Sinh viên mất khả năng "miễn dịch" trước chiêu trò "tín dụng đen"

(Sóng trẻ) - Cho vay nặng lãi hay còn gọi là “tín dụng đen” đang hoành hành khắp nơi mà con mồi nn của hình thức “giết người không dao này” chính là sinh viên – đối tượng thường xuyên trong tình trạng “viêm màng túi” nhất là vào cuối tháng hay trong các lần cá cược đỏ đen…

Có cầu ắt sẽ có cung

Thị trường vay nợ càng trở nên ồn ào qua những đợt trả nợ trong nước mắt của cha mẹ, trong sự tủi cực và nín lặng của họ hàng với số nợ lên cả trăm triệu. 

Mỗi sinh viên dù gia đình có điều kiện hay không thì mức gia đình trợ cấp cũng đều có giới hạn, nhiều thì cũng 3-4 triệu, những bạn gia đình khó khăn hơn thì chỉ 1,5 triệu-2 triệu.

Với số tiền đó, với các bạn nữ thì có thể tạm gọi là đủ, chứ các bạn nam thì ắt không thể đủ được. Đầu tháng tiêu thả ga, cuối tháng “viêm màng túi” đã làm các bạn trở thành con mồi cho các “nhà đầu tư” dưới hình thức vay ban đầu vay ít, lâu dần món nợ gốc chưa trả, lãi mẹ đẻ lãi con.

Hiện nay thị trường “mời chào sinh viên” vay tiền trở nên ngày càng rầm rộ nhất là ở khu vực gần các trường Đại học cao đẳng với những quảng cáo rao vặt chằng chịt “Cho vay qua thẻ SV, Cho sinh viên vay tài chính, …”. Dọc các tuyến phố, đặc biệt quanh các trường đại học Bách Khoa, Xây dựng, Kinh tế quốc dân, nhan nhản các lời mời chào sinh viên vay tiền với thủ tục nhanh gọn, lãi suất thấp được dán khắp nơi để thu hút những “con mồi” bằng số điện thoại và địa chỉ liên hệ. 
43f781c04_anh1.jpg
 Trên biển chỉ dẫn xe buýt cũng được dán “biển hiệu” của tín dụng đen

fdc7c8099_anh2.jpg
 Địa chỉ, s ràng trên tờ rao vặtố điện thoại rõ
 
Rõ ràng, hoạt động bất hợp pháp  đang hoành hành một cách ngang nhiên,khó kiểm soát, với những hệ lụy khôn lường, vừa làm mất mỹ quan đô thị vừa, làm bất ổn xã hội, trật tự trị an, đồng thời làm ảnh hưởng tiêu cực tới tới những chủ nhân tương lai của đất nước khi mà đối tượng chúng nhòm tới là sinh viên. 

Tiền mất tật mang

Sinh ra trong gia đình danh giá, bố mẹ làm công chức, ông bà nội, nại cũng là cán bộ về hưu, Tùng được nuông chiều từ nhỏ, luôn có “điểm tựa”. Năm 2012, Tùng- thi đỗ vào Đại học Giao thông vận tải, cuộc sống sinh viên là xa nhà, là tự lập, với số tiền bố mẹ gửi lên Tùng bắt đầu ăn chơi, la cà quán xá, tha hồ tụ tập bên bàn bi-a, luôn góp mặt trong quán bar.. và rồi Tùng đã dấn thân vào con đường cờ bạc. Biết là con nhà có điều kiện, có chức có quyền, khi thua, bước ra khỏi bàn chơi  bọn chủ cho vay nặng lãi dỗ nn dỗ ngọt: Chú em cầm lấy vài triệu mà chơi tiếp, chơi để mà gỡ lại…

Nghe những lời đường mật, thấy xuôi tai,Tùng kí vay nợ của chúng 5 triệu đồng với lãi suất ngày là 100.000 đồng/ngày, tức 20.000 đồng/ngày/triệu với cái chứng minh nhân dân là vật cầm cố. Thú cờ bạc đã từ đây mà “cuồng nhiệt”, càng thua, càng vay mong có dịp lấy lại. Khiến số nợ lên tới 170 triệu chỉ sau một năm ở Hà thành. Biến cậu thanh niên trí thức thành con nợ. Sau khi biết rõ mọi việc, giận con lắm, đau đớn lắm, mang tai tiếng lắm nhưng bố mẹ Tùng vẫn phải “vác” số tiền lên trả, chuộc con về.

Nhiều người băn khoăn sao chỉ cần cầm trong tay một giấy tờ tùy thân mà họ có thể trao cho mình vay số tiền lớn như thế.  Đơn giản trong cách làm ăn của nhưng chủ nợ đó là chỉ cần biết rõ lai lịch, chỗ ở của con mồi thế là đủ. Bởi hình thức kinh doanh này sòng phẳng có, bạo lực có, truy tìm về tận gia đình để đòi nợ nếu sinh viên không trả nổi số tiền đã vay. Nên chúng dụ dỗ bằng mọi cách, mới đầu họ sẵn sàng chấp nhận cho vay với lãi suất thấp nhất 20.000 đồng/ngày/triệu. Thấy lãi suất không quá cao, sinh viên cứ liều lĩnh vay để ăn chơi thả. Họ đâu có biết rằng, vay một thời gian ngắn mức lãi suất tăng lên dần đều. Tiền gốc, tiền lãi lâu lâu trở thành khoản vay kếch xù. 

Nài vay nặng lãi,sinh viên còn tìm đến các tiệm cầm đồ mọc tua tủa xung quanh các trường đại học cao đẳng cầm cố đồ dùng phương tiện như  máy tính, là xe máy... Tùy từng hãng sản phẩm mà có giá cả khác nhau. Nếu là máy tính thì thường dao động trong khoảng 3-5 triệu/máy nhưng với lãi suất 30.000-50.000 đồng/tháng/1 triệu. Còn xe máy thì 5-10 triệu/xe với lãi suất 50.000-70.000 đồng/tháng/1 triệu. Số tiền cầm cố không đáng là bao so với sản phẩm tuy nhiên sau thời gian cầm cố mà không có tiền chuộc lại, sinh viên đành chấp nhận bán rẻ với giá “vừa bán vừa cho”. 

Như Đức (Đại học Xây dựng) chỉ trong một đêm cá cược giải Nại hạng Anh, đã đi cầm cố xe máy của mình và trở thành con nợ của 20 triệu cho chủ vay nặng lãi. Tiền mất tật mang, chuyện học hành dở dang, học lại dẫn tới nợ môn, không ra trường được…cái giá của “đam mê” cờ bạc, đỏ đen.  

Mặc dù “vay nặng lãi” đã được Nhà nước quán triệt, cấm lưu hành ở gần các trường Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, các chiêu trò đang ngày càng tinh vi. Chủ nợ luôn có mặt ở các sòng bạc, quán bi-a…để mời chào sinh viên vay tiền. Hầu hết, họ đều là những kẻ có máu mặt, xăm trổ đầy mình, ngồi trên con xe SH đầy kiêu hãnh, mang bản chất “giang hồ” đến và nhử những con nai “ngơ ngác” sinh viên. 

Các đơn vị chức năng cần quyết liệt hơn nữa để dẹp nạn cờ bạc trong giới sinh viên, dẹp nạn quảng cáo rao vặt, dẹp hiệu cầm đồ “mồi chài” sinh viên. 

Thùy Linh
Báo mạng K31



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN