Sinh viên phát thanh và mỗi lần đối diện với micro

(Sóng Trẻ) - Đặc trưng của báo phát thanh là sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc tác động đến thính giác của đối tượng tiếp nhận. Có lẽ với mỗi sinh viên phát thanh mới bước vào nghề, ngồi trước micro hẳn mỗi bạn sẽ có cảm giác run sợ. Mặc dù đã chuẩn bị rất kĩ càng để thể hiện tác phẩm song khi đối diện với chiếc micro và không gian phòng thu, không phải ai cũng cảm thấy dễ dàng.

Đọc trước micro là công việc không hề đơn giản


Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kĩ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh đến người tếp nhận. Đặc trưng của báo phát thanh là sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc tác động đến thính giác của đối tượng tiếp nhận.

Trong đó, lời nói là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy, làm thế nào để diễn đạt một cách tốt nhất để truyền đạt được hết tư tưởng của tác phẩm cũng như làm thế nào để độc giả có thể tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả luôn là kĩ năng hàng đầu ngay từ khi mới bước vào nghề của mỗi sinh viên phát thanh.

Có lẽ với mỗi sinh viên phát thanh mới bước vào nghề, ngồi trước micro hẳn mỗi bạn sẽ có cảm giác run sợ. Mặc dù đã chuẩn bị rất kĩ càng để thể hiện tác phẩm song khi đối diện với chiếc micro và không gian phòng thu, không phải ai cũng cảm thấy dễ dàng.


Đọc trước micro là việc không hề đơn giản

Khi ngồi đối diện với micro, rất nhiều bạn đã quên mất mình đang phải truyền đạt nội dung tác phẩm tới thính giả mà chỉ đơn thuần là cố đọc tác phẩm sao cho xong và thở phào nhẹ nhõm khi đã hoàn thành. Bạn Lý Thị Thủy, sinh viên lớp Phát thanh K30 tâm sự: “Mình thật sự run sợ trước mỗi lần đối diện với chiếc micro trong phòng thu, cảm giác lúc đó thu hẹp lại khiến tim mình đập loạn xạ lên, và đọc vấp rất nhiều”.

Mỗi lần đứng trước micro là một lần thận trọng


Không phải ai cũng sở hữu một giọng đọc hay như nghệ sĩ ưu tú Hà Phương, nghệ sĩ ưu tú Kim Cúc hay rất nhiều giọng đọc truyền cảm khác trong các chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam, rất nhiều sinh viên phát thanh phải tập luyện rất nhiều từ tâm lí đến cách đọc khi ngồi trước micro. Và điều quan trọng nhất khi thể hiện tác phẩm là yếu tố thận trọng, đặc biệt là với phát thanh trực tiếp. Bởi chỉ một sơ xuất rất nhỏ sẽ hủy hoại cả một chương trình và có thể làm mất uy tín của đài, thậm chí khiến bạn bị sa thải.

Có thể kể đến Will Thomas, phát thanh viên nổi tiếng của kênh FOX 5 phụ trách bản tin thời sự khu vực thủ đô Washington đã có một trong những ngày tồi tệ nhất của sự nghiệp phát thanh viên của mình. Trong bản tin trực tiếp lúc 10 giờ tối ngày 4/5/2011, Will lên sóng đưa tin về sự kiện tổng thống Mỹ, Barrack Obama xuất hiện trên truyền hình để thông báo đã tiêu diệt trùm khủng bố Osama Binladen. Tuy nhiên, thay vì việc đọc tên của người đã bị tiêu diệt tức là Osama. Will lại thao thao bất tuyệt đến nỗi nhấn mạnh cái chết đó là của ... tổng thống Obama.

Will Thomas đã phải đối diện với khả năng mất việc vì sự cố này. Osama và Obama, hai cái tên tuy khác nhau nhưng thực sự rất dễ gây nhầm lẫn, nhất là khi hai cụm từ này đều được sử dụng chủ yếu để chỉ tên của những nhân vật liên quan.

Anh chàng phát thanh viên Will Thomas đã mải mê và quên mất mình đọc sai khi thực hiện bản tin trực tiếp, cho tới khi đồng nghiệp nữ ngồi bên cạnh nhắc khéo, anh ta mới nói xin lỗi vì sự nhầm lẫn có thể khiến anh ta mất việc ngay sau đó.

Rèn luyện kĩ năng là yếu tố rất cần thiết

Trong mỗi giờ lên lớp, dưới sự chỉ bảo tận tình các thầy cô, rất nhiều bạn sinh viên đã dần dần quen hơn với chiếc micro và thể hiện tác phẩm một cách truyền cảm hơn.

Điều các bạn sinh viên chú ý nhất là luôn cố gắng rèn luyện kĩ năng đọc trước micro, rất nhiều bạn đã đưa ra các biện pháp như gạch chia các câu dài hơi thành các cụm từ đẻ ngắt hơi và nhấn mạnh, các từ nước nài thì phiên âm ngay sau đó, đồng thời phối hợp với các kĩ năng trong khi thu âm khác để thể hiện tác phẩm một cách tốt nhất.

Có thể nói rằng nghề nào cũng vậy, mỗi nghề đều có đặc thù khó khăn riêng, và nghề báo mang chức năng thông tin và định hướng dư luận xã hội nên làm thế nào để truyền thông hiệu quả là điều mà những người làm báo vẫn đang cố gắng hết mình để xây dựng được những tác phẩm hay nhất đến với công chúng.

Nông Thị Mơ

Lớp Phát thanh K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN