Tăng giá xe buýt, chất lượng có tăng?
(Sóng Trẻ) - Liên ngành giao thông vận tải và tài chính Hà Nội đưa ra đề án tăng giá xe buýt. Trước thông tin trên nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu chất lượng của xe buýt có tăng sau khi tăng giá?
Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, giá vé xe buýt được điều chỉnh từ 5.000 – 7.000 đồng tùy từng cự li. Đối với vé tháng, mức cho học sinh sinh viên vé liên tuyến là 90.000 đồng, những người khác là 145.000 đồng.
Ý kiến trái chiều
Nhiều người cho rằng, việc tăng giá xe buýt là cần thiết đặc biệt là trong thời điểm giá xăng dầu cao như hiện nay. Hơn nữa, giá xe buýt hiện hành được áp dụng từ năm 2005, lượng khách liên tục tăng qua các năm nên điều chỉnh giá vé là hợp lí.
Chị Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Xăng tăng giá, 23000/lít nhưng đi xe buýt có 3.000 đồng, rẻ hơn nhiều so với đi xe máy hoặc xe ôm. Vì vậy, tăng giá vé là cần thiết, hợp lí trong hoàn cảnh hiện nay."
Tuy nhiên, tăng giá xe buýt không được sự đồng thuận của nhiều học sinh, sinh viên – những người có thu nhập thấp, thường xuyên sử dụng xe buýt là phương tiện đi lại.
Ngọc, ĐH Thương mại chia sẻ: "Trước đây chỉ có giá xăng tăng, giá thực phẩm tăng nay giá xe buýt cũng tăng. Đối với nhiều người đã đi làm chi thêm vài chục nghìn mỗi tháng không đáng là bao, nhưng đối với những sinh viên như mình thì đó cũng là một vấn đề."
Không những thế, nhiều sinh viên cho rằng mức tăng giá vé là chưa hợp lí. Giá vé tăng khá cao, gần gấp đôi so với giá hiện tại khiến nhiều bạn sinh viên sẽ chuyển sang sử dụng các phương tiện khác như xe đạp.
Bài toán chất lượng phục vụ
Nhắc đến xe buýt nhiều người ngán ngẩm kể ra hàng loạt những đặc điểm “cộp mác” xe buýt: chật chội, chen chúc, nóng bức, tình trạng mất cắp diễn ra thường xuyên… Chính vì thế, xe buýt chưa trở thành lựa chọn của phần lớn người dân.
Bác Chí (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình) kể : "Có lần bác đi xe buýt cho rẻ nhưng sau lần đó có lẽ bác sẽ không bao giờ đặt chân lên xe buýt nữa. Xe thì đông, người như nêm cối, ngột ngạt, khó chịu, xe không có điều hòa, gần trăm con người trên chiếc xe như thế."
Không chỉ có chất lượng xe thấp mà thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt khiến nhiều người ái ngại khi đi xe buýt.
Hai sự việc cách đây không lâu, nhân viên xe buýt số 34 và 27 hành hung hành khách gây thương tích. Gần đây nhất là vụ việc hành khách bị phụ xe chửi mắng, đánh trọng thương trên tuyến buýt 28 ngày 5.5 vừa qua là nỗi ám ảnh với nhiều người. Chính vì vậy, nhiều người băn khăn: sau khi tăng giá chất lượng phụ vụ của xe buýt có nâng cao?
Phương, sinh viên ĐH Quốc gia cho biết: "Nếu như chất lượng xe buýt được nâng lên, không còn cảnh nóng bức, chen nhau, xô đẩy lên xe hay mất cắp thì mình ủng hộ việc xe buýt tăng giá."
Hy vọng rằng, sau khi điều chỉnh giá vé, xe buýt sẽ không còn là “hung thần đường phố”, tạo nên hình ảnh xe buýt thân thiện hơn với nhiều người dân Thủ đô.
Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, giá vé xe buýt được điều chỉnh từ 5.000 – 7.000 đồng tùy từng cự li. Đối với vé tháng, mức cho học sinh sinh viên vé liên tuyến là 90.000 đồng, những người khác là 145.000 đồng.
Ý kiến trái chiều
Nhiều người cho rằng, việc tăng giá xe buýt là cần thiết đặc biệt là trong thời điểm giá xăng dầu cao như hiện nay. Hơn nữa, giá xe buýt hiện hành được áp dụng từ năm 2005, lượng khách liên tục tăng qua các năm nên điều chỉnh giá vé là hợp lí.
Chị Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Xăng tăng giá, 23000/lít nhưng đi xe buýt có 3.000 đồng, rẻ hơn nhiều so với đi xe máy hoặc xe ôm. Vì vậy, tăng giá vé là cần thiết, hợp lí trong hoàn cảnh hiện nay."
Tuy nhiên, tăng giá xe buýt không được sự đồng thuận của nhiều học sinh, sinh viên – những người có thu nhập thấp, thường xuyên sử dụng xe buýt là phương tiện đi lại.
Ngọc, ĐH Thương mại chia sẻ: "Trước đây chỉ có giá xăng tăng, giá thực phẩm tăng nay giá xe buýt cũng tăng. Đối với nhiều người đã đi làm chi thêm vài chục nghìn mỗi tháng không đáng là bao, nhưng đối với những sinh viên như mình thì đó cũng là một vấn đề."
Không những thế, nhiều sinh viên cho rằng mức tăng giá vé là chưa hợp lí. Giá vé tăng khá cao, gần gấp đôi so với giá hiện tại khiến nhiều bạn sinh viên sẽ chuyển sang sử dụng các phương tiện khác như xe đạp.
Bài toán chất lượng phục vụ
Nhắc đến xe buýt nhiều người ngán ngẩm kể ra hàng loạt những đặc điểm “cộp mác” xe buýt: chật chội, chen chúc, nóng bức, tình trạng mất cắp diễn ra thường xuyên… Chính vì thế, xe buýt chưa trở thành lựa chọn của phần lớn người dân.
Bác Chí (Hoàng Hoa Thám, Ba Đình) kể : "Có lần bác đi xe buýt cho rẻ nhưng sau lần đó có lẽ bác sẽ không bao giờ đặt chân lên xe buýt nữa. Xe thì đông, người như nêm cối, ngột ngạt, khó chịu, xe không có điều hòa, gần trăm con người trên chiếc xe như thế."
Không chỉ có chất lượng xe thấp mà thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt khiến nhiều người ái ngại khi đi xe buýt.
Hai sự việc cách đây không lâu, nhân viên xe buýt số 34 và 27 hành hung hành khách gây thương tích. Gần đây nhất là vụ việc hành khách bị phụ xe chửi mắng, đánh trọng thương trên tuyến buýt 28 ngày 5.5 vừa qua là nỗi ám ảnh với nhiều người. Chính vì vậy, nhiều người băn khăn: sau khi tăng giá chất lượng phụ vụ của xe buýt có nâng cao?
Phương, sinh viên ĐH Quốc gia cho biết: "Nếu như chất lượng xe buýt được nâng lên, không còn cảnh nóng bức, chen nhau, xô đẩy lên xe hay mất cắp thì mình ủng hộ việc xe buýt tăng giá."
Hy vọng rằng, sau khi điều chỉnh giá vé, xe buýt sẽ không còn là “hung thần đường phố”, tạo nên hình ảnh xe buýt thân thiện hơn với nhiều người dân Thủ đô.
Lưu Thị Nhạn
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận