Thần y chữa bách bệnh – đừng đặt niềm tin mù quáng

(Sóng Trẻ) - Qua lời kể truyền miệng, tiếng đồn về những thầy lang chữa được bách bệnh được lan rộng một cách nhanh chóng và rộng rãi. Mỗi thần y, có một cách chữa trị rất đặc biệt nhưng đều cam đoan mình có thể chữa “bách bệnh”. Liệu những phương pháp chữa bệnh kì quái ấy có kết quả như họ mong đợi hay chỉ là “tiền mất tật mang”?

Những phương pháp chữa bệnh kì quái


Gần đây, cả nước xuất hiện nhiều các bậc kỳ tài chữa bệnh. Họ từ người bình thường trở thành người có thể chữa được bách bệnh kể cả ung thư bằng những chiêu kỳ quái.

Một số ví dụ điển hình như: Bà Phạm Thị Mai (51 tuổi, ở ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh), tự xưng mình là “cố tổ”. Bà chữa bệnh bằng cách cho người bệnh nằm xuống, đổ nước lã vào miệng. Rồi bà dùng nhang đốt, chích vào người, kết hợp với việc đấm đá túi bụi vào thân để xua đuổi tà ma.

Chỉ với một chén nước lã, thắp một nén nhang trên cầu khấn rồi dội lên đầu và cho bệnh nhân uống, mọi bệnh tật sẽ tiêu tan, là cách chữa bệnh vô cùng đặc biệt của “nữ thánh” Trần Thu Thủy (xã Trung Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).

Hay như “thánh cô” Đinh Thị Châu (thôn 7, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn) lại chữa bệnh bằng lá cây và nước lã. Bà Đinh Thị Dung (xã Thanh Phong, Thanh Liêm, Hà Nam), chữa được bách bệnh cho mọi người chỉ dùng hương, nước lã khi được “cô Chín” nhập vào…

                      09286a8de_3_7_1349902684_62_1349858009thanhnhap.jpg
                                                Bà Dung chữa bệnh chỉ với hương và nước lã
                                                                      (nguồn internet)

Phương pháp chữa bệnh của những thần y kể trên quả là kỳ quái và không dựa trên bất cứ một cơ sở khoa học nào. Tuy nhiên, chỉ qua truyền miệng, người dân ở các vùng lân cận nơi cư trú của các thầy lang nô nức đến xin được chạy chữa.

Niềm tin mù quáng và những hậu quả khôn lường

Các cụ xưa có câu “Có bệnh thì vái tứ phương”, vì thế mà những người bệnh nghe “truyền tai” bác sĩ này chữa hay, bác sĩ kia chữa giỏi thì lập tức đến tận nơi, xin lo chạy chữa. Đánh vào tâm lý này, nhiều vị thầy lang tự nhận mình là “thần y”, chữa bách bệnh cho người dân. Tiếng lành đồn xa, những câu chuyện về các vị thần y chữa được bách bệnh được lan truyền rộng rãi. Nhiều người nô nức đến với hi vọng sẽ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.

Cách chữa bệnh từ thiện “truyền thống”, của bà Phạm Thị Xuân Quế (tổ 2, khu vực 1, phường Thủy Xuân, TP Huế), gần chục năm qua chữa cho nhiều bệnh nhân chỉ với một phương thuốc chung là “nhịn đói”. Bệnh nhân đến đây chữa trị không những không lành bệnh,  mà còn phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác. Thậm trí, nhiều bệnh nhân tử vong sau ít ngày đến chữa bệnh tại nhà bà Quế bằng phương pháp nhịn đói.alt
                         092827153_22101980af696fc5.jpg
                                         Mất nhiều ngày chờ đợi để được bà Quế chữa bệnh
                                                                      (nguồn internet)

Theo Dantri.com, trường hợp của bệnh nhân Phan Thị Thanh đã tử vong sau 2 ngày điều trị tại nhà bà Quế. Trường hợp chị Thanh bị tim mà đi chữa theo kiểu nhịn ăn này là không đúng vì khi không ăn, huyết áp sẽ yếu dần, oxy không được cung cấp lên não. Để lâu ngày người bệnh sẽ trụy dần rồi mất hết sức. Có nhiều chỗ chữa tim tiên tiến nên tới đó sẽ được chẩn đoán, điều trị dứt điểm hơn là làm theo kiểu nhịn đói này.­­

Vẫn còn đâu đó những thần y theo đúng nghĩa

Bà Hoàng Thị Than (xã Nghĩa Đô, Bảo Yên, Lào Cai), lâu nay đã được người dân địa phương ca ngợi và ngưỡng mộ như một vị thần y với tài năng và đức độ của của một người thầy thuốc dân tộc.
                          092804b55_67_10_1349236804_86_nguoiduatinanh2bathan.jpg
                                        Bà Than được ca ngợi và ngưỡng mộ như một thần y
                                                                   (nguồn internet)

Tùy vào từng bệnh mà lấy ngay một vài loại lá cây, lá cỏ, rễ hoặc quả về dùng rất hiệu nghiệm. Tuy những bài thuốc này người Tày ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng để chữa khỏi bệnh, vì nếu dùng không đúng cách hoặc không đúng bệnh sẽ làm cho người bệnh đau hơn, bệnh tình nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Bà Than còn nhớ trường hợp của chị Nông Thị Pén, ở xã Vĩnh Yên bị ngộ độc nấm, gia đình đã dùng cách giải độc thông thường của người Tày nhưng không khỏi, trái lại càng làm cho chất độc trong người chị phát tán nhanh hơn. Gia đình đưa chị đến cứu chữa, bằng bài thuốc gia truyền của mình bà Than dùng nhiều loại lá cây dại đã giải độc cho chị thành công.

Hay như trường hợp anh Nguyễn Văn Toàn ở bản Đáp bị rắn độc cắn, bà chỉ cần vài loại lá cây đã cứu sống được anh. Đó chỉ là một trong số hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trường hợp đã được “thần y” đưa từ “cõi chết trở về”.

Nhiều bệnh nhân sau khi được bà Than chữa khỏi bệnh đã tìm đến trả ơn, nhưng bà chỉ nhận quà còn tiền thì từ chối: “Chữa khỏi cho bệnh nhân là niềm vui của người thầy thuốc. Còn gì vui hơn khi có thể giúp những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, những người neo đơn được chữa khỏi bệnh”, bà Than tâm sự (theo Nguoiduatin.vn)

Đành rằng “có bệnh thì vái tứ phương”, nhưng mọi người cần phải thận trọng trong khi tìm đến các vị “thần y” chữa bách bệnh. Cần có những cái nhìn đầy đủ, khách quan, khoa học để không là phó mặc số phận mình vào những phương pháp chữa bệnh phản khoa học, ấu trĩ của một số người tự cho mình là thần y.

Kiều Luyến, Lan Anh, Thu Thủy, Minh Quý, Nguyễn Ngọc

Lớp Báo mạng điện tử K.30


 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN