Tấm lòng gửi trong từng hộp sữa

(Sóng trẻ) - Suốt 5 năm trời với 237 tuần hoạt động không ngừng nghỉ, cô Trần Thị Nhung - giáo viên Tiếng Anh tại trường THCS Giáp Bát cùng Câu lạc bộ "Từ trái tim" đã mang đến hàng nghìn hộp sữa ngọt thơm cho các bệnh nhân đang chống chọi với bệnh tật tại bệnh viện K2, K3. 

eb5d69338_1.jpg

Cô Trần Thị Nhung (Ảnh: NVCC)

PV: Theo thông tin được cô chia sẻ trên Facebook, chương trình "200 Hộp Sữa Mỗi Tuần Cho Trẻ Em Bị Ung Thư Ở Viện K2 & K3” của cô đã bước sang năm hoạt động thứ 5. Vậy cô có thể giới thiệu một chút về triết lý, phương thức hoạt động của chương trình hay không? Tại sao câu lạc bộ Từ trái tim đến trái tim lại lựa chọn tặng những hộp sữa thay vì những món quà khác?

Tôi bắt đầu làm chương trình từ ngày 25/5/2013, tính đến nay là 5 năm rồi. Tôi luôn nói rằng đây là cơ duyên ngọt ngào mà cuộc đời trao tặng mình. Một lần tôi đi viện cùng một người bạn, tôi quan sát thấy có rất nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bé vẫn còn rất nhỏ nhưng đã mắc phải căn bệnh quái ác rất đáng thương. Khi đó, có rất nhiều những nhà hảo tâm tặng cơm, tặng cháo nhưng không có ai tặng sữa cả. Trong khi đấy có những bệnh nhân vừa đi xạ trị về hoặc là đang đau đớn không ăn được cháo nên tôi đã quyết định tặng sữa. 

Tôi lên Facebook và kêu gọi mọi người chia sẻ. Tôi không có nhiều tiền như những mạnh thường quân khác để đến chia sẻ trực tiếp với họ bằng tiền cá nhân của mình. Nhưng nếu mình kêu gọi từ cộng đồng mỗi người chỉ một chút ít thôi nhưng nhiều cái nhỏ đấy sẽ góp thành cái to nên tôi mạnh dạn viết bài và kêu gọi.

Giai đoạn đầu thì đa phần sữa đem ủng hộ chỉ là của tôi và các học sinh cũ, cô trò tự quyên góp đem đến. Sau đó qua sự lan tỏa trên Facebook, nhiều người biết đến hơn. Trước đây chương trình của tôi chỉ đặt tên là chương trình 200 hộp sữa mỗi tuần, tức là mỗi tuần tôi chỉ có 200 hộp sữa cho 200 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân được 1 hộp thôi. Sau đấy theo thời gian tôi nâng lên ưu tiên bệnh nhi hơn và cứ nâng dần lên 2 hộp/bệnh nhi. Đến giờ phút này, người lớn tôi tặng 3 hộp còn bệnh nhi tôi tặng gấp đôi là 6 hộp. 

Tôi đã chuyển từ 200 hộp sữa/1 tuần thành 200 hộp sữa/ngày. Tức là trước đây mình giúp được 200 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân 1 hộp thì bây giờ tôi sẽ giúp được trong một tuần khoảng 400 – 500 bệnh nhân. Trong năm đầu tiên, từ năm 2013 cho đến tháng 4/2014, tôi chỉ làm ở viện K2, nhưng bắt đầu từ tháng 4/2014, tôi mở rộng thêm cả viện K3, luân phiên 2 tuần, tuần này đi viện K2, tuần sau lại sang viện K3.

Cuối năm 2015, tôi làm thêm chương trình tặng gạo cho bệnh nhân ở xóm chạy thận. Hồi đầu tôi chỉ tặng mỗi bệnh nhân được 3 kg thôi, sau đó mình nâng dần lên là 4 kg và bắt đầu từ tháng 5/2018, tôi đã nâng lên cho mỗi bệnh nhân là 5 kg rồi. Đó cũng là sự chung lòng của rất nhiều nhà hảo tâm, sự chung tay rất là tuyệt vời của cộng đồng.

eb5d69338_2.jpg

Cô Nhung thăm hỏi bệnh nhi trong buổi tặng sữa (Ảnh: NVCC)

PV: Trong quá trình hoạt động từ thiện, cô có những kỉ niệm đáng nhớ nào?

Tôi có hai kỉ niệm, một kỉ niệm với bệnh nhân và một kỉ niệm gắn với thành viên của chương trình. Tôi vẫn nhớ hồi đấy có một em tên là Hạnh và em cũng mất rồi. Hồi đó em ấy mới tới điều trị ở viện. Khi đó thành viên tham gia chương trình của tôi toàn là các bạn sinh viên. Hôm đó đến tặng sữa, bé Hạnh chống nạng ra nài và thấy cây dâu da xoan, bé rất thèm muốn cái chùm dâu da nhưng cái cây thì cao quá không với tới được. Tôi nói với bé là tôi hứa sẽ mang đến cho con. Tôi cùng các bạn sinh viên đã cố tìm nhưng ở Hà Nội để tìm được thì cũng khá khó, nên mọi người đã thay bằng quả dâu da đất. May mắn hơn khi đến ngày hôm sau, các bạn sinh viên đã mượn được thang và trèo lên cây. Em ấy đứng dưới nhìn và khi đưa cho em, ánh mắt của em bé ấy long lanh, em cười rất sung sướng. Em bé rất cảm động và không nghĩ rằng câu nói rất bâng quơ của em từ tuần trước mà tôi và các anh chị vẫn nhớ. Nhiều khi chỉ là những điều rất giản dị trong cuộc sống nhưng nó lại có sức mạnh tiếp thêm niềm tin đối với bệnh nhân. 

Một kỉ niệm nữa là cùng với cả các thành viên. Tôi vẫn nhớ khi đó Hà Nội mưa bão, cây đổ rạp ở nài đường, tôi có nói với các bạn sinh viên là thành viên trong chương trình rằng tạm thời cứ nghỉ đã các con ạ. Tôi rất lo về sự an toàn cho các thành viên. Nhưng các bạn bảo rằng: “Các bệnh nhân bây giờ đã quen chờ sự xuất hiện hàng tuần của mình rồi, nên nếu mình không đến người ta sẽ hụt hẫng lắm”. Hồi đấy chương trình mới chỉ tặng mỗi bệnh nhân 1 hộp sữa thôi. Giai đoạn đó, tôi đang đi học ở lớp cao học, khi nghe các thành viên nói vẫn đội mưa mà đi thì tôi nói nếu như các con đã quyết tâm thì chờ cô về rồi đi. 

Tôi không thể quên được hình ảnh khi tôi về đến nhà đã thấy các thành viên mặc áo mưa đứng chờ ở nài cửa. Hồi đó, cơ sở ở viện K2 vẫn còn đơn giản lắm, các tôi trò lõm bõm lội nước đến nơi thấy các bênh nhân người ta đã đứng sẵn ở chỗ hành lang đó. Khi họ thấy cô trò lõm bõm mang sữa vào thì tất cả mọi người đều vỗ tay và bảo rằng thực sự chúng tôi không nghĩ rằng ngày hôm nay mưa như thế này mà cô vẫn đến. Cái họ mong chờ nhiều khi không phải hộp sữa mà là tình cảm động viên. Đó là cảm xúc khi tôi nhớ lại, cũng đã từ rất lâu rồi tôi mới nghĩ lại cái cảm xúc đấy. Từ khi thực hiện chương trình cho đến giờ, tôi trải qua rất nhiều những khó khăn. Điều khiến tôi mạnh mẽ và có nghị lực vượt qua được tất cả, duy trì được một hành trình khi những đoàn từ thiện khác chỉ làm theo đợt hoặc một vài đợt, thì tôi duy trì hàng tuần, cần có một cái động lực cực kì lớn, cần có niềm tin và sự chung sức chung lòng của cả cộng đồng. Tôi nghĩ rằng chính những nụ cười, ánh mắt, sự mong chờ của bệnh nhân chính là sức mạnh vô hình mang đến cho tôi để tôi vững tâm tôi thực hiện chương trình.

PV: Vậy những học trò của cô nghĩ như thế nào về hoạt động của cô? Các em có được lan truyền nguồn cảm hứng để thực hiện những việc làm tốt không?

Với học trò thì các con đều nhìn vào những việc làm của tôi. Người giáo viên, người thầy giống như một ngọn nến, nếu như mình muốn thắp cháy những ngọn nến khác, thì bản thân mình phải cháy trước. Vậy nên học sinh thấy tôi làm việc tốt thì không có lý do gì các con không cháy theo cả. Ở trường, tôi tạo được một phong trào người tốt việc tốt trong học sinh. Các con cũng biết tôi làm chương trình từ thiện và khi các con nhặt được tiền rơi thì mang nộp lại cho tôi vì tôi đã chia sẻ trước toàn trường là tôi có làm chương trình tặng sữa, tặng gạo cho bệnh nhân. Vậy khi các con nhặt được tiền, tôi sẽ thông báo trước toàn trường và bạn nào bị rơi thì các con lên gặp tôi để nhận lại nhưng sẽ có những bạn không lên nhận lại. 

Tiền các con làm rơi 5 nghìn, 10 nghìn thế nhưng khi tôi tổng kết sau 2-3 tháng thì số tiền học sinh nhặt được nó có thể lên 500-600 nghìn, có thể mua được vài thùng sữa. Có những học sinh nhặt được 500-700 nghìn nhưng vẫn mang lên nộp lại cho tôi và tôi nghĩ rằng nếu tự bản thân các em giấu tiền đi thì mình cũng không biết được. Ở đây, mình đã khơi dạy được lòng tốt của học sinh để cho các con biết rằng khi các con nộp lại thì có nghĩa rằng các con cũng đang góp phần làm một việc tốt cho xã hội. Đó là khi tôi thấy việc trồng người và hoạt động từ thiện của tôi có tác động đến học sinh.

PV: Cô có đang ấp ủ một dự định thay đổi chương trình thiện nguyện hiện tại hoặc khởi đầu một chương trình từ thiện khác hay không?

Thực ra tôi nghĩ rằng cùng 1 lúc, người ta không thể làm tốt được nhiều việc vậy nên mình hãy chọn một hoạt động trọng tâm đối với mình để mình duy trì, làm tốt và hoàn chỉnh hơn là việc cứ mỗi chỗ mình lại chạy một ít. Thế nên về một cái kế hoạch gì đó thì mong muốn của tôi ngày càng có thêm các nhà hảo tâm ủng hộ để tôi nâng được số lượng sữa lên tặng bệnh nhân và nâng được số lượng bệnh nhân được nhận sữa lên. 

Bên cạnh hai chương trình tặng sữa ở viện K và tặng gạo cho bệnh nhân chạy thận thì một năm có thêm 3 dịp 1/6, Trung thu và dịp Tết, tôi lại mở rộng thêm, tôi làm đối tượng ở làng chài và bệnh nhân ở viện tâm thần. Nài ra thì tôi còn làm thêm chương trình kêu gọi quần áo phối hợp với 1 bạn trên Hà Giang. Chương trình tên gọi là “Tủ quần áo cho người nghèo”. Tôi thu m quần áo ở dưới này sau đó gửi lên trên Hà Giang, người dân tộc họ cần thì họ sẽ đến lấy.

Cảm ơn cô đã chia sẻ những điều ấm áp về tình người! Chúc cô và chương trình sẽ tiếp tục nhân lên những giá trị tốt đẹp!

Vũ Thị Hồng Nhung – Báo in K35A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN