Giao lưu trực tuyến cùng diễn giả Tạ Duy Anh về chủ đề “Người trẻ và cảm hứng sống”

(Sóng trẻ) - 8h00 ngày 25/11/2015, tại Hội trường B11 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban biên tập Trang tin điện tử Sóng trẻ (Songtre.tv) tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến cùng diễn giả Tạ Duy Anh với chủ đề: "Người trẻ và cảm hứng sống".

Chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Người trẻ và cảm hứng sống" có sự tham dự của Thạc sĩ Trần Phương Lan - Trưởng BBT Trang tin điện tử Sóng trẻ, cùng đông đảo sinh viên, độc giả của Sóng trẻ.  Chàng diễn giả giàu nghị lực Tạ Duy Anh vẫn được mọi người trìu mến là Nick Vujicic của Việt Nam đã chia sẻ một cách cởi mở chân thành với độc giả Sóng trẻ xung quanh câu chuyện về giảng dạy kỹ năng mềm và truyền động lực sống cho hàng trăm bạn trẻ.


cf3b79b81_12295730_736471896486517_579602629_o.jpg


Rất nhiều sinh viên trên ghế nhà trường ngày nay có các ước mơ đẹp. Ví dụ như mơ ước trở thành một biên tập viên truyền hình chẳng hạn. Em là người sống rất thực tế nên thật lòng mà nói, em không có ước mơ hay kỳ vọng đáng kể nào – dù là trong hiện tại hay tương lai. Bởi vậy đôi khi em cũng ghen tị với bạn bè xung quanh vì ít ra họ còn có điều gì đó để phấn đấu, mặc dù ước mơ của họ có thể khá viển vông hay họ chưa nhận thức được đầy đủ các trở ngại. Em muốn hỏi anh là một người không có ước mơ như em thì có thể sống tốt hay không? ([email protected])


Tạ Duy Anh: Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn, đó là nếu mà không có ước mơ thì vẫn sống tốt nhưng sẽ rất khó để thành công trong cuộc sống hoặc hạnh phúc. Ước mơ thì tôi thường định nghĩa là hoài bão, bạn cần có mục tiêu, nếu không chúng ta sẽ rơi vào mục tiêu hoài bão của người khác. Vì vậy, cần phải có ước mơ của cá nhân chúng ta.

Chúng ta phải tìm cho cá nhân chúng ta 1 tài năng bẩm sinh, bởi trong chúng ta có một tài năng cốt lõi để có thể thành công, chúng ta nên tìm một người thầy để giúp mình tìm được tài năng cốt lõi và luyện tài.


Người ta vẫn hay nói phải dũng cảm rời khỏi ‘vùng an toàn’ của mình (comfort zone) thì mới có thể trưởng thành và đạt được những bước tiến ý nghĩa. Nhưng cá nhân tôi lại là người rất e ngại thay đổi. Mong diễn giả Tạ Duy Anh cho tôi lời khuyên về vấn đề này. (Thùy Chi, 21 tuổi, du học sinh)

Tạ Duy Anh: Mỗi bạn ở đây đều có một vành tai an toàn. Bạn không thể nhìn thấy được vì tượng trưng cho tâm lý của chúng ta. Đôi khi chúng ta muốn như thế này nhưng từ lý tưởng đến ý tưởng, cần phải bước qua một bước là hành động. Đôi khi chúng ta muốn nhưng chúng ta lại sợ hãi, không dám vượt qua thử thách. Bởi vậy, chúng ta cần trau dồi một kỹ năng trình bày, thuyết trình trước đám đông. Thứ 2 là kỹ năng giao tiếp ứng xử, tiếp theo là học tập hiệu quả.


ee52e037e_i_8411.jpg
Tạ Duy Anh: "Chúng ta nên tìm một người thầy, để tìm được tài năng cốt lõi và luyện tài"


Sự gắn kết giữa con người trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, dường như càng ngày càng trở nên nhạt nhòa. Ví dụ như ngay trong một cuộc đi chơi, các bạn vẫn chìm vào thế giới riêng trong điện thoại di động. Người trẻ đang quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Anh nghĩ thế nào về hiện tượng này? ([email protected]

Tạ Duy Anh: Hiện tượng này xuất phát từ 2 yếu tố: 

1. Chúng ta thích thể hiện. Học sinh cá biệt bản chất gốc cũng là sự thể hiện, chúng ta thể hiện đúng đắn không được mọi người công nhận nên một số người thể hiện theo hướng tiêu cực. 

2. Đôi khi chúng ta sống thiên lệch: quá thực tế, quá mơ mộng, quá nhiều tình cảm. Chúng ta quá thiên lệch về 1 chiều, đặc biệt là mạng xã hội. Chúng ta hiện nay sống ảo nhiều quá. Nguyên tắc 80/20, chúng ta đang thiên lệch quá. Câu trả lời ở đây là chúng ta cần cân bằng, Chúng ta đoàn kết rất chặt chẽ. Hàng ngày, chúng ta cứ bình bình vậy thôi. Như sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa, khi có sự kiện xảy ra, chúng ta mới đổ xô lên tiếng. Do đó, chúng ta cần có những hoạt động xã hội. 


Giới trẻ hiện giờ rất dễ bị kích động. Ví dụ như chỉ vì những bất đồng nhỏ cũng có thể dẫn đến xô xát nặng nề, thậm chí có thể gây chết người. Theo anh nguyên nhân của sự kích động này là do đâu? ([email protected]

Tạ Duy Anh: Nguyên nhân đầu tiên là nó bắt đầu từ quá khứ. Có thể là gia đình bạn có vấn đề. Ngày xưa tôi cũng vậy, 8 năm về trước tôi chỉ là một thằng ất ơ, 8 năm về sau tôi lại trở thành con người có ích cho xã hội. Yếu tố số hai vẫn là thể hiện nhu cầu con người cao nhất. Lý do gốc có thể là trong quá khứ của bạn, khiến bạn thay đổi nhu cầu, bạn thay đổi theo xu hướng tích cực.




4e95b65e8_i_8380.jpg
Diễn giả Tạ Duy Anh tại buổi giao lưu về "Người trẻ và cảm hứng sống"



Em rất yêu đời, và cùng với nó là tin tưởng vào những con người xung quanh em. Nhưng đôi khi có những chuyện xảy ra khiến em tự hỏi liệu có phải mình quá ngây thơ không? Em luôn muốn giữ thái độ sống tích cực và lạc quan. Nhưng có vẻ như càng ngày việc này càng trở nên khó khăn. Em không biết mình nên làm gì nữa. (Quỳnh Hoa, 20 tuổi, TP. Thanh Hóa)

Tạ Duy Anh: Yếu tố đầu tiên là bạn phải xác định cho mình một con đường và đi đến cùng con đường ấy. Đôi khi bạn không biết bắt đầu từ đâu, trau dồi những gì cho bản thân. Bạn hãy tìm cho mình một người thầy. 4 câu hỏi lớn cho cuộc đời:

1: Tôi là ai? 
2. Tôi đang ở đâu? 
3. Tôi muốn đi về đâu? 
4. Tôi đi đến đó bằng cách nào? 

Đôi khi chúng ta bỏ quên không trả lời. Trả lời được 4 câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình bắt đầu từ đâu và nên làm gì. 



Em hiện tại đang học cấp hai tại một trường công lập ở thành phố. Ở trong lớp em có một nhóm các bạn nữ nổi bật hơn cả vì các bạn nhà giàu, dùng điện thoại xịn, hay trang điểm khi đi học. Nhưng các bạn rất hay bắt nạt những bạn học nhút nhát. Em biết một bạn trong lớp dù không làm gì đụng tới nhóm các bạn kia nhưng vẫn là đối tượng bị công kích. Họ thường xuyên dùng các tài khoản Facebook ảo để gửi những lời xúc phạm, nhục mạ tới bạn. Tuy biết điều này nhưng em không dám làm gì để bênh vực bạn vì sợ rằng mình sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo. Em biết vấn đề của em không liên quan tới chủ đề nhưng em thật sự không biết nên tìm lời khuyên ở đâu. (Độc giả giấu tên)

Tạ Duy Anh: Vấn đề này ngày xưa tôi cũng gặp phải. Ngày xưa, các bạn tôi đã nghiền nát phấn màu ra, trộn với nước, bắt tôi uống; thổi bong đập vào tai tôi… sau đó các bạn cười một cách rất sung sướng và hả hê. Thâm chí các bạn đánh đập tôi rất nhiều. Nhưng những điều đó đã qua rồi. 

Giải pháp tôi đưa ra: tốt nhất nên tâm sự với bố mẹ, bạn đừng giống tôi ngày xưa không dám nói với ai, chỉ vì tôi sợ bị đuổi học bởi ngày xưa tôi nghĩ sự học là điều quan trọng nhất. Bạn cần chia sẻ chân thực với bố mẹ mình nhờ bố mẹ can thiệp để giải quyết vấn đề triệt để.

Với góc nhìn bạn bè, ngày xưa tôi có 1 người bạn, bạn ấy ra chợ nói với bố mẹ tôi và chế giễu tôi. Bây giờ có giải pháp: bạn có máy chụp hình, gửi lên ban giám hiệu nhà trường và nhờ thầy cô giúp đỡ.  Hãy truyền tải thông điệp bạn muốn giúp đỡ bạn bè đến với thầy cô.


8e926b65d_i_8414.jpg

Buổi giao lưu trực tuyến thu hút sự quan tâm của rất đông các bạn trẻ


Hiện tại vẫn rất nhiều người tin vào yếu tố tâm linh để tìm cho mình một điểm tựa tinh thần, đặc biệt là trong những lúc họ mất phương hướng trong cuộc sống. Duy Anh nghĩ sao về điều này? (Hồng Nhung, 27 tuổi, Hà Nội)

Tạ Duy Anh: Yếu tố tâm linh là yếu tố thứ 9 trong 9 loại hình thông minh. logic, âm nhạc,ngôn ngữ, trung gian, tâm linh, giao tiếp, vận động, năng lực cảm xúc cá nhân. Đa số chúng ta nghĩ tâm linh là cái gì huyền bí. Đôi khi chính con người bên nài lợi dụng yếu tố tâm linh để che mắt chúng ta. Tâm linh là năng lượng đỉnh cao nhất trong các loại năng lượng.


Dạo này có vẻ nhiều người bàn về “động lực sống”, “cảm hứng sống”… Tôi thật sự không hiểu vì sao các bạn lại coi trọng yếu tố tinh thần đến vậy? Theo ý kiến cá nhân của tôi, hoàn cảnh vật chất, vị thế xã hội mới là thứ quyết định sự thành công của một người (dù người ta có vẻ không thích đề cao vấn đề này vì nó không được “đẹp” như các yếu tố thuộc về tinh thần). ([email protected])

Tạ Duy Anh: Với tôi thì yếu tố thái độ quyết định đến 85% sự nghiệp và thành công của con người. tôi không có bằng cấp như các bạn ở đây, tôi chỉ học hết lớp 9 và yếu tố giúp tôi 8 năm từ trước chỉ là một người bình thường chính là thái độ và sự lựa chọn của tôi. Các yếu tố về giá trị đồng tiền, bằng cấp, địa vị xã hội đối với tôi khi chúng ta có một thái độ và sự lựa chọn tốt thì sẽ mang lại những điều đó. Theo ý kiến cá nhân thì là như vậy.


Bạn em mới chia tay người yêu nên nó rất buồn, có lần chán sống nó còn uống thuốc ngủ để tự tử nhưng may em và mấy đứa bạn phát hiện ra và đưa đi cấp cứu. Em nên khuyên nó như thế nào hả anh? Anh cho em lời khuyên với, em cảm ơn anh rất nhiều! (Hoài Nam - trực tiếp từ hội trường giao Lưu)

Tạ Duy Anh: Có một sự thật là tình yêu bắt nguồn từ cảm xúc và đôi khi tình yêu bị từ chối thì chúng ta thường đau buồn. Trong những lúc đau buồn đấy thì bạn hãy tìm một công việc mà bạn cảm thấy hứng thú, say mê nhất, tìm cho mình 3 người bạn thân, có thể đi một chuyến đi phượt 1 tuần, 1 tháng để cân bằng cảm xúc của bản thân. Khi tôi buồn nhất, tôi đứng trên sân khấu tôi chia sẻ.

Các bạn nên dẫn bạn ấy như tham gia những buổi hội thảo, quản trị cảm xúc cá nhân,… các chuyên gia sẽ đưa ra những yếu tố tích cực và có môi trường khác để bạn trải nghiệm. Chúng ta bắt buộc phải có một môi trường tốt để có thể đè bẹp những thói quen cũ.



Em có quen một bạn là một người chuyển giới nữ. Bạn đang muốn sang Thái phẫu thuật để sống thật với giới tính của mình. Nhưng xã hội còn quá nhiều định kiến về vấn đề này. Bạn ấy luôn sợ hãi những ánh nhìn dè bỉu của người đời. Em nên giúp đỡ bạn như thế nào? (Thanh Giang- trực tiếp từ hội trường giao lưu)

Tạ Duy Anh: Lời khuyên chân thành của tôi: trong cuộc sống chúng ta mong muốn điều gì, hãy bất chấp thực hiện nó. Tôi không bao giờ miệt thị những người chuyển giới. Tôi có một người bạn tên Hải, anh ấy cũng là đồng tính. Bản chất của anh rất tốt, anh sống không thể hiện ra bên nài. Trong giới showbiz, nhiều người công khai giới tính thật của mình. Chính bản thân tôi ngày xưa cũng đã bị mọi người kì thị rất nhiều.

63ee09693_i_8423.jpg
Các bạn trẻ quan tâm đặt câu hỏi trực tiếp cho diễn giả Tạ Duy Anh


Bắt đầu từ đâu mà anh quyết định trở thành một diễn giả chuyên nghiệp? Nếu như lựa chọn một ngành nghề khác thì anh nghĩ mình sẽ hợp với công việc gì? (Lan Anh, 20 tuổi, HV Ngân hàng)

Tạ Duy Anh: Đầu tiên tôi làm ở Bát Tràng, tôi nung đất rồi nặn thành những hình, vòng tay, phụ kiện thời trang cho các bạn sinh viên, đem lên hội chợ bán những sản phẩm đó. Ban ngày tôi làm ở Bát Tràng, xâu chuỗi đồ lưu niệm, tối tôi đẩy xe gỗ để làm tẩm quất. tẩm quất thì phải làm bằng 2 tay nhưng tôi chỉ có thể tẩm quất bằng tay trái. Công việc thứ 3 của tôi là làm DJ. Ngày ấy tôi đọc một bài viết trên tạp chí thì tôi biết được phần mềm DJ Virtual, sau đó mấy anh đặt hàng ở quán cà phê. Mãi về sau thì làm đủ các ngành nghề như vậy.

Đầu năm 2007, tôi kinh doanh bán hàng. Mãi về sau tôi mới gặp người thầy vĩ đại nhất trong cuộc đời của tôi là thầy Phan Quốc Việt. - Lập trình, công nghệ thông tin, bởi vì tôi rất thích những điều gì liên quan tới đồ họa. tôi hiện đang làm nghề tay trái, tạo ra các clip và tung lên youtube và mang lại cho tôi một nguồn thu nhập.



Khi biết bạn dự định diễn thuyết, bố mẹ bạn có ủng hộ không? (Trần Vương, 32 tuổi, Hà Nội)

Tạ Duy Anh: 50 - 50. Bố thì ủng hộ nhiệt tình nhưng mẹ thì không ủng hộ. Mẹ tôi đôi khi không hiểu cho công việc của tôi. Còn bố tôi thì ông là một nguồn động lực quan trọng trong, chia sẻ với tôi nhiều điều trong cuộc sống và công việc.



Điều khó khăn nhất anh gặp phải trong quá trình diễn giảng của mình là gì? (Nhiều độc giả)

Tạ Duy Anh: Đó là làm sao cho học viên nhận ra yếu tố bên trong của mình. Đôi khi phải đối diện với ánh mắt nghi ngờ của mọi người. Việc khó khăn nhất là phải chứng minh cho người khác là những gì mình đã làm là thật.
Bạn biết đó, trong nghề diễn giả, giọng nói là quan trọng nhất, không được nói ngọng, thậm chí là chữ”n”,”l”. Khi tôi bước chân vào nghề, họ soi mói giọng nói của tôi. Tôi dừng lại 3 tháng không diễn thuyết nữa để tập đi, tập gym… Tôi nhờ đồng nghiệp của tôi quay clip, post lên mạng, Từ đó mọi người lắng nghe tôi, thôi không soi mói tôi nữa.

efd7ead56_untitled1.jpg

Tạ Duy Anh tâm niệm: "Đừng dựa dẫm vào bất cứ ai, bởi cái bóng của chính bạn còn bỏ bạn đi"


Mọi người gọi anh là Nick Vujicic của Việt Nam. Anh có cảm thấy thích thú với biệt danh đó không? ([email protected])

Tạ Duy Anh: Tôi không thích thú một chút nào. Vì tôi thích là chính mình chứ không phải là bóng của người khác, mặc dù Nick Vujicic là một người nổi tiếng và tôi cũng có cơ hội diễn thuyết cùng anh ấy ở sân vận động Quần Ngựa. Tuy nhiên là tôi chỉ muốn tôi là tôi. Tôi rất thích câu nói: “Đừng dựa dẫm vào bất cứ ai vì ngay cả cái bóng của bạn còn bỏ bạn đi”.


Anh từng nói rằng “Khuyết tật lớn nhất không phải trên cơ thể mà là trong tâm hồn”. Vậy đâu là cách anh chữa lành những khuyết tật trong tâm hồn cho những người cần giúp đỡ? (Phạm Nguyên, 25 tuổi, Nam Định)

Tạ Duy Anh: Tôi chỉ chia sẻ những yếu tố bên trong câu chuyện, cuộc đời của mình. Câu chuyện sốc, lặp đi lặp lại, tôi chỉ sử dụng một chút để thay đổi một thành viên hoặc đám đông đó.


Điều gì là kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với anh kể từ khi thực hiện công việc truyền cảm hứng sống cho người khác? (Nhiều độc giả)

Tạ Duy Anh: Tôi đi làm chương trình cho 3500 sinh viên, có 1 bạn. Sau chương trình bạn ấy chạy ra khóc, nhét vào túi áo tôi 1 tờ giấy. Tôi đọc lá thư ấy, bạn ấy chia sẻ. Hoàn cảnh của bạn ấy giống tôi, bạn ấy mập nên đi học bị bạn bè bắt nạt. Sau chương trình, cuộc đời bạn ấy đã thay đổi.



Người mà anh Tạ Duy Anh khâm phục nhất, người đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của anh là ai? (Nguyễn Dũng, 19 tuổi, Hà Nam)

Tạ Duy Anh: Đó là ông nội tôi, người mà tôi chưa gặp bao giờ nhưng đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều. Nhà tôi thuộc nhà võ. Tôi rất tiếc vì không có khả năng để kế thừa truyền thống đó của gia đình. Tôi chỉ nghe câu chuyện về ông nội qua bố tôi kể lại. Ông dạy võ cho bố tôi. Ông không nói trước là hôm nay ông dạy bơi, ông quẳng cây chuối xuống ao và nói bố tôi bơi đi. Từ đó, bố tôi biết bơi. Ông nội tôi với những câu chuyện mang tính trải nghiệm mang lại cảm hứng cho tôi rất nhiều.


Nếu anh được quyền thay đổi một điều bất kỳ ở bản thân mình thì anh sẽ thay đổi điều gì? Hy vọng anh thẳng thắn trả lời câu hỏi và đừng nói rằng ‘không, tôi không cần thay đổi điều gì cả’. (Trần Quang Long, 30 tuổi, Hải Phòng)

Tạ Duy Anh: Có chứ, có 2 yếu tố mà trong cuộc đời này, mà có 2 yếu tố tôi hối hận tôi không làm được điều đó. Bác sỹ chữa chân ở Mỹ cho tôi đã không thể tiến hành phẫu thuật và mất trong sự kiện khủng bố ở Mỹ và tôi không thể lắp chip vào chân để đi được như người bình thường.

Thứ hai là: Tôi có một người bạn thân, đến khi bạn ấy quyết định vào người Nam của mình thì lại bị người yêu lừa, và bạn ấy tự tử bằng thuốc ngủ. Đó là điều tôi rất hối hận khi không giữ bạn ấy ở lại miền Bắc


Anh có thể chia sẻ về một trường hợp đặc biệt mà cuộc sống của họ đã thay đổi qua những bài giảng của anh hay không? (Nga Trần, 38 tuổi, Hà Nội)

Tạ Duy Anh: Bạn Trần Thị Nam (1991) học ở đại học nại thương sau khi học xong khóa học của tôi bạn đã trở thành một nhân vật khác biệt hoàn toàn. Hiện nay bạn ấy đang làm trong tổ chức BMI kết nối thương mại kinh doanh toàn cầu.




Tôi đọc những bài giới thiệu về Tạ Duy Anh và được biết rằng khi còn đi học anh thường xuyên bị bạn bè xa lánh và kỳ thị. Tôi rất tò mò muốn biết vào thời điểm hiện tại, khi nghĩ về những người bạn học cũ, anh có cảm xúc như thế nào? ([email protected])

Tạ Duy Anh: Một người bạn của tôi tên Đức, bạn ấy hát hay, vẽ đẹp, học giỏi, bạn ấy đã từng nói với tôi: Tao học giỏi, tao hát hay thì tao làm gì cũng được, còn mày chân tay thế này thì chả làm được gì cho đời. Và trong một khóa học tự đổi mới bản thân và thành công vượt trội, tôi thấy bạn ấy ở dưới. Tôi nghĩ về gốc của mình, nhớ về chữ hiếu, tình yêu thương của cha mẹ, đôi khi các bạn trẻ quên đi mình sinh ra như thế nào. Mẹ bạn đấy đã phải xin lỗi tôi vì ngày xưa đi học bạn lại hái lá cây xong bạn bắt tôi ăn. Tôi đã biết kiếm tiền nuôi sống bản thân trong khi bạn đấy vẫn phải xin tiền bố mẹ để sống.



Đọc nhiều bài viết về anh, em được biết anh đã từng có ý định tự tử trong quá khứ vì nhiều lý do. Điều gì đã khiến anh vượt qua được suy nghĩ tiêu cực ấy? (Độc giả giấu tên)

Tạ Duy Anh: Bố mẹ của tôi. Bởi vì khi tôi sinh ra thì bác sĩ đã nói với bố mẹ tôi là tôi không thể sống quá 3 ngày, nên hãy chuẩn bị hậu sự cho tôi. Bố mẹ tôi đã bán hết mảnh đất ở quận Đống Đa, để mua củ nhân sâm chúa của Triều Tiên và cặp nhung hươu. Bố mẹ đã nghiền nát và cho vào bình để hấp cách thủy, cho vào sữa mẹ lắc lên cho tôi ăn xông, chứ tôi không có sức đề kháng để bú được. Bố mẹ tôi đã hy sinh tất cả để cứu mạng đứa con trai của mình khiến tôi phải sống tiếp để hoàn thành tâm nguyện của bố mẹ để hoàn thành lý do của mình.


Nhiều lúc gia đình kỳ vọng thi đỗ đại học, điều đó rất nặng nề cho các bạn.Chúng ta đừng coi thường học vấn vì giáo dục là sự cao quý, nên chúng ta cố gắng hết sức mà không tìm được thành tựu nào trong học tập thì không nên tìm đến cái chết như vậy. Hãy tìm cho mình một con đường sống.



Em đã mất một chân trong tai nạn giao thông từ nhỏ, bởi vậy em khá tự ti và không muốn gặp mọi người nên đã đã nghỉ học rồi. Mọi việc thật sự quá khó khăn anh ạ. Anh có khi nào tự ti về bản thân như vậy không? (Độc giả giấu tên, Bắc Giang)

Tạ Duy Anh: Mình rất tâm đắc với câu hỏi này. Có khoảng thời gian thực sự khủng hoảng với mình, nhưng mình vẫn cắn răng chịu đựng thôi. Bạn mất đi 1 chân mà đánh mất chính mình mới là điều đáng ngại nhất. Tôi tin bạn chắc chắn sẽ làm được. Tôi mong 1 ngày nào đó sẽ được gặp bạn để chia sẻ với bạn những điều về cuộc sống.



Việc đi diễn thuyết có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của anh không? Anh có chế độ luyện tập nào đặc biệt để cải thiện sức khỏe của mình không? (Hải Long, 23 tuổi, TP. Hưng Yên)

Tạ Duy Anh: Đôi khi tôi cũng bị ốm nên tôi cũng phải có chế độ tập luyện thường xuyên, phải tập gym cho sức khỏe cân bằng với công việc của mình. Trước khi lên sân khấu thì bị ốm, cảm rất nặng nhưng cứ lên sân khấu thì tôi dường như quên hết. Tôi không thể thẳng lưng như người bình thường, nên những khóa học full 2-3 ngày thì sau những khóa đấy tôi thường đau lưng, tôi có một chế độ tập luyện riêng cho bản thân mình.

9c3fa9781_untitled2.jpg

Các khán giả trong hội trường chơi trò chơi trải nghiệm


Các khóa học của anh có thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia không? Qua tiếp xúc với các học viên của mình, anh thấy vấn đề nào các bạn trẻ hay gặp phải nhất? ([email protected])

Bây giờ tôi không làm các khóa học ở Hà Nội. Trong suốt 8 năm vừa rồi trải nghiệm, tôi thấy các bạn mắc 1 căn bệnh là bệnh trì hoãn. Suốt 8 năm đó, tôi đã  nghiên cứu làm sao để xóa bỏ tính trì hoãn của các bạn.



Trong quá trình diễn giảng, tôi nghĩ rằng Tạ Duy Anh đã gặp phải rất nhiều tình huống dở khóc dở cười. Tôi xin được phép hỏi một câu tế nhị: Đã bao giờ có người nào nói thẳng với bạn rằng mọi điều bạn nói chỉ là lý thuyết và không thể áp dụng vào thực tiễn hay chưa? (Quốc Khánh, 43 tuổi, TP. Hồ Chí Minh)

Tạ Duy Anh: Có chứ. Ngay ở chính người sinh ra tôi đã từng nói với tôi như vậy. Tôi không mơ chứng minh với mẹ tôi là con đúng, mẹ sai cả. Mẹ trước mặt trách con, nhưng khi tôi lên truyền hình, mẹ rất vui. Trong cuộc sống, có những học viên nghi ngờ kiến thức, trải nghiệm của mình. Tôi có những bài test: Bạn để máy ghi âm vào túi, xem trong một ngày bạn nói những điều tích cực nhiều hơn hay tiêu cực hơn. Đúng một ngày sau, các bạn quay lại và áp dụng bài học của tôi. Kết quả thực sự tạo ra khi mà bạn áp dụng, tất cả chỉ là vô dụng nếu bạn không áp dụng.



Có khi nào anh thấy mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống không anh? Động lực nào đã giúp anh duy trì công việc diễn giảng trong suốt thời gian qua? ([email protected])

Tạ Duy Anh: Có một khoảng thời gian tôi thấy rất chán công việc này. Thời gian đó, mẹ tôi lo lắng cho tôi, ghét người thầy của tôi, bắt tôi ở nhà, không cho tôi làm. Về sau, một người anh cùng làm với tôi đã chia sẻ để tôi tiếp tục con đường, sự nghiệp của mình.


Khi công việc ở trung tâm Bồ Công Anh đã ổn định, Tạ Duy Anh có muốn phát triển thêm một lĩnh vực nào khác hay không? (email: [email protected])

Tạ Duy Anh: Có chứ. Tôi dự định 3 đến 6 tháng tới sẽ mở quán cà phê. Tôi đang hoàn thiện 70% cuốn sách, cho ra bản audio book, cho phát hành cuốn sách ấp ủ 8 tháng qua.



Từ khi lập ra trung tâm riêng của mình – Bồ Công Anh group, anh nghĩ trở ngại lớn nhất mình phải đối mặt là gì? (Kim Oanh, 24 tuổi, Hà Nội)

Tạ Duy Anh: Trở ngại lớn nhất của trung tâm chính là truyền thông và nhân sự. Đôi khi các bạn rất năng động nhưng đôi khi các bạn thừa về mong muốn nhưng lại thiếu về hành động nên đợt tới tôi muốn học thêm một khóa về truyền thông.


Các trò chơi mà anh đưa vào trong các buổi diễn giảng có điều gì đặc biệt? Anh nhận xét những trò chơi đó hiệu quả như thế nào đối với bài giảng kỹ năng sống? (email: [email protected])

Tạ Duy Anh: Những trò chơi này là những trò chơi trải nghiệm, gắn kết lại với nhau. Đôi khi chúng ta quên sự gắn kết giữa bên nài và bên trong. Những trò chơi ấy sẽ giúp các bạn gắn kết lại với nhau. Ban đầu không quen biết nhưng chúng ta xích lại gần nhau, sẽ rút ra những bài học nhất định của mình.


Em được biết anh mới lập gia đình, chúc mừng anh ạ. Vậy sau khi lập gia đình anh cân đối quỹ thời gian của mình như thế nào để có thể tiếp tục công việc diễn giảng? (Phương Mai, 25 tuổi, Hải Dương)

Tạ Duy Anh: Tôi đang trong quá trình giáo dục con cháu theo phương pháp giáo dục sớm. một trong những lý do tôi muốn con mình sống trong một môi trường tích cực hơn. Còn vợ chồng thì đôi khi chỉ là một sự quan tâm rất nhỏ cũng là một niềm động viên tinh thần rất lớn, không nhất thiết là nói với nhau để nói về một câu chuyện tình cảm, mà còn phải nói chuyện về cách làm thế nào để phát triển và cân bằng cuộc sống.



Giới trẻ hiện nay vẫn hay sống ảo? Anh nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Tạ Duy Anh: Giới trẻ bây giờ phụ thuộc vào thước đo của mạng xã hội, bài đăng nào mà ít like thì buồn. Chúng ta quên đi thước đo lớn nhất của mình đó là sự tiến bộ của chính mình. Đôi khi chúng ta cứ dựa vào thước đo ảo vì là một nhu cầu muốn thể hiện, hãy sống thật với lòng mình. Mình của hôm nay phải hơn mình so với ngày hôm qua.



Em muốn tham gia khóa học kĩ năng mềm của anh thì phải đăng ký qua đâu ạ?

Tạ Duy Anh: Các bạn có thể liên lạc trực tiếp với tôi qua link ogle. doc hoặc qua số điện thoại cá nhân của tôi. Có rất nhiều khóa học giá rẻ phù hợp với sinh viên.

e3f5a3bea_12298073_986094941453675_1316078143_o.jpg
Diễn giả Tạ Duy Anh chụp hình lưu niệm của BBT Sóng trẻ



Video về buổi giao lưu trực tuyến

Buổi giao lưu trực tuyến kết thúc vào 10h00. Ban biên tập Sóng trẻ đã nhận được gần 100 câu hỏi từ quý vị độc giả. Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên ban biên tập sẽ gửi các câu hỏi chưa được trả lời đến Tạ Duy Anh và cập nhật lên trang tin điện tử Sóng trẻ trong một chương trình hoặc bài viết thích hợp. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ chương trình! 

BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN