Quốc ca – từng lời hát cất lên từ trái tim người Việt

(Sóng trẻ) - Tối 6/12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020, sự cố tắt tiếng giai điệu Quốc ca trên kênh YouTube phát sóng trận đấu chính thức của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cho thấy khung pháp lý liên quan đến những loại tài sản trí tuệ đặc biệt của quốc gia đang có những khiếm khuyết.

Tối 6/12, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại khuôn khổ vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 ngoài câu chuyện bóng đá thì còn có một câu chuyện khác tác động mạnh tới cảm xúc của người xem. Theo đó, giai điệu của Quốc ca Việt Nam đã bị tắt khi đang được phát trên kênh YouTube tiếp sóng trận đấu trong phần nghi thức Chào cờ, kèm theo lời xin lỗi của kênh phát sóng. Điều này đã khiến người xem vô cùng bức xúc.

bong-da-viet-lao-1-4163-8889.jpeg
Hình ảnh kèm lời xin lỗi từ kênh Youtube Next Sports tiếp sóng về lý do tắt tiếng của Quốc ca Việt Nam (Ảnh chụp màn hình)

Ngay sau trận đấu, trên mạng xã hội liên tục truyền tay nhau hình ảnh chụp màn hình kênh YouTube Next Sports phát hình ảnh các cầu thủ Việt Nam đang hát Quốc ca nhưng không có tiếng, kèm dòng xin lỗi: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm".

Sau khi xảy ra sự cố trên, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chính thức lên tiếng yêu cầu tất cả cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.

Vụ việc diễn ra khiến mọi sự nghi ngờ, bức xúc đều đổ dồn về phía BH Media vì mới đây, BH Media đã bị VTV tố cáo do có hành vi “nhận vơ” bản quyền Quốc ca Việt Nam. Nhưng thực tế, ngoài BH Media, một hãng đĩa nước ngoài có tên Marco Polo đã xác nhận bản quyền sở hữu bản ghi Quốc ca Việt Nam (hay Tiến quân ca). Điều này đã đặt ra một nghịch lý thật nực cười về việc một cơ quan, đơn vị có thể dễ dàng đặt bản quyền cho một bài hát Quốc ca mang giá trị chung của cả một dân tộc, thể hiện sự tự hào, thiêng liêng đất nước.

Với 1,4 triệu người Việt Nam theo dõi trận đấu trên YouTube, quyền được hòa với nhịp điệu bài Quốc ca thiêng liêng, chia sẻ niềm tự hào dân tộc, ủng hộ các cầu thủ của đội tuyển bóng đá Việt Nam dường như đã không còn. Lúc đó chỉ còn lại những cánh tay đặt lên trái tim mình để những lời ca, tiếng hát mang theo cả dân tộc bên mình, sẵn sàng chiến đấu vì màu cờ sắc áo.

Năm 2019, tôi có dịp tham gia chuyến hành trình lên thăm các chiến sĩ nơi biên giới tại Đồn biên phòng Quảng Đức nhân dịp Kỷ niệm 30 năm “Ngày Biên phòng toàn dân” (03/3/1989 – 03/3/2019) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 – 03/3/2019). Tại đây, tôi đã được cùng với các thầy cô và tập thể cán bộ chiến sĩ cử hành nghi lễ Chào cờ thật nghiêm trang.

Kỷ niệm đầy ý nghĩa tại Đồn Biên phòng Quảng Đức
Giáo viên và học sinh trường THPT Chuyên Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sỹ đồn Biên phòng Quảng Đức

Theo chia sẻ của các đồng chí chiến sĩ ở nơi đây, chính vì những tiếng hát của Quốc ca Việt Nam luôn rạo rực nơi trái tim nên các đồng chí đã luôn dặn lòng mình phải thực hiện tốt nghĩa vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, quyết tâm giữ vững từng tấc đất tấc vàng của Tổ quốc.

Quay trở lại sự cố tắt tiếng Quốc ca Việt Nam, do lo ngại về vấn đề bị “đánh gậy” bản quyền, chúng ta có thể thấy các quy định của Nhà nước về vấn đề bản quyền tác giả, nhất là với những tác phẩm mang tính tinh thần dân tộc như Tiến quân ca vẫn còn rất chung chung.

Theo nghị định Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ chỉ có những quy định ngắn gọn và tổng quát về sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước; không có bất kỳ quy định nào áp dụng riêng cho tác phẩm đặc biệt thuộc sở hữu nhà nước như Quốc ca.

Rất nhiều câu hỏi không có lời đáp: tư nhân có quyền tự mình tạo bản hòa âm phối khí thể hiện giai điệu Quốc ca, sử dụng trong những sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao chính thức? Tư nhân có quyền khai thác thương mại đối với bản hòa âm phối khí thể hiện giai điệu Quốc ca do mình tạo ra?...

Nếu vấn đề này không được giải quyết tận gốc bằng sự điều chỉnh các quy định của pháp luật trên cơ sở định nghĩa chính xác quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, có thể sẽ còn nhiều lần tắt tiếng như thế nữa xảy đến với bản Quốc ca thiêng liêng đã được cố nhạc sĩ Văn Cao tự nguyện hiến tặng cho Nhà nước.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN