Sinh viên lớp học e - School lần đầu gặp trực tiếp giáo sư giảng dạy

(Sóng Trẻ) - Trong hai ngày 26, 27/10 vừa qua, những sinh viên được tuyển chọn cho lớp học về “Truyền thông đại chúng và Xã hội Hàn Quốc” đã có dịp được gặp gỡ và trao đổi kiến thức với giáo sư Mina Lee - vị giáo sư đứng sau mỗi bài giảng trực tuyến từ Hàn Quốc.

c1158c71b_1_2.jpg

Giáo sư Mina Lee chụp ảnh kỉ niệm cùng các học trò Việt Nam của mình.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HV BC&TT) là một cơ sở đào tạo sinh viên báo chí và truyền thông uy tín của cả nước. Vì thế, việc mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi với các trường đại học quốc tế luôn được nhà trường chú trọng. Đây là cơ hội để sinh viên trường Báo được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến khác của nước nài, mở mang tri thức và bồi đắp thêm động lực theo đuổi lĩnh vực báo chí, truyền thông trong tương lai. 

Trong học kỳ I, năm học 2018-2019 này, trường Đại học Nữ sinh Sookmyung (Hàn Quốc) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phối hợp tổ chức lớp học trực tuyến "Korean Society and Media" cho sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình. Đây là lớp học 2 tín chỉ về truyền thông đại chúng và xã hội, nằm trong chương trình đào tạo sinh viên quốc tế KF Global - eSchool của trường Đại học Sookmyung. Thời gian học kéo dài trong 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12/2018), và sau nửa khoá học, sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình đã có dịp được gặp mặt trực tiếp giảng viên đứng lớp của mình, giáo sư Mina Lee vào ngày 26/10 vừa qua, tại phòng Bảo vệ Luận văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Ngày 1 - Gặp gỡ và giảng dạy trực tiếp

Trong tối đầu tiên đến Việt Nam, cô Mina đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ cán bộ giáo viên và học viên khoa Phát thanh - Truyền hình ngay tại sân bay. Cuộc gặp mặt giữa cô và sinh viên Việt Nam của HV BC&TT đã diễn ra vào sáng ngày kế tiếp. Với phong cách thân thiện, tác phong giảng dạy chuyên nghiệp, giáo sư đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của những sinh viên có mặt tại buổi học.

1fed7abd5_2_2.jpg

Giáo sư Mina Lee say sưa giảng bài cho sinh viên Việt Nam.

Buổi giảng bài trực tiếp trong ngày đầu tiên được chia thành 2 ca (sáng và chiều), sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, với sự tham gia điều phối của giáo viên HV BC&TT - cô Trần Minh Hoa, cô Nguyễn Thu Trà. Tại đây, những nội dung về truyền thông đại chúng được giáo sư truyền đạt là những kiến thức liên quan đến ngành giải trí và ngành quảng cáo. Đây cũng chính là hai chủ đề vô cùng gần gũi và thiết thực đối với sinh viên trường Báo. Vì vậy, không khí lớp học nhìn chung rất nghiêm túc nhưng không hề mất đi sự hào hứng khi giáo sư Mina Lee và sinh viên cùng trao đổi với nhau một cách thoải mái, cởi mở về những kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong xã hội có liên quan.

1e9a3c78c_3_1.jpg

Sinh viên trong lớp vừa tập trung lắng nghe, vừa ghi chép những kiến thức quan trọng bằng tiếng Anh.

412a189cf_4_3.jpg

Kết thúc buổi học đầu tiên, vị giáo sư gửi tới mỗi sinh viên trong lớp một món quà nhỏ, mang đậm dấu ấn trường Đại học Nữ sinh Sookmyung từ Hàn Quốc

Ngày 2 - Tư vấn sinh viên

Bước vào ngày làm việc thứ hai, các nhóm sinh viên được yêu cầu thuyết trình về những nội dung đã được thống nhất từ trước, qua những buổi học online với giáo sư Mina Lee. Những chủ đề được giáo sư và sinh viên đưa ra đều có liên quan mật thiết đến văn hoá và xã hội Hàn Quốc như: K-Food (ẩm thực Hàn Quốc), K-Drama (phim truyền hình Hàn Quốc), K-Habit (thói quen của người Hàn Quốc), K-Movie (điện ảnh Hàn Quốc), K-Fashion (thời trang Hàn Quốc), K-Pop (nhạc pop Hàn Quốc),... Đây cũng chính là một phần quan trọng trong nội dung môn học “Truyền thông đại chúng và Xã hội”. 

91d3663f9_6_2.jpg

Các nhóm sinh viên trình bày chủ đề của mình với giáo sư Mina, bằng ngôn ngữ thuyết trình là tiếng Anh

“Việc quan sát bài thuyết trình của các bạn sinh viên nước nài qua lớp học trực tuyến và việc thực hành thuyết trình đã giúp em hình thành được phương pháp học tập khoa học, bắt đầu từ những bước làm việc cá nhân như đọc giáo trình, tìm tài liệu trên mạng, lên khung các nội dung chính, chọn lọc kiến thức để thuyết trình đến việc tập hợp và làm việc theo nhóm, phân chia công việc.” - sinh viên năm nhất lớp Truyền hình Chất lượng cao K38, Nguyễn Đình Lan Hương chia sẻ sau phần trình bày của mình. 

cb842f293_8_1.jpg

Sau mỗi bài thuyết trình, vị giáo sư đều bình luận góp ý và trao đổi thêm nhiều hơn với sinh viên về những chủ để văn hoá, xã hội trong thực tế đời sống ở Hàn Quốc.

Kết thúc buổi học, cô Mina chia sẻ với sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình về những dự định trong tương lai, hướng đi nghề nghiệp và một số kinh nghiệm khi hoạt động truyền thông. 

Cô nhận xét: “Sinh viên Việt Nam, các em đều rất thông minh. Và theo cô, nếu các em dự định hoặc có ý muốn tiếp tục học tập ở nước nài thì sẽ là một điều rất tốt cho sự nghiệp của các em sau này nếu các em theo đuổi đến cùng. Học tập ở nước nài là cơ hội tốt để các em trải nghiệm một nền văn hoá mới, tích luỹ thêm những kiến thức cần thiết và tự mình trưởng thành. Cô nghĩ Hàn Quốc cũng chính là một điểm đến rất thú vị.”

074e48fdf_10.jpg

Giáo sư Mina Lee quàng chiếc khăn lụa - món quà kỷ niệm từ các bạn sinh viên Việt Nam trước khi lên đường về nước.



Phụng Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN