Rượu cần - vẻ đẹp từ sự mê say
(Song Trẻ) - Rượu cần - đặc sản của người Mường Hòa Bình, là nét đẹp tinh hoa văn hóa của núi rừng Tây Bắc. Ở rượu cần có sự hòa quyện giữa hương vị gạo nếp nương, trấu và men lá được ủ từ các loại lá cây của núi rừng, tạo nên một loại rượu nổi tiếng, mang trong đó một nét đẹp độc đáo làm nên văn hóa của bà con dân tộc Mường.
Rượu Cần được làm từ gạo nếp, trấu và men lá theo công thức cổ truyền. Men lá là nguyên liệu quan trọng nhất quyết định chất lượng rượu có nn hay không, bởi men mà tốt thì rượu thơm nn đậm đà, không gây độc hại, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi say không tạo cảm giác đau đầu mà rất êm dịu. Bác Đinh Công Hùng là một người có kinh nghiệm làm rượu cần gia truyền tại Lũng Vân - Tân Lạc - Hòa Bình chia sẻ về kinh nghiệm làm men lá: “Men lá được coi là linh hồn của vò rượu, men lá phải được làm từ các loại lá rừng như lá lọt núi, thảo quả rừng, lá dứa rừng, ớt, gừng, riềng, lá mít, lá ổi, lá mâm xôi, vỏ cây long não, nước dễ cau và đặc biệt là vỏ cây gỗ mun. Các loại lá này được trộn lẫn vào nhau ủ thành một loại men rất đặc biệt để làm rượu cần”.
Làm rượu cần thì trải qua các công đoạn chính như sau: gạo nếp ngâm qua một đêm cho mềm, trấu rửa sạch phơi khô sau đó trộn gạo với trấu lẫn nhau cho lên chõ đồ. Sau khi đồ chín thành cơm thì để nguội rồi trộn men lá và ủ một đêm cho lên men sau đó cho vào vò ủ khoảng 20 ngày đến 1 tháng là có thể dùng được.
Phụ nữ cũng "say" men rượu cần.
Trong các dịp lễ trọng đại của bản làng cũng không thể thiếu loại rượu này, bởi nó như có một sức mạnh vô hình gắn kết mọi người lại với nhau. Những du khách miền xuôi mà có dịp lên Hòa Bình dự các lễ hội của đồng bào dân tộc nơi đây sẽ không thể nào quên được thứ “men say” này. Tiếng cồng tiếng chiêng cùng với những điệu múa sạp trong các lễ hội hòa với thứ “men say của núi rừng Tây Bắc” sẽ làm vương vấn, ngây ngất, để lại ấn tượng rất sâu đậm trong long mỗi du khách mỗi khi đặt chân đến mảnh đất Hòa Bình.
Nguyễn Thị Phương Lan
Lớp Phát thanh K31
Ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận