Tại sao tin xấu lại chiếm ưu thế trên các tít bài báo hay các tin chính trên truyền hình?

(Sóng trẻ) - Tại sao các tờ báo và các chương trình phát sóng truyền hình lại “ngập tràn” các tin về thảm hoạ, tham nhũng, hay sự bất tài? Nhà tâm lý học Tom Stafford cho rằng, lý do có thể bởi vì chúng ta cứ phản ánh những tin tức đáng buồn đó mà không hề ý thức được điều đó.

Khi chúng ta đọc báo, đôi khi sẽ có cảm giác những điều được thông tin trên mặt báo rất tồi tệ, là những vấn đề đáng thất vọng. Tại sao các phương tiện thông tin đại chúng lại tập trung vào những tin xấu trong đời sống xã hội hơn là những tin tốt? Và những điều đáng buồn đó có thể nói lên điều gì về chính chúng ta, những độc giả của các tờ báo đó?

Có lẽ các nhà báo thường hướng đến việc thông tin những tin xấu bởi vì những thảm họa bất ngờ lại thường hấp dẫn người đọc hơn những tiến bộ, bước tiến mà không thể thấy được trong ngày một ngày hai. Hoặc có thể là do người phóng viên tin rằng những báo cáo đáng nghi ngờ của các chính trị gia tham nhũng hay những sự kiện không mấy tốt đẹp lại làm cho tin tức đơn giản hơn. Tuy nhiên, một khả năng lớn đó là chính chúng ta, những người đọc hay người xem, đã đào tạo các nhà báo để tập trung vào những điều này. “Nhiều người cho rằng họ thích tin tức tốt lành hơn. Nhưng điều đó có thực sự đúng?”, Tom Stafford nói.

Để làm rõ khả năng vừa được nêu ra, các nhà nghiên cứu Marc Trussler và Stuart Soroka đã tiến hành một thí nghiệm tại Đại học McGill ở Canada. Họ đã không hài lòng với các nghiên cứu trước đây về việc mọi người có liên hệ đến tin tức như thế nào: Một là, các nghiên cứu không thể kiểm soát được (ví dụ như việc cho phép mọi người duyệt tin tức ở nhà, nơi mà bạn thậm chí không thể biết được ai đang sử dụng máy vi tính); Hai là chúng không thực tế (mời họ chọn những tin tức trong phòng thí nghiệm, nơi mà mỗi người tham gia đều biết sự lựa chọn của họ sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi các chuyên viên nghiên cứu). Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thử một chiến lược mới: sự lừa dối.

Thí nghiệm chứng minh “Thiên vị tiêu cực”

Trussler và Soroka mời các học viên từ các trường đại học của họ đến phòng thí nghiệm để thực hiện “nghiên cứu về sự theo dõi bằng mắt". Đầu tiên, các tình nguyện viên được yêu cầu chọn một số tin tức về chính trị từ một trang tin để đọc. Nhờ vậy mà một máy ảnh có thể thực hiện một số biện pháp theo dõi bằng mắt cơ bản. Điều quan trọng là, họ được thông báo rằng họ phải thực sự đọc các bài viết, vì vậy các chỉ số đo thích hợp có thể được chuẩn bị. Nhưng những cái họ đọc không nói lên điều gì.

Sau giai đoạn chuẩn bị này, họ sẽ xem một đoạn video ngắn và sau đó sẽ trả lời những câu hỏi về một loại tin tức chính trị mà họ thích đọc.

Kết quả của thí nghiệm cũng như những tin tức được đọc nhiều nhất là những tin xấu. Những người tham gia thí nghiệm thường chọn những tin tức với giọng điệu tiêu cực như tham nhũng, tệ nạn, đạo đức giả và nhiều nội dung tương tự khác hơn là những tin tức có giọng điệu tích cực hay trung tính. Những người mà có quan tâm tới những vấn đề chính trị hiện nay lại đặc biệt thích chọn những tin xấu để đọc.

de4048b32_p023rbfj.jpg

Công chúng chú ý nhiều hơn tới những tin xấu

Tuy nhiên, khi được hỏi thì những người này lại nói rằng họ thích đọc những tin tốt hơn. Nhìn chung, họ vẫn cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng quá tập trung vào khai thác những tin xấu, tiêu cực.

Phản ứng trước những mối nguy hiểm

Những nhà nghiên cứu đã đưa ra thí nghiệm của mình như một bằng chứng chắc chắn của một cái gì đó gọi là “Thiên vị tiêu cực” – một thuật ngữ của các nhà tâm ý học để chỉ triệu chứng “đói tập thể” đối với việc nghe và ghi nhớ những tin xấu.

Theo lý thuyết, nó không chỉ đơn giản là khoái cảm, là sở thích, mà thực tế con người đã tiến hóa để phản ứng nhanh với các mối đe dọa tiềm ẩn. Tin xấu có thể là một tín hiệu để nói với con người rằng con người cần phải thay đổi những gì mình đang làm để tránh những mối nguy hiểm.

Từ lý thuyết này, có một vài dẫn chứng chứng minh rằng con người phản ứng nhanh hơn với những từ mang nghĩa tiêu cực. Trong phòng thí nghiệm, hãy trình chiếu các từ như “ung thư”, “quả bom” hay “chiến tranh” với một người bất kỳ, và họ có thể nhấn nốt phản hồi nhanh hơn so với khi họ trông thấy các từ như “trẻ con”, “nụ cười” hay “vui vẻ” (mặc dù những từ mang lại cảm giác dễ chịu cho con người thường phổ biến hơn một chút). Chúng ta cũng có khả năng nhận dạng những từ ngữ tiêu tực nhanh hơn những từ mang ý nghĩa tích cực, và thậm chí có thể nói rằng một từ có thể gây phản cảm trước khi chúng ta biết được chúng thực sự mang ý nghĩa gì.

Như vậy, có phải sự thận trọng, cảnh giác trước các mối đe doạ là cách duy nhất mà chúng ta có thể sử dụng để giải thích sự ưu tiên cho việc đọc những tin xấu? Có lẽ, điều đó chưa hẳn đã đúng!

Có một cách lý giải khác mà Trussler và Soroka đưa ra dựa trên những dẫn chứng của mình đó là: Chúng ta chú ý đến những tin xấu là bởi vì chúng ta luôn nghĩ thế giới tươi đẹp hơn những điều đang thực tế diễn ra ở đó. Khi chúng xảy ra trong cuộc sống của chính chúng ta, hầu hết chúng ta tin rằng chúng ta tốt hơn bình thường, và rằng, như một lời nói sáo rỗng, chúng ta hy vọng cuối cùng mọi thứ cũng sẽ ổn. Chính quan điểm dễ dàng về thế giới đã làm cho tất cả những tin xấu càng trở nên bất ngờ và nổi bật hơn. 

Có thể nói rằng, sự quan tâm của công chúng đối với những tin xấu là một vấn đề rất phức tạp. Nó phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là sự hoài nghi trên báo chí.


Nguồn: www.bcc.com
Dịch: Lê Loan – Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN