Vinh có hơn 400 hộ làm nghề với gần một triệu lao động chiếm 90% số hộ trong làng. Tuy có đóng góp lớn vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân song nhìn chung chất lượng lao động của làng nghề còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là lớp nghệ nhân, thợ giỏi ngày một khan hiếm. Đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu rất ít, đại bộ phận lao động chưa qua đào tạo trường lớp, chủ yếu biết nghề do cha truyền con nối, các chủ hộ sản xuất của làng nghề chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.
Thực tế cho thấy, sản xuất gặp nhiều khó khăn bởi thị trường thế giới ngày một khó tính trong khi đó sản phẩm người dân làm ra còn thô sơ, chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã. Đó là tình trạng thừa lao động nhưng thiếu lao động có khả năng làm ra sản phẩm tốt đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu.
Bác Trần Hoài Ngân – một người làm nghề mây tre đan nói: “Năm 2007 thị trường chao đảo một cách ghê ghớm, giá thành mây tre lâm vào khủng hoảng, nhiều cơ sở bị hoang mang, thu nhập người dân thấp khiến thợ bỏ nghề hoặc không chú tâm nhằm nâng cao tay nghề. Nhiều thanh niên tại làng chấp nhận đi làm thuê như: xây dựng, làm công nhân tại các khu công nghiệp bởi họ cho rằng thu nhập so với giá cả thị trường hiện nay là không đủ sống, chi phí còn hạn hẹp. Đa số lao động của làng nghề hiện nay là những người trung niên và lứa tuổi học sinh phụ giúp gia đình lúc rảnh rỗi.
Phát triển làng nghề chính là khai thác tiềm năng lao động, kĩ thuật nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Không những thế sản phẩm mây tre đan Phú Vinh rất cần thiết, không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình mà còn góp phần lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc cùng với việc bảo vệ môi trường.Vì vậy, thành phố Hà Nội nói chung, làng Phú Vinh nói riêng cần có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao tay nghề cho người dân nơi đây để sản phẩm ngày càng vươn ra thị trường thế giới.
Thực trạng làng nghề
Cách trung tâm TP Hà Nội 35 km về hướng tây nam, thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) là một trong những làng nghề cổ truyền thống với sản phẩm nổi tiếng là mây tre đan. Sản phẩm của làng Phú Vinh đã được khẳng định trên thị trường thế giới về kĩ thuật, mĩ thuật. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiếu lao động có tay nghề đang là một vấn đề lớn đặt ra với làng nghề này.
Ông Trung - Giám đốc công ty TNHH Hoa Sơn cho biết: “Sản phẩm của ta còn thua Philippin, Indonexia về thiết kế, mẫu mã do tay nghề lao động chưa cân bằng, năng lực chênh lệch lớn. Đa số lao động trong làng nghề tự học lẫn nhau, lại sản xuất tại nhà nên nhiều sản phẩm khó đồng đều, sản xuất không đúng quy trình, do đó doanh nghiệp khó tuyển sản phẩm.
Các nghệ nhân trong làng thường truyền cho con cháu về kinh nghiệm của những người đi trước. Làm mây tre đan, đối với những sản phẩm đơn giản chỉ đòi hỏi người thợ sự chăm chỉ, cẩn thận. Tuy nhiên, để làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi sự tinh xảo, trong khi đó 60% người làm nghề chưa được đào tạo qua trường lớp dẫn đến sản phẩm người dân làm ra còn thô sơ, chưa phong phú về mẫu mã nên đầu ra trên thị trường còn hạn chế.
“Thừa thầy, thiếu thợ”…
Ngày nay Phú Vinh có hơn 400 hộ làm nghề với gần một triệu lao động chiếm 90% số hộ trong làng. Tuy có đóng góp lớn vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân song nhìn chung chất lượng lao động của làng nghề còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là lớp nghệ nhân, thợ giỏi ngày một khan hiếm. Đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu rất ít, đại bộ phận lao động chưa qua đào tạo trường lớp, chủ yếu biết nghề do cha truyền con nối, các chủ hộ sản xuất của làng nghề chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.
Thực tế cho thấy, sản xuất gặp nhiều khó khăn bởi thị trường thế giới ngày một khó tính trong khi đó sản phẩm người dân làm ra còn thô sơ, chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã. Đó là tình trạng thừa lao động nhưng thiếu lao động có khả năng làm ra sản phẩm tốt đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu.
Bác Trần Hoài Ngân – một người làm nghề mây tre đan nói: “Năm 2007 thị trường chao đảo một cách ghê ghớm, giá thành mây tre lâm vào khủng hoảng, nhiều cơ sở bị hoang mang, thu nhập người dân thấp khiến thợ bỏ nghề hoặc không chú tâm nhằm nâng cao tay nghề. Nhiều thanh niên tại làng chấp nhận đi làm thuê như: xây dựng, làm công nhân tại các khu công nghiệp bởi họ cho rằng thu nhập so với giá cả thị trường hiện nay là không đủ sống, chi phí còn hạn hẹp. Đa số lao động của làng nghề hiện nay là những người trung niên và lứa tuổi học sinh phụ giúp gia đình lúc rảnh rỗi.
Phát triển làng nghề chính là khai thác tiềm năng lao động, kĩ thuật nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Không những thế sản phẩm mây tre đan Phú Vinh rất cần thiết, không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình mà còn góp phần lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc cùng với việc bảo vệ môi trường.Vì vậy, thành phố Hà Nội nói chung, làng Phú Vinh nói riêng cần có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao tay nghề cho người dân nơi đây để sản phẩm ngày càng vươn ra thị trường thế giới.
Nguyễn Thị Mùi Thương
Quay phim truyền hình k29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quay phim truyền hình k29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận