Sức khỏe tinh thần của giới trẻ (Kỳ 2): Hành trình chữa lành tổn thương tâm lý

(Sóng trẻ) - Với sự vội vã ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện nay, không ít người trẻ cảm thấy áp lực và bị tổn thương tâm lý. Đôi khi cảm xúc tiêu cực của họ trở nên quá trầm trọng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Nhiều người trẻ khi gặp phải những vấn đề tâm lý, thay vì tìm phương hướng giải quyết tích cực thì họ lại lựa chọn sử dụng chất kích thích hoặc có hành vi self - harm (tự làm đau bản thân) để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi.

Vấn đề lạm dụng chất cấm

Chia sẻ về lý do cho vấn đề trên, ThS Đặng Đức Anh cho biết, có nhiều nguyên nhân để một người bắt đầu sử dụng chất cấm và dần trở nên lạm dụng. Có những người bắt đầu sử dụng chất từ rất sớm ngay ở giai đoạn vị thành niên. Nhiều em ban đầu sử dụng như một công cụ để thu hút sự chú ý, giúp bản thân cảm thấy tự tin và ngầu giống như các nhân vật trong phim ảnh. 

Các em cũng có thể bắt chước từ hành động của người lớn xung quanh để chứng tỏ với cha mẹ là mình trưởng thành và mình có khả năng làm điều giống như họ. Cũng có thể bắt chước người lớn hút thuốc, uống rượu để giải tỏa vì thấy người lớn thường làm như vậy khi buồn. 

Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng, các em nhận ra được các tác động của chúng đến tâm trạng mình như uống rượu sẽ hưng phấn và say thì ngủ được, sẽ đỡ phải nghĩ ngợi; sử dụng cần sa sẽ thăng hoa; hút thuốc giúp bình tĩnh hơn; cafein hỗ trợ tỉnh táo… Đó cũng chính là cơ chế sinh học khi sử dụng các chất kích thích. Chúng điều chỉnh các dẫn truyền thần kinh liên quan đến tâm trạng và giúp cải thiện tâm trạng trong thời gian ngắn.

Văn hóa xã hội cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến việc duy trì hành vi sử dụng chất kích thích như “điếu thuốc mở đầu câu chuyện” hay “uống rượu bia là điều cần thiết trong các cuộc tụ họp vui chơi”. Nếu một người trẻ ở chung với tập thể hút thuốc, uống rượu, họ có thể gặp áp lực và có cảm giác không được thuộc về nhóm nếu mình không sử dụng chúng. 

Sử dụng chất kích thích mỗi khi dễ trở thành thói quen và dẫn tới lạm dụng. Bên cạnh đó, những người lạm dụng chất cũng thiếu hụt các kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Do đó, khi gặp vấn đề căng thẳng, mệt mỏi và bế tắc thì một trong những việc đầu tiên họ có thể nghĩ tới là sử dụng chất như một cách để tạm thời điều chỉnh tâm trạng và né tránh đối diện với vấn đề.

a-nh-3-2.png
Ảnh 3: Tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng do sử dụng chất kích thích. (Ảnh minh họa).

Tự hủy hoại bản thân

ThS Đặng Đức Anh chia sẻ thêm: “Có những người lại sử dụng self-harm để cố gắng tìm ra cảm giác cho bản. Khi họ cảm thấy trống rỗng, họ làm bản thân đau để lấy biết bản thân vẫn đang tồn tại”.

Self-harm (tự làm đau bản thân) có thể là kết quả được học từ nhiều hành vi trong vô thức khi chúng ta căng thẳng, khó chịu, bực tức... Bạn sẽ có thể nhận ra đâu đó việc ta bất giác cấu chặt tay mình khi lo lắng, đấm vào tường khi tức giận, tự đấm đá hay tát bản thân khi cảm thấy tồi tệ. Theo góc độ sinh học, khi self-harm cơ thể giải phóng endorphin giúp làm giảm căng thẳng, đi kèm với nó là hỗ trợ gia tăng dopamine giúp ta hưng phấn, tập trung, tăng động lực hơn. 

Về tâm lý, có những nhu cầu ẩn giấu đằng sau hành vi self-harm và giúp duy trì chúng. Nhiều bạn self-harm để dùng cơn đau vật lý tạm thời lấn át đi nỗi đau tinh thần. Self-harm cũng xuất hiện ở nhiều người có rối loạn trầm cảm; trong những giai đoạn họ cảm thấy đang bất lực, tuyệt vọng, cảm thấy không thể kiểm soát được cuộc sống của họ thì Self-harm cho họ biết rằng ít nhất họ cũng đang kiểm soát được cơn đau và cả cơ thể mình. 

Với nhiều người khác, self-harm lại là một cách tự trừng phạt bản thân vì cảm thấy tội lỗi. Self-harm đôi khi lại một lời kêu cứu thầm lặng khi bản thân đã quá mệt mỏi, cô độc, chán chường.

a-nh-5.png
Ảnh 4: Tự ngược đãi bản thân để dễ chịu hơn. (Ảnh minh họa). 

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn nghĩ rằng việc ngừng sử dụng các chất kích thích hoặc hành vi self-harm là một chuyện dễ dàng, nhưng thực tế không phải vậy. Khi có thói quen sử dụng các chất kích thích hoặc lặp lại hành vi self-harm, ta có thể sẽ bị nghiện vì quá trình đó đã cung cấp hoặc giúp tạo ra lượng chất dẫn truyền thần kinh cao hơn mức độ mà cơ thể thường tự sản sinh. Khi ta dừng đột ngột, cơ thể sẽ bị thiếu hụt và không tự sản sinh đủ lượng như ta mong muốn. Khi đó, hội chứng cai có thể xuất hiện và cơ thể sẽ cực kỳ khó chịu, bức bối nếu không được nạp thêm.

Lạm dụng các chất hay self harm đều dẫn tới các rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Có thể kể đến các vấn đề như loạn thần, ảo giác hoang tưởng,.. xuất hiện khi lạm dụng rượu, bia, cần sa, ma túy hay các bệnh về phổi, hô hấp, tim mạch, gout, gan.. khi sử dụng quá mức các chất kích thích trong thời gian dài. Với self-harm, mặc dù mục tiêu ban đầu không phải là tự sát nhưng hành vi này vẫn luôn ẩn chứa rủi ro liên quan đến tính mạng.

Những bước để phục hồi tâm lý

Theo bác sĩ tâm thần Huỳnh Thanh Tân cho biết rằng: “Khi gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần thì cần tìm đến những nhà trị liệu tâm lý để có những giải pháp để khắc phục kịp thời, tùy theo mỗi cá nhân lại có những vấn đề riêng biệt, và phác đồ trị liệu khác nhau”. 

Lời khuyên của bác sĩ đưa ra dành cho các bạn trẻ hiện nay khi gặp tổn thương tâm lý: Hỗ trợ tâm lý có thể là một trong những giải pháp quan trọng nhất để giúp đỡ người bị rối loạn tâm lý. Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, các nhà tâm lý học hoặc tư vấn viên tâm lý chuyên nghiệp. Điều chỉnh lối sống bao gồm việc tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh, tránh các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích khác. Điều này giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.

a-nh-6.png
Ảnh 5: Theo Bác sĩ Huỳnh Thanh Tân, cần phải phối hợp đồng bộ từ các bên liên quan.

Thư giãn là một phương pháp tuyệt vời để giảm stress và giải tỏa căng thẳng. Các hoạt động như yoga, thiền định, massage, xông hơi hay đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch cũng có thể giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng. 

Học cách quản lý stress là một kỹ năng rất quan trọng để giảm bớt tác động tiêu cực đến tâm lý. Điều này bao gồm việc xác định nguyên nhân gây stress, tìm kiếm giải pháp và học cách giải tỏa stress một cách hiệu quả. Trong một số trường hợp, thuốc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm triệu chứng của rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được hướng dẫn và giám sát bởi các chuyên gia y tế.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN