Sống chung với bụi
(Sóng Trẻ) - Từ lâu, người dân sống hai bên đường, đoạn từ ngã tư Nhổn đến bãi cát Liên Mạc, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội phải sống chung với khói bụi, ô nhiễm do những xe tải chở cát sỏi hàng ngày chạy qua đây gây ra.
Ngay từ sáng sớm, người dân ở đây đã không thể ngủ được do tiếng xe tải, xe ben ầm ầm chạy qua. Đây là đường chính dẫn vào bãi cát nên mỗi ngày có hàng trăm lượt xe qua lại khiến con đường bị xới tung. Điều đáng nói, con đường nhỏ nhưng các xe đều chở quá tải khiến cho nó bị xuống cấp nhanh chóng.
Theo quy định, trọng tải tối đa cho xe chạy trên đường là 13 tấn nhưng hầu hết các xe đều chở quá tải (khoảng hơn 20 tấn). Vì vậy, con đường tuy nhỏ nhưng chi chít các điểm lún, sụt khiến các phương tiện qua lại gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, do các xe không được che chắn cẩn thận nên cát sỏi rơi vãi nhiều xuống đường. Ngày nắng thì con đường bụi mù mịt, ngày mưa thì lầy lội ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và sinh hoạt của những hộ dân sống gần đây.
Mỗi khi xe tải chạy qua là bụi cuốn mù mịt
Đường chỉ dài chừng hơn 3 cây số nhưng thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh với những người sống quanh đây. Người dângọi nó bằng cái tên “con đường đau khổ”. Chỉ cần một chiếc xe chạy qua thôi là bụi cuốn lên mù mịt bám đầy mặt mũi, quần áo và đồ dùng sinh hoạt. Chị Nguyễn Thị Loan (32 tuổi), thôn Thượng (Từ Liêm) tỏ vẻ bức xúc: “Sáng nào ngủ dậy cũng phải lau chùi bàn ghế. Nhà ở mặt đường, buôn bán hàng mà không dám mở cửa lớn vì chỉ một lúc là bụi bám đầy nhà”.
Hiện nay, nhằm làm giảm lượng khí bụi trong lĩnh vực xây dựng, chính quyền Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế và khắc phục tình trạng này. Cụ thể, các phương tiện vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng chỉ được phép lưu hành khi bảo đảm các tiêu chí như: thùng xe, cửa sau thùng xe với thân thùng phải kín, không chở vật liệu khô và ướt, thùng phải có nắp đậy kín…
Xe chở vật liệu xây dựng, đất, phế thải trước khi ra khỏi công trường phải rửa lốp, gầm xe để không gây bụi bẩn ra đường. Đặc biệt, những phương tiện không bảo đảm những tiêu chí này phải đem đi trùng tu. Nếu vi phạm, cả chủ phương tiện và người điều khiển phải chịu trách nhiệm.
Nhưng quy định thì vẫn nằm trên giấy tờ, còn người dân nơi đây vẫn đang phải sống chung với khói bụi hàng ngày do các xe chở cát sỏi quá tải gây ra.
Dù đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền nhưng tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Hi vọng, các cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý tình trạng trên để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.
Ngay từ sáng sớm, người dân ở đây đã không thể ngủ được do tiếng xe tải, xe ben ầm ầm chạy qua. Đây là đường chính dẫn vào bãi cát nên mỗi ngày có hàng trăm lượt xe qua lại khiến con đường bị xới tung. Điều đáng nói, con đường nhỏ nhưng các xe đều chở quá tải khiến cho nó bị xuống cấp nhanh chóng.
Theo quy định, trọng tải tối đa cho xe chạy trên đường là 13 tấn nhưng hầu hết các xe đều chở quá tải (khoảng hơn 20 tấn). Vì vậy, con đường tuy nhỏ nhưng chi chít các điểm lún, sụt khiến các phương tiện qua lại gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, do các xe không được che chắn cẩn thận nên cát sỏi rơi vãi nhiều xuống đường. Ngày nắng thì con đường bụi mù mịt, ngày mưa thì lầy lội ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và sinh hoạt của những hộ dân sống gần đây.
Mỗi khi xe tải chạy qua là bụi cuốn mù mịt
Đường chỉ dài chừng hơn 3 cây số nhưng thực sự đã trở thành nỗi ám ảnh với những người sống quanh đây. Người dângọi nó bằng cái tên “con đường đau khổ”. Chỉ cần một chiếc xe chạy qua thôi là bụi cuốn lên mù mịt bám đầy mặt mũi, quần áo và đồ dùng sinh hoạt. Chị Nguyễn Thị Loan (32 tuổi), thôn Thượng (Từ Liêm) tỏ vẻ bức xúc: “Sáng nào ngủ dậy cũng phải lau chùi bàn ghế. Nhà ở mặt đường, buôn bán hàng mà không dám mở cửa lớn vì chỉ một lúc là bụi bám đầy nhà”.
Hiện nay, nhằm làm giảm lượng khí bụi trong lĩnh vực xây dựng, chính quyền Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế và khắc phục tình trạng này. Cụ thể, các phương tiện vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng chỉ được phép lưu hành khi bảo đảm các tiêu chí như: thùng xe, cửa sau thùng xe với thân thùng phải kín, không chở vật liệu khô và ướt, thùng phải có nắp đậy kín…
Xe chở vật liệu xây dựng, đất, phế thải trước khi ra khỏi công trường phải rửa lốp, gầm xe để không gây bụi bẩn ra đường. Đặc biệt, những phương tiện không bảo đảm những tiêu chí này phải đem đi trùng tu. Nếu vi phạm, cả chủ phương tiện và người điều khiển phải chịu trách nhiệm.
Nhưng quy định thì vẫn nằm trên giấy tờ, còn người dân nơi đây vẫn đang phải sống chung với khói bụi hàng ngày do các xe chở cát sỏi quá tải gây ra.
Dù đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền nhưng tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Hi vọng, các cơ quan chức năng sớm có biện pháp xử lý tình trạng trên để trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.
Triệu Quang
Lớp Báo ảnh K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp Báo ảnh K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận