Sinh viên năm cuối và bài toán thực tập

(Sóng trẻ) - Sinh viên năm cuối các trường Đại học, Cao đẳng đã hoàn thành kì học cuối cùng của mình và chuẩn bị bước vào kì thực tập trước khi chính thức ra trường. Những ngày cuối năm, trong nỗi buồn chia tay trường lớp, trong niềm háo hức cho ngày ra trường… mỗi sinh viên đều băn khoăn đi tìm câu trả lời cho bài toán thực tập.


Thực tập, cơ hội để rèn nghề

Sau những tháng ngày tích lũy kiến thức trên giảng đường, mọi sinh viên năm cuối đều háo hức với kì thực tập của mình. Đó là cơ hội để thực hành, vận dụng kiến thức sách vở vào trong thực tế.

Bạn Nguyễn Thị Huyền (Sinh viên ngành Xuất bản, Học viện Báo chí Tuyên truyền) chia sẻ: “Thực tập cũng là cơ hội để giao lưu, học hỏi: Học hỏi cách làm nghề của người đi trước, học hỏi cách ứng xử với đồng nghiệp, cách giao tiếp... Sinh viên bọn mình trưởng thành hơn từ chính kì thực tập và cũng định hình được rõ nét công việc trong tương lai của mình”.

Những tháng ngày thực tập không phải là dài nhưng đó là môi trường thực tế để sinh viên được trải nghiệm, được hiểu hơn về nghề mình lựa chọn và theo đuổi. Những va chạm thực tế, những tình huống gặp phải sẽ khác rất nhiều với những giả định trong giáo trình. Mỗi sinh viên sẽ học được cách linh hoạt trong giải quyết vấn đề nảy sinh.

Bạn Lý Thị Bích Thủy, sinh viên Đại học Nại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, tâm sự: “Đi thực tập mình muốn được làm việc thực sự, được học hỏi thật nhiều. Nếu có thể, sau khi kết thúc kì thực tập mình muốn xin vào làm tại đó bởi có thể đã quen được với môi trường và vị trí làm việc”.

Cô Trần Thị Hoa Mai, giảng viên trường Học viện Báo chí Tuyên truyền chia sẻ: “Năm nào sinh viên đi thực tập tôi cũng mong các em cố gắng tận dụng thời gian để đóng góp kiến thức, năng lực của mình ở nơi thực tập; và nhận về những kinh nghiệm có giá trị nhất. Sau kì thực tập các em sẽ tự tin hơn là mình đã chọn đúng nghề”.


Thực tập, khi không được coi trọng

Học lý thuyết suốt 7 kì ( đối với sinh viên học hệ 4 năm) nhưng lại chỉ có duy nhất 1 kì thực tập. Đây là cơ hội để kiểm chứng, thực hành lý thuyết nhưng không phải ai cũng biết tận dụng nó.

Rất nhiều sinh viên coi kì thực tập là cơ hội để giải trí, thả lỏng sau những ngày học tập trong trường đại học. Nhiều bạn được giao công việc nhưng tranh thủ đi chơi nhiều hơn là đi làm.

Là một cơ quan cũng thường nhận sinh viên thực tập chuyên ngành báo chí, anh Lương Minh Đức, Phó giám đốc kênh Truyền hình Nông nghiệp – Nông thôn 3NTV - VTC16 cho biết: “Đến kênh mình thực tập, bên cạnh những bạn nhiệt tình, có khả năng thì cũng có những bạn phóng viên trẻ chưa nhiều kiến thức xã hội, thể hiện trong cách nhìn nhận vấn đề còn hạn chế. Các tin, bài của các bạn nộp về chưa sắc sảo. Một số bạn thậm chí còn thiếu cả các kĩ năng cơ bản để viết tin, làm phóng sự”.

Có trường hợp coi cơ quan thực tập giống như nơi để xin về nhận xét, đánh giá nộp cho nhà trường vào cuối kì cho hết trách nhiệm. Đến cơ quan thực tập, họ không hề làm việc nhưng cuối cùng vì một lý do nào đó, họ vẫn có được những nhận xét tốt và vượt qua kì thực tập mà không tốn công sức.

Ngược lại, có không ít sinh viên được phân đến một cơ quan để thực tập, nhưng đến rồi chỉ ngồi cả ngày, hết giờ về nhà mà không có việc để làm. Nhiều nơi vì lo sinh viên không làm được việc, ảnh hưởng đến công ty nên nhận sinh viên thực tập mà chỉ cho họ đến ngồi theo kiểu điểm danh.

Bạn Bùi Phương Dung, sinh viên Đại học Nại Thương Hà Nội, chia sẻ: “Đến cơ quan thực tập, mình mong muốn được học tập thực sự nhưng lại không nhận được sự giúp đỡ của cơ quan. Mình rất mong có thể có được một kì thực tập thực sự để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế”.

Mong rằng khi giáo dục được quan tâm, khi mỗi sinh viên lo đến việc học hành của bản thân và cơ quan, doanh nghiệp cởi mở hơn với sinh viên thì bài toán thực tập sẽ được giải quyết; để thực tập không còn là kì nghỉ dài của sinh viên năm cuối và là nỗi e ngại của các cơ quan.

Nguyễn Thị Minh Phương
Truyền hình K31A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN