Sinh viên với khởi nghiệp 0 đồng
(Sóng trẻ) - Vấn đề lớn nhất khi bắt đầu khởi nghiệp chính là vốn. Vậy với 0 đồng, làm thế nào để những sinh viên mới ra trường có thể khởi nghiệp thành công?
Bước vào ngưỡng cửa đại học là lúc thời cơ và thách thức dành cho những sinh viên có ý định khởi nghiệp với hai bàn tay trắng. Sinh viên có nhiều lợi thế về mặt thời gian, sức lực, sự sáng tạo, cơ hội mới, tuy nhiên khởi nghiệp đồng nghĩa với việc sinh viên phải hi sinh nhiều thứ hơn như thời gian cân bằng giữa việc học và việc làm, nguồn vốn, nợ nần, thiếu nguồn lao động, giao thương thất bại.... Nhiều người còn bỡ ngỡ loay hoay chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Những bí quyết sau đây sẽ giúp cho sinh viên khởi nghiệp một cách dễ dàng hơn với nguồn vốn 0 đồng.
Khởi nghiệp cho sinh viên chỉ với 0 đồng
1. Tự tạo khoản tiền đầu tư
Khởi nghiệp sẽ tiêu tốn của bạn một lượng tiền vô cùng lớn, từ những vấn đề giấy phép cho phép thành lập doanh nghiệp, các nguồn cung ứng, thiết bị, văn phòng công, chi phí vận hành, chi phí pháp lí, đội ngũ nhân viên. Chưa kể các khoản tiền hao phí cho xăng xe, điện nước... Vậy điều đầu tiên để tiến hành con đường khởi nghiệp đó chính là tự tạo khoản tiền đầu tư cho riêng mình.
Sinh viên có thể tích cóp tiền bạc ngay từ năm nhất bằng cách đi làm thêm gia sư, bán quần áo, bưng bê, hay làm các công việc dựa theo chuyên ngành học, năng lực và đam mê của mình. Nài ra sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc với các môi trường làm việc part – time, tranh thủ học hỏi cách vận hành của nơi đó, cách điều phối nhân viên và quản lý nguồn hàng như thế nào...
Anh Nguyễn Hòa Bình – Tổng giám đốc PeaceSoft đã tự chiến đấu xây dựng sự nghiệp từ con số 0 tròn trĩnh từ năm 19 tuổi. Anh cho biết: Cần phải biết tận dụng được quỹ thời gian sinh viên hợp lý, đây là cơ hội để các bạn sinh viên vừa học thêm nhiều điều, vừa tạo lập được sự tự tin cho bản thân để chuẩn bị đối mặt với những thử thách ngay sau khi ra trường.
Ảnh minh họa: Sinh viên làm thêm để tạo khoản tiền đầu tư startup tương lai (Nguồn internet)
Hoặc sinh viên có thể cố gắng dành học bổng vì học bổng của trường đại học rất lớn, nếu cố gắng học tập chăm chỉ, sinh viên vừa đạt được kết quả cao, vừa mang lại một nguồn thu đáng kể.
2. Tranh thủ mọi nguồn vốn từ bên nài
Nếu cần thiết có thể đẩy nhanh quá trình khởi nghiệp cho sinh viên bằng các nguồn lực hộ trợ bên nài. Có rất nhiều cách để tăng số lượng vốn cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường như :
Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đây có thể là nguồn lực lớn mạnh và hùng hậu nhất cho các bạn sinh viên đang nung nấu ý định khởi nghiệp.
Đối với những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần lên kế hoạch vay ngân hàng: sinh viên luôn có thể mở một tài khoản vay ở ngân hàng. Hiện nay ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP) là tổ chức tài chính của Chính Phủ hỗ trợ sinh viên vay vốn ưu đãi. Tuy nhiên để vay vốn tại đây sinh viên phải thuộc các đối tượng mà ngân hàng yêu cầu và được sự chấp nhận của gia đình.
3. Cải thiện và mở rộng mối quan hệ
Trong thời đại bùng nổ mạng xã hội như hiện nay thì việc sử dụng mạng xã hội cá nhân làm kênh thông tin đại chúng cho công việc kinh doanh, quảng bá, tăng cường các mối quan hệ là vô cùng cần thiết.
Tương tác trên mạng xã hội tăng cường các mối quan hệ, tìm kiếm nguồn hàng và khách hàng tiềm năng(nguồn:Internet)
Không chỉ riêng sinh viên, để có kế hoạch khởi nghiệp không tốn chi phí đầu tư, sinh viên nên tìm kiếm những cửa hàng cho kinh doanh ứng trước như bán quần áo online, sinh viên đăng các mẫu mã hàng hóa, m các khách hàng thành một đơn hàng mới và thanh toán sau khi đã nhận được thanh toán của khách hàng đặt. Công việc này đòi hỏi sinh viên phải có uy tín và khôn khéo trong các tạo mối quan hệ giữa nguồn hàng cung ứng và khách hàng.
4. Cắt giảm chi tiêu cá nhân
Thay vì ưu tiên sắm sửa cho bản thân, sinh viên nên đặt đại cuộc làm trọng. Việc khởi nghiệp là cả một quá trình đầu tư và trưởng thành. Mọi khoản chi tiêu đều cần được lên kế hoạch cụ thể, xem xét có thể cắt giảm khoản chi tiêu cho bản thân ở những điểm nào. Chẳng hạn như quần áo, mỹ phẩm, ăn uống, sinh hoạt phí... Sinh viên nên học cách mặc cả khi đi chợ, học cách sống tiết kiệm để đầu tư cho dự định khởi nghiệp sắp tới.
5. Xác định rõ ràng ý tưởng và kế hoạch khởi nghiệp
Sinh viên cần hiểu rõ mục đích muốn khởi nghiệp là gì vì khi bắt tay vào khởi nghiệp, sẽ có nhiều điểm phát sinh mới như nguồn vốn, nhân công, chất lượng sản phẩm... hay vô vàn rủi ro có thể xảy ra khi khởi nghiệp. Nếu chỉ hời hợt qua loa sẽ rất dễ gặp thất bại.
Ảnh minh họa: Xác định rõ ý tưởng và kế hoạch khởi nghiệp là vô cùng quan trọng (nguồn:Internet)
Nếu muốn trải nghiệm trong lĩnh vực mới, sinh viên cần biết rõ ý tưởng khởi nghiệp của mình là gì? Cách để thực hiện ra sao? Có khả thi hay không? Quan sát những người đã thành công trong lĩnh vực này, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, cơ hội phát triển lĩnh vực mà mình chọn...
Khoản lợi nhuận cho kế hoạch khởi nghiệp có thể tăng gấp nhiều lần so với dự định ban đầu nếu chúng ta có một kế hoạch chi tiết và cụ thể.
Chia sẻ về con đường khởi nghiệp, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn Trung Nguyên cho rằng: “Vốn không phải chỉ là tiền, mà là niềm tin, là những mối quan hệ mà các bạn có thể kiến tạo xung quanh mình… Tiền không phải là yếu tố quan trọng nhất”.
Trước khi khởi nghiệp bất cứ điều gì, sinh viên cũng phải xác định rõ ý tưởng mình muốn khởi nghiệp. Đừng cho rằng việc mình đang khởi nghiệp chỉ là một thử nghiệm hay một trò chơi thử sức. Hãy thực sự đặt niềm tin, tâm trí và sức lực để nhận được kết quả xứng đáng.
Hồ Thúy Vy -BC Đa Phương Tiện K33
Cùng chuyên mục
Bình luận