TBT Báo Đại biểu Nhân dân: “Sinh viên Xuất bản cần biết nhiều hơn ngoài kỹ năng biên tập”

(Sóng trẻ) - Lao động trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch. Các bạn sinh viên khoa Xuất bản không chỉ phải giỏi mỗi biên tập sách mà còn phải biết viết báo, làm chương trình truyền hình,…

Ngày 3/12, sinh viên khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đến thăm Báo Đại biểu Nhân dân và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Trong buổi trao đổi, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân đã có những chia sẻ sâu sắc về sự phát triển của ngành Xuất bản trong thời đại mới và những yêu cầu đặt ra cho sinh viên. 

Đưa sinh viên đến thực tế tại Báo Đại biểu Nhân dân và Truyền hình quốc hội Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Xuất bản mong muốn tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nắm được yêu cầu tuyển dụng của hai đơn vị này. 

Ngành Xuất bản đang có sự chuyển dịch

PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa cho rằng: “Xu thế lao động chung đang có sự chuyển dịch. Bên cạnh việc chuyên môn hóa ngành nghề, thời đại ngày nay còn đòi hỏi người lao động có sự đa năng, toàn diện nhiều lĩnh vực khác nữa”. 

anh-1-1.jpg
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân chia sẻ với sinh viên (Ảnh: Báo ĐBND)

 

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Xuất bản đang có những sự phát triển vượt bậc, bên cạnh nền xuất bản truyền thống là sự xuất hiện của xuất bản điện tử (electronic publishing), xuất bản số (digital publishing). Không chỉ đa dạng về hình thức xuất bản phẩm, hoạt động phát hành cũng phát triển vô cùng đa dạng.

Ngành Xuất bản vì vậy chuyển dịch từ việc tìm kiếm những người có khả năng biên tập tốt sang tìm kiếm những người có thể đảm nhận nhiều vai trò, làm được nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau phù hợp với đòi hỏi của hoàn cảnh xã hội. Biên tập viên không thể chỉ biết mỗi tổ chức và biên tập bản thảo mà cần phải biết cả đối ngoại với các đơn vị khác, tổ chức sự kiện phát hành sách,...

PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa dẫn chứng: “Hiện nay, ngoài báo in ra hàng ngày, cán bộ Báo Đại biểu Nhân dân còn có kênh Báo Điện tử cập nhật thông tin tức thì, bên cạnh đó còn tổ chức các mạng nội dung mới như video, tọa đàm, giao lưu trực tuyến…”

Sinh viên Xuất bản cần thay đổi để thích nghi

Với việc ngành Xuất bản đang chuyển dịch, sinh viên Xuất bản vì vậy không chỉ cần phải biết, yêu và hiểu sâu về chuyên ngành Xuất bản mà còn cần phải thay đổi, cập nhật nhanh chóng để thích nghi với những yêu cầu mới của nghề nghiệp. 

PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa khẳng định: “Sinh viên học Xuất bản hay bất kỳ ngành nghề nào đều cần tự trau dồi kỹ năng, tích lũy kiến thức và phát triển bản thân đa năng hơn mới có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm tốt”.

Hiện nay, sinh viên Xuất bản bên cạnh việc học tập các môn chuyên ngành còn phải học các môn đại cương, hay được đánh giá xét học bổng qua nhiều tiêu chí cả học tập và rèn luyện và bắt buộc phải đáp ứng chuẩn đầu ra Tin học và Ngoại ngữ để tốt nghiệp. 

anh-3-1.JPG
Sinh viên Xuất bản ra trường hoàn toàn có thể viết báo hay biên tập chương trình truyền hình (Ảnh: Hải Bình)

 

Trưởng Ban Trị sự của Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Thị Minh Hằng cũng chia sẻ: “Ban Trị sự hiện đang đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến nhân sự, tổ chức sự kiện và cả việc kinh doanh báo trong tình hình hiện nay Báo đã tự chủ đến 85%”. 

anh-2-1.JPG
Cán bộ Truyền hình Quốc hội giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. (Ảnh: Hải Bình)

 

Đưa sinh viên đi tham quan, giới thiệu các phòng ban của Truyền hình quốc hội Việt Nam, cán bộ cơ quan chia sẻ: “Tuy mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau, chuyên môn hóa cao nhưng mỗi cán bộ ở đây cũng đều ít nhiều biết các kỹ năng khác sẽ có tư duy công việc tốt hơn”. 

Như vậy, không chỉ cần có chuyên môn biên tập tốt, sinh viên học Xuất bản cần trau dồi cả kỹ năng tư duy thẩm mỹ, am hiểu và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, tư duy kinh doanh,... Tự nhận thức và cố gắng phát triển bản thân toàn diện là tiền đề mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội hiện đại.   

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN