Sân bóng mini – sự lựa chọn thú vị
(Sóng Trẻ) - Khi không có điều kiện để vào đá ở những sân vận động hoành tráng, quy mô và đắt tiền thì sự xuất hiện của các sân bóng mini tự tạo trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ai thực sự đam mê túc cầu.
Sân bóng mini được chia làm hai loại là sân đất và sân cỏ nhân tạo. Trong đó, sân đất có giá thành phải chăng và phù hợp với túi tiền sinh viên hơn, vì thế đây luôn là địa điểm thích hợp cho những cuộc đọ sức giữa các FC bóng đá.
Sân đất - sân mini có giá thành phải chăng và phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên
(Ảnh minh họa - nguồn: internet)
Trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều sân bóng mini đã hoặc đang được xây dựng. Dạo quanh đường Phạm Hùng (Cầu Giấy – Hà Nội) không khó để bắt gặp các sân bóng tự tạo, lúc nào cũng sáng đèn và đầy ắp khách ra vào. Nổi bật là sân E9 với vị trí khá lý tưởng. Vì vậy, sân E9 luôn kín lịch, đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần. Đây là khu đất gồm 4 sân. Khách hàng thường xuyên đến sân chủ yếu là FC của các bạn sinh viên và nhân viên đi làm.
Mặc dù đang có nhiều sân mọc lên nhưng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, muốn có sân nhiều đội phải đặt trước mấy ngày thậm chí là cả tuần. Khách có thể lựa chọn đặt sân theo tháng hay đặt sân không cố định, khi nào có nhu cầu mới gọi để thuê sân.
Bên cạnh sân đất, các sân cỏ nhân tạo cũng được mở ra ngày càng nhiều. Những sân bóng này được đầu tư nhiều vốn, kĩ lưỡng và cũng đầy đủ hơn nên lẽ dĩ nhiên giá thành cũng cao hơn. Như các sân G Star trên đường Hoàng Giám giá thuê là 400.000 đồng/trận, sân Phòng không không quân (Lê Trọng Tấn) 230.000 đồng/trận, sân Viettel trên đường Trường Chinh với sân đất từ 180.000-200.000 đồng/trận, với sân cỏ nhân tạo là 230.000-250.000 đồng/trận…
Sân cỏ nhân tạo
(Ảnh minh họa - nguồn: internet)
Trong điều kiện chật hẹp và đông đúc của Hà Nội, việc xuất hiện những sân bóng mini tự tạo đã giúp cho những người yêu thích đá bóng đến gần hơn với đam mê của mình và mang lại cho họ những phút giây thoải mái sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng.
Sân bóng mini được chia làm hai loại là sân đất và sân cỏ nhân tạo. Trong đó, sân đất có giá thành phải chăng và phù hợp với túi tiền sinh viên hơn, vì thế đây luôn là địa điểm thích hợp cho những cuộc đọ sức giữa các FC bóng đá.
Sân đất - sân mini có giá thành phải chăng và phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên
(Ảnh minh họa - nguồn: internet)
Trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều sân bóng mini đã hoặc đang được xây dựng. Dạo quanh đường Phạm Hùng (Cầu Giấy – Hà Nội) không khó để bắt gặp các sân bóng tự tạo, lúc nào cũng sáng đèn và đầy ắp khách ra vào. Nổi bật là sân E9 với vị trí khá lý tưởng. Vì vậy, sân E9 luôn kín lịch, đặc biệt là những ngày nghỉ cuối tuần. Đây là khu đất gồm 4 sân. Khách hàng thường xuyên đến sân chủ yếu là FC của các bạn sinh viên và nhân viên đi làm.
Mặc dù đang có nhiều sân mọc lên nhưng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, muốn có sân nhiều đội phải đặt trước mấy ngày thậm chí là cả tuần. Khách có thể lựa chọn đặt sân theo tháng hay đặt sân không cố định, khi nào có nhu cầu mới gọi để thuê sân.
Bên cạnh sân đất, các sân cỏ nhân tạo cũng được mở ra ngày càng nhiều. Những sân bóng này được đầu tư nhiều vốn, kĩ lưỡng và cũng đầy đủ hơn nên lẽ dĩ nhiên giá thành cũng cao hơn. Như các sân G Star trên đường Hoàng Giám giá thuê là 400.000 đồng/trận, sân Phòng không không quân (Lê Trọng Tấn) 230.000 đồng/trận, sân Viettel trên đường Trường Chinh với sân đất từ 180.000-200.000 đồng/trận, với sân cỏ nhân tạo là 230.000-250.000 đồng/trận…
Sân cỏ nhân tạo
(Ảnh minh họa - nguồn: internet)
Trong điều kiện chật hẹp và đông đúc của Hà Nội, việc xuất hiện những sân bóng mini tự tạo đã giúp cho những người yêu thích đá bóng đến gần hơn với đam mê của mình và mang lại cho họ những phút giây thoải mái sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng.
Mây Trinh
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình K.29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận