Roger Federer: Số 2 ATP, số 1 mọi thời đại
(Sóng Trẻ) - Sau khi vô địch Wimbledon 2012, phá vỡ kỹ lục 286 tuần ở ngôi số 1 của huyền thoại Pete Samprass. Federer đã thực sự toả sáng trong giai đoạn cuối của sự nghiệp. Dù để mất ngôi số 1 vào cuối năm, nhưng có lẽ như thế đã là quá đủ để tạo nên chân dung của tay vợt số 1 mọi thời đại.
Phép nhiệm màu tuổi 30
Bước vào mùa giải 2012, Federer vẫn tiếp tục hành trình tìm kiếm thêm một danh hiệu Grand Slam để bổ sung vào sự nghiệp lẫy lừng của mình. Gánh nặng tuổi tác của anh đã khiến người hâm mộ nghi ngờ về khả năng anh có thể vô địch Grand Slam. Sau hai thất bại trước chung kết Úc mở rộng và Roland Garros, con đường của Fedex cứ như trôi đi trong tuyệt vọng, bởi những đối thủ của anh đã trưởng thành rất nhiều, trở thành những vật cản chặn đứng Federer trước ngưỡng cửa thiên đường.
Nhưng bước nặt đã đến tại giải Wimbledon, khi Nadal bất ngờ gục ngã tại vòng 2, Nole không duy trì được phong độ, cộng với việc được thi đấu trên mặt sân cỏ sở trường, “tàu tốc hành” đã làm nên lịch sử trên nước Anh khi bổ sung vào bộ sưu tập của mình chiếc cúp Grand Slam thứ 17, cũng như san bằng kỷ lục 7 lần vô địch Wimbledon của huyền thoại Pete Samprass. Cùng với đó, Fedex vượt qua Nole để một lần nữa leo lên ngôi số 1 bảng xếp hạng ATP, và kéo dài số tuần ngự trị lên con số 302, một kỷ lục mà khó ai có thể phá vỡ, thậm chí chỉ là tiếp cận được.
Mặc “tuổi cao sức yếu”, Federer vẫn vô địch Wimbledon 2012 (Nguồn: Internet)
Thất vọng duy nhất trong năm của Fedex có lẽ là để tuột mất chiếc huy chương Vàng Olympic vào tay Murray, thứ còn thiếu duy nhất trong bộ sưu tập của anh. Nhưng với những gì một tay vợt đã gần bước sang tuổi 31 làm được thì đó thực sự là một kỳ tích.
Đam mê làm nên huyền thoại
Tuổi tác có lẽ là kẻ thù lớn nhất đối với sự nghiệp của các tay vợt, bởi khi thể lực dần hao mòn, những dự định, mơ ước cũng trở nên khó thực hiện hơn bao giờ hết, và Fedex cũng không nại lệ, sau những năm đỉnh cao, giờ đây anh đang ở cái dốc bên kia của sự nghiệp. Fedex không còn đủ sức để kham nổi những trận đấu kéo dài 5 séc, thậm chí dường như bị gạt ra khỏi cuộc đua đến chức vô địch tại các giải lớn, khi Nadal, Nole thay nhau lên ngôi. Nài việc các đối thủ trưởng thành nhanh, hoàn thiện các kỹ năng còn một nguyên nhân nữa là Fedex đã bước sang ngưỡng cửa 30, ngay cả những tay vợt vô danh cũng có thể làm khó Federer, bằng chứng là ở vòng 3 Wimbledon 2012, Benneteau – tay vợt người Pháp chỉ chịu khuất phục Fedex với tỉ số 3 - 2.
Tuổi càng nhiều thêm, Federer càng khó giành chiến thắng trước những đối thủ đầy sức trẻ, điều đó cũng cho thấy, cơ hội vô địch càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Vào năm 2010, khi anh để mất ngôi số 1, người ta đã nghĩ đến hồi kết cho sự nghiệp của Federer, nhưng sau những gì đã làm được năm 2012, anh hoàn toàn chứng minh cho mọi người thấy bằng đam mê, sự kiên trì có thể đi ngược lại quy luật nghiệt ngã của thời gian. Và khi vừa bước sang tuổi 31, “tàu tốc hành” vẫn thể hiện tình yêu bỏng cháy với quần vợt, thậm chí anh vẫn dự định săn vàng tại Olympic 2016 tại Brazil.
Nếu ví hành trình đến ngôi số 1 thế giới năm 2013 là một cuộc đua thì có lẽ anh là một tay đua lạc lõng, bởi khác với những đối thủ, anh không chạy đua đến ngôi số 1, mà anh đua để tiếp tục thiết lập những kỷ lục mới, những thách thức mới cho hậu thế, và để làm đẹp hơn bảng thành tích lẫy lừng của mình. Người ta thường nói “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”, trong suốt sự nghiệp của mình, có lúc Federer toả sáng, có lúc anh khủng hoảng tuyệt vọng, nhưng ngay ở những thời điểm khó khăn nhất, niềm đam mê với quần vợt đã giúp anh vượt qua tất cả, và điều đó đã tạo nên một huyền thoại sống của làng banh nỉ. Giờ đây, việc Federer trở lại ngôi số 1 hay không có lẽ không còn quan trọng với nhiều người hâm mộ, bởi lẽ được nhìn thấy Federer trên sân đấu và xem anh thi đấu hết mình đã là một niềm hạnh phúc lớn lao.
Lan Anh
Lớp báo mạng điện tử K.30
Lớp báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận