Thái Bình - học sinh chen lấn tại các lò luyện thi

(Sóng trẻ) - Kỳ thi Đại học, Cao đẳng 2014 đang đến rất gần. Để có thể chuẩn bị kĩ lưỡng cho kì thi quan trọng này, nhiều học sinh và phụ huynh tìm đến các “lò luyện” thi Đại học. Cũng bởi tâm lý đến lò luyện mới đỗ của phần lớn các học sinh nên các trung tâm ôn thi luôn trong tình trạng chật kín. 

Quảng cáo khác với thực tế

Hàng ngày cứ khoảng từ 4 rưỡi tới 5 giờ, sau khi kết thúc giờ học chính khóa trên trường là các lò luyện thi như Ngọc Hiển, Quang Minh…trên phố Chu Văn An, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình lại tấp nập cảnh học sinh ra vào mua vé và đứng đông kín trước cửa trung tâm để chờ vào học.

Tại đây, các lò luyện thi đều rầm rộ đặt biển quảng cáo ấn tượng như chất lượng, chuyên nghiệp, hiệu quả hay ôn sát đề thi Đại học. Trong vai một người đi tìm các lớp luyện thi, tôi được các chủ lò tại đây tư vấn các lớp học khác nhau. Và họ cũng không quên đảm bảo với tôi rằng các lớp học tại đây rộng rãi và thoải mái. Chủ  lò luyện thi Quang Minh, nằm trên phố Chu Văn An, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình nói: “Năm nay nó ít học sinh thôi, nó chỉ hơn trăm, lớp nào cũng ít thôi như lớp Toán thì nó được khoảng 200 chứ mọi năm nó đông lắm. Ngồi thoài mái, không phải lo đâu”.

53e3b15d4_anh_1.jpg
Học sinh tấp nập đứng chờ vào lớp học

Nhưng những lời đảm bảo đó lại trái hẳn với thực tế. Bởi hầu hết các lớp tại lò luyện thi ở đây đều trong cảnh chật chội và nóng bức, đặc biệt là các lớp Toán, Lý và Hóa. Các dãy bàn ghế được kê sát với bục giảng và kín các góc tường. Chỉ có một lối đi nhỏ ở giữa đủ cho một người đi phát đề ôn tập cho học sinh. Mỗi bàn dài chưa đầy 1m rưỡi nhưng có tới 4,5 học sinh ngồi thậm chí là 6. Vì thế các em không có chỗ để cặp sách mà phải vừa học vừa ôm cặp vào lòng.

Không vào lò thì không yên tâm

Lớp học đông và chật kín là tình trạng chung của các lò luyện thi trên phố Chu Văn An, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình. Nhiều em học sinh biết rõ điều đó nhưng vẫn ồ ạt kéo đến học. Trong đó không ít em theo tâm lý đám đông, thấy bạn bè đi ôn nên cũng cố tìm cho mình một lớp để học. Không những thế, qua những lời giới thiệu hấp dẫn như thầy cô tại đây cho ôn sát với đề thi Đại học mà nhiều em đã tin vào điều đó và tìm đến với các lò luyện thi.

53e3b15d4_anh_2.jpg
Các lớp học tại lò luyện thi chật cứng học sinh

Việc các trung tâm mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho các em là điều đáng ghi nhận. Thực tế cho thấy tình trạng học sinh tới các lò luyện thi ngày càng đông. Tuy nhiên, theo học tại đây có cả mặt lợi và lẫn hại. Cô Đào Tố Hoa, Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư, Thái Bình nói: “Các lò luyện cũng có điểm tốt ý. Đến đây các em có cơ hội được học những thầy, cô giáo mới. Thông thường những thầy trong lò luyện thi hay dạy học sinh mẹo làm bài. Điều này không phải là tốt, mẹo, chiêu trò chỉ là hình thức đối phó. Nhiều khi kiến thức thực chất thì học sinh lại không nắm bắt được”.

“Bỏ ngỏ” các lớp luyện thi tại trường

Do tâm lý chung của học sinh là không tới lò luyện thì không yên tâm nên nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Bình không mở lớp ôn thi Đại học, nếu có thì cũng chỉ rất ít học sinh tham gia. Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư, Thái Bình - một trong những trường có đội ngũ giáo viên dạy giỏi và nhiều năm kinh nghiệm. Trường luôn nằm trong top 200 các trường THPT cả nước có tỷ lệ đỗ Đại học cao nhưng cũng không mở các lớp ôn thi cho các em học sinh lớp 12. Trao đổi về vấn đề này, cô Đào Tố Hoa, Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi cho biết: “Việc tổ chức các lớp ôn thi Đại học thứ nhất là do chính nhu cầu của các em. Thứ hai các em thường học theo bộ ba Toán, Lý, Hóa hoặc Văn, Sử, Địa. Thế nhưng thật sự cho đến bây giờ thì nhà trường thì chưa đủ điều kiện có đủ các thầy dạy cả ba bộ môn đó. Thêm vào đó, xu hướng của học sinh vẫn thích học trung tâm theo số đông bạn bè. Bởi vậy nhà trường không mở các lớp ôn thi Đại học, học sinh tự nguyện tham gia”. 

53e3b15d4_anh_3.jpg
Học sinh xếp hàng mua vé trước cửa lò luyện thi 

Còn với trường THPT Tiên Hưng, huyện Đông Hưng, Thái Bình thì có mở lớp vào Chủ nhật hàng tuần nhưng cũng chỉ có khoảng 40 học sinh của cả khối 12 tham gia học, chủ yếu là các em học ban chuyên. 

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa là các em học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi Đại học cam , kỳ thi đánh dấu bước nặt mới trong cuộc đời của học sinh. Vào thời điểm quan trọng này, mỗi học sinh nên tự tìm cho mình cách học tập hiệu quả nhất. Và dù có học ở đâu chăng nữa, ý thức của chính các em mới là yếu tố quyết định sự thành công, chứ không phải vào lò luyện thi mới đỗ Đại học. 

Trịnh Thị Quỳnh Trang
Lớp Phát thanh k31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN