Phương Anh: mong muốn dự án Giảng đường tươi đẹp được nhiều người biết đến hơn nữa
(Sóng trẻ) - Sau thắng giải Dự án “Giảng đường tươi đẹp 2013” do khoa quan hệ quốc tế tổ chức hãy lắng nghe Phương Anh, lớp Quan hệ quốc tế K.31 chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với vai trò một trưởng dự án nhé!
Bạn Nguyễn Thị Phương Anh - trưởng dự
án Giảng đường tươi đẹp
PV: Theo như chúng tôi được biết, hai năm qua dự án đã có rất nhiều hoạt động thiết thực; cơ duyên nào đưa bạn trở thành thành viên chính của dự án này?
PA: Năm đầu tiên khi dự án “Giảng đường tươi đẹp” thắng giải trong chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng ( VACI) 2011, biết tới dự án qua kênh truyền thông FaceBook mình đã tham gia đăng kí dự tuyển. Mình vẫn nhớ lắm cái ngày trả lời phỏng vấn của các anh chị với những câu hỏi khá thú vị như: Bạn đã từng đi tham nhũng chưa? Bạn nghĩ tham nhũng là gì? ... Những câu hỏi đó mình đã trả lời với những kiến thức mình có được. Và sau một tuần thì nhận được thông báo trúng tuyển ban truyền thông dự án. Năm nay mình tham gia SIB với tư cách là Ban Quản Lý dự án, mình đã cùng 6 thành viên khác viết đề án dự thi và rất vui mừng đã thắng giải trong VACI 2013.
PV: Vậy trong quá trình hoạt động dự án có thuận lợi, khó khăn gì không? Và các thành viên của dự án đã có hướng giải quyết như thế nào?
PA: Vấn đề khó là một vấn đề nhạy cảm, ít người muốn gặp nhưng nhóm sinh viên chúng mình đã vượt qua thách thức đó, dù có nhiều khó khăn nhưng chúng mình đã cố gắng dùng mọi hành động và biện pháp khác nhau truyền đi thông điệp của dự án, mong muốn xây dựng một giảng đường trong sáng, lành mạnh, chân thật hơn. Góp phần tạo môi trường tốt đẹp trong quan hệ thầy trò, giảm hiện tượng tiêu cực trong giảng đường.
PV: Nhân dịp ra mắt Radio và phát động cuộc thi ấn tượng thầy trò – giai đoạn 2, bạn có thể cho biết cụ thể những khó khăn đó?
PA: Ví dụ như quy mô của dự án khá lớn mà kinh phí của dự án còn hạn hẹp, ý kiến của thành viên đôi khi không đồng nhất.
PV: Vậy đã có thành quả gì đặc biệt nhất, thưa bạn?
PA: Thành công nhất là chúng mình đã dám hành động để có thể lan toả thông điệp xây dựng mối quan hệ thầy trò trong sáng, minh bạch và lành mạnh, góp phần xóa bỏ tham nhũng trong giảng đường đại học.
Điều ấn tượng nhất với chúng mình là nhận được lời mời các bạn trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông - Đại học Thái Nguyên lên chia sẻ về dự án và tới nay chính họ đã nhân rộng 6 điều trong bộ quy tắc thầy trò thành bộ quy tắc ứng dụng rộng rãi tại trường của các bạn đang theo học. Điều đó càng chứng minh cho tính lan tỏa và những hiệu quả nhất định của dự án.
PV: Có ý kiến cho rằng: "Ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hiện tượng như: Chạy điểm, đi tiền thầy cô, không đạt được mục đích của mình, học sinh còn có hành vi đe dọa đánh thầy cô", bạn nghĩ như thế nào?
PA: Đây là những biến tướng trong ngành giáo dục và bản thân không chỉ riêng trong giáo dục và còn nhiều ngành khác cùng đang có những dị như vậy. Vậy nên tuyên truyền để thay đổi nhận thức và tuyên truyền theo hình thức này chưa được thì cần phải có hình thức khác. Trước hết cần ý thức của mỗi cá nhân, bởi cá nhân có tốt thì nhiều cá nhân sẽ tạo cho xã hội tốt đẹp được. Và cần giáo dục thế hệ học sinh ngay khi còn đang trên ghế nhà trường và cho các em biết hậu quả của sự việc khi các em gây ra. Bên cạnh đó nài gia đình, thầy cô, xã hội cần có biện pháp nghiêm khắc với hành vi trên.
PV: Vậy thì trong hiện tại và tương lai thì dự án có những bước đi như thế nào ạ?
PA: Khác với các đề án đi trước, đề án tiếp cận ở góc độ nhẹ nhàng, không đi theo hướng lên án hay tố cáo những hiện tượng tham nhũng mà chỉ tập trung đề cao những giá trị đạo đức tốt đẹp trong mối quan hệ giữa thầy và trò từ xưa đến nay. Nhằm tạo một môi trường giáo dục trong sáng, không tiêu cực, mình nghĩ rằng khi bước vào thời kì nền kinh tế tri thức thì việc đánh vào tâm lí con người quan trọng hơn cả.
Một định hướng “nên” thay vì “phải” sẽ là động lực thúc đẩy người thực hiện một cách tự giác, tự nguyện. Vậy nên khi đề án được thực hiện, chính sinh viên - những người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án sẽ có nhận thức về tầm quan trọng của việc chống tham nhũng trong giảng đường đại học và có động cơ học tập đúng đắn, có trách nhiệm với chính tương lai của mình. Đồng thời rút kinh nghiệm thực hiện giai đoạn 1, đề án giai đoạn này sẽ tác động quyết liệt hơn vào các đối tượng còn thờ ơ và chưa có thái độ đồng thuận cao với dự án theo những hướng tiếp cận sáng tạo, hiện đại, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Trên tinh thần đó nhân rộng quy mô và tầm ảnh hưởng tới tất cả các khoa trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm xây dựng một giảng đường tươi đẹp. Đồng thời, đề án mở rộng thực hiện dự án liên kết tới các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Cùng với các hoạt động mới như tổ chức talk show, chuỗi radio... nhằm tăng cường thông tin có ý nghĩa truyền thông cho dự án ngày càng có nhiều người biết đến, hiểu, và làm theo.
PV: Ngày 19/12 Radio và ấn tường thầy trò - giai đoạn 2 đã ra mắt, vậy bạn muốn gửi gắm điều gì tới các thính giả, độc giả thông qua chương trình này?
PA: Mình rất hi vọng Radio truyền thông tin sẽ được đông đảo các bạn học sinh, sinh viên và giảng viên biết đến, ủng hộ. Đồng thời, mình cũng mong muốn dự án sẽ đạt được kết quả thiết thực nhất, góp phần tôn vinh các giá trị đạo đức trong giảng đường đang ngày càng bị tổn thương. Chúc cho "Giảng đường tươi đẹp" sẽ thành công đúng như tên gọi của nó!
Xin cảm ơn bạn! Hy vọng có thể gặp bạn lần sau với những thành công hơn nữa của dự án!
Trần Thị Thu Hương
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận