Thầy đồ Nghiêm Quốc Đạt: Thắp lên niềm say mê chữ Hán Nôm
(Sóng Trẻ) - Có một người thầy vẫn miệt mài thắp lên niềm say mê chữ Hán Nôm, miệt mài gìn giữ nét văn hóa đẹp của dân tộc – thầy Nghiêm Quốc Đạt.
Hiện nay có rất nhiều câu lạc bộ, lớp học thư pháp được mở ra đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về nét đẹp văn hóa đã từng “vang bóng một thời”- chữ Hán Nôm. Nhiều người học vì muốn tìm hiểu nền văn hóa dân tộc, lại có người học chỉ vì yêu hình tượng ông đồ cho chữ trước thềm văn miếu mỗi độ xuân về. Và cũng có nhiều người tham gia với niềm say mê thật sự về chữ Hán Nôm- nét hồn dân tộc. Có một người thầy vẫn miệt mài thắp lên niềm say mê đó.
Một buổi sáng chủ nhật, tôi cùng các học trò của thầy Nguyễn Quốc Đạt đến lớp học quen thuộc mượn được ở trường tiểu học Sơn Đồng –Hoài Đức- Hà Nội và cảm nhận được sự say học với thứ chữ của cha ông đã từng bị coi là “cổ lỗ sĩ” này . Ở đây, người học không chỉ là học cho vui, học vì thấy hay hay. Người dạy không đơn thuần chỉ dạy vì nhiều người muốn học. Trong lớp dạy và học chữ Hán Nôm tình nguyện mang tên Sao Khuê này, trò học với sự khao khát hiểu biết thực sự, còn thầy truyền dạy với tấm lòng xót xa nếu nét đẹp văn hóa ấy dần bị mai một. Vì thế, cả thầy và trò đều dồn hết sự tận tâm của mình để dạy và học. Nhiều năm đã trôi qua, học trò của thầy vẫn đều đặn đến lớp vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần.
Không phải vô cớ mà sự say mê học tập đó khiến người tham gia lớp học có thể dễ dàng cảm nhận đến vậy.
Học trò của thầy có đủ mọi lứa tuổi, từ con nít hơn 10 tuổi cho đến cụ già nại ngũ tuần, từ những người khỏe mạnh bình thường đến những người khuyết tật như bác Tiến vẫn hàng tuần đi xe ba bánh từ Thanh Xuân - Hà Nội, có người ở tận Sơn La vượt mấy chục cây số về học chữ của thầy. Có người đi bộ tới và cũng có những người đi ô tô tới lớp học đơn sơ học chữ. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, trình độ… đều say sưa tập viết.
Tình yêu với chữ Hán nôm được vun đắp bởi lòng ham học của các môn sinh và cũng bởi sự tận tâm của người thầy đã nại thất tuần này. Dường như với sự hiểu biết của bản thân, sự nhạy cảm và kinh nghiệm cả cuộc đời mình, thầy dạy chữ nhưng không quên dạy đạo cho học trò của mình khi trong từng bài giảng thầy đều dạy “tiên học lễ hậu học văn”. Mỗi sáng chủ nhật, thầy lại chuẩn bị bút, mực, giấy đỏ thậm chí là nước uống mang lên lớp cho học trò.
Thầy bắt tay uốn nắn từng nét chữ. Thầy dạy tôi viết chữ “hiếu” không quên ứng khẩu một câu thơ:
(Chữ “Hiếu” được cấu tạo bời chữ “địa”- đất ở trên và chữ “tử”- con ở dưới).Thầy nói những câu thơ đó là độc chiêu giúp trò của mình nhanh nhớ chữ. Giảng từng cách đưa nét bút, thầy còn không quên dặn dò: “Cả cuộc đời con biết làm tròn chữ này là cũng đủ rồi”. Tôi hiểu những điều thầy muốn nói với tôi và thầm cảm ơn người thầy đã chỉ cho tôi biết cái thâm thúy trong con chữ của ông cha.
Với ai thầy cũng tận tâm như vậy, có lẽ vì thế mà những người tới đây học ngày càng yêu thêm từng con chữ Hán nôm. Nài một ngày học cố định trên lớp, những ngày khác trong tuần, ai có khúc mắc gì về chữ Hán nôm đều đến nhờ thầy chỉ giúp. Có những buổi, nhiều ông đồ khác cùng đã nài 50 tuổi đến tập viết, nhờ thầy sửa nét và nghe thầy giảng về từng con chữ, về nhân - lễ - nghĩa - trí - tín, nề nếp gia phong, đạo lý làm người, cách ứng xử giao tiếp với bề trên kẻ dưới và cả cách bảo vệ sức khoẻ thường ngày.
Với tấm lòng luôn thồn thức với mong ước kho tàng văn hóa dân tộc gắn với chữ Hán Nôm không bị mất đi khi những lớp người như ông đi về thế giới bên kia. Và với nỗi trăn trở: “Sở dĩ lớp trẻ dễ hư hỏng là vì chúng chưa hiểu sâu sắc đạo làm người, những luân lý, nề nếp của cha ông giờ đây bị xem nhẹ quá, trong khi lối sống học theo Tây lại thịnh hành. Cái gốc văn hóa đã không có mà lại sống học đòi theo trào lưu cho nên mới dễ sa ngã”. Ngày ngày, thầy vẫn âm thầm thắp lên niềm say mê với chữ hán nôm- nền văn hóa vang bóng một thời.
Hiện nay có rất nhiều câu lạc bộ, lớp học thư pháp được mở ra đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về nét đẹp văn hóa đã từng “vang bóng một thời”- chữ Hán Nôm. Nhiều người học vì muốn tìm hiểu nền văn hóa dân tộc, lại có người học chỉ vì yêu hình tượng ông đồ cho chữ trước thềm văn miếu mỗi độ xuân về. Và cũng có nhiều người tham gia với niềm say mê thật sự về chữ Hán Nôm- nét hồn dân tộc. Có một người thầy vẫn miệt mài thắp lên niềm say mê đó.
Một buổi sáng chủ nhật, tôi cùng các học trò của thầy Nguyễn Quốc Đạt đến lớp học quen thuộc mượn được ở trường tiểu học Sơn Đồng –Hoài Đức- Hà Nội và cảm nhận được sự say học với thứ chữ của cha ông đã từng bị coi là “cổ lỗ sĩ” này . Ở đây, người học không chỉ là học cho vui, học vì thấy hay hay. Người dạy không đơn thuần chỉ dạy vì nhiều người muốn học. Trong lớp dạy và học chữ Hán Nôm tình nguyện mang tên Sao Khuê này, trò học với sự khao khát hiểu biết thực sự, còn thầy truyền dạy với tấm lòng xót xa nếu nét đẹp văn hóa ấy dần bị mai một. Vì thế, cả thầy và trò đều dồn hết sự tận tâm của mình để dạy và học. Nhiều năm đã trôi qua, học trò của thầy vẫn đều đặn đến lớp vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần.
Không phải vô cớ mà sự say mê học tập đó khiến người tham gia lớp học có thể dễ dàng cảm nhận đến vậy.
Học trò của thầy có đủ mọi lứa tuổi, từ con nít hơn 10 tuổi cho đến cụ già nại ngũ tuần, từ những người khỏe mạnh bình thường đến những người khuyết tật như bác Tiến vẫn hàng tuần đi xe ba bánh từ Thanh Xuân - Hà Nội, có người ở tận Sơn La vượt mấy chục cây số về học chữ của thầy. Có người đi bộ tới và cũng có những người đi ô tô tới lớp học đơn sơ học chữ. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, trình độ… đều say sưa tập viết.
Tình yêu với chữ Hán nôm được vun đắp bởi lòng ham học của các môn sinh và cũng bởi sự tận tâm của người thầy đã nại thất tuần này. Dường như với sự hiểu biết của bản thân, sự nhạy cảm và kinh nghiệm cả cuộc đời mình, thầy dạy chữ nhưng không quên dạy đạo cho học trò của mình khi trong từng bài giảng thầy đều dạy “tiên học lễ hậu học văn”. Mỗi sáng chủ nhật, thầy lại chuẩn bị bút, mực, giấy đỏ thậm chí là nước uống mang lên lớp cho học trò.
Thầy bắt tay uốn nắn từng nét chữ. Thầy dạy tôi viết chữ “hiếu” không quên ứng khẩu một câu thơ:
“Mẹ là đất ở trên cao
Con đứng cắm sào đội ở dưới lên”
Con đứng cắm sào đội ở dưới lên”
(Chữ “Hiếu” được cấu tạo bời chữ “địa”- đất ở trên và chữ “tử”- con ở dưới).Thầy nói những câu thơ đó là độc chiêu giúp trò của mình nhanh nhớ chữ. Giảng từng cách đưa nét bút, thầy còn không quên dặn dò: “Cả cuộc đời con biết làm tròn chữ này là cũng đủ rồi”. Tôi hiểu những điều thầy muốn nói với tôi và thầm cảm ơn người thầy đã chỉ cho tôi biết cái thâm thúy trong con chữ của ông cha.
Với ai thầy cũng tận tâm như vậy, có lẽ vì thế mà những người tới đây học ngày càng yêu thêm từng con chữ Hán nôm. Nài một ngày học cố định trên lớp, những ngày khác trong tuần, ai có khúc mắc gì về chữ Hán nôm đều đến nhờ thầy chỉ giúp. Có những buổi, nhiều ông đồ khác cùng đã nài 50 tuổi đến tập viết, nhờ thầy sửa nét và nghe thầy giảng về từng con chữ, về nhân - lễ - nghĩa - trí - tín, nề nếp gia phong, đạo lý làm người, cách ứng xử giao tiếp với bề trên kẻ dưới và cả cách bảo vệ sức khoẻ thường ngày.
Với tấm lòng luôn thồn thức với mong ước kho tàng văn hóa dân tộc gắn với chữ Hán Nôm không bị mất đi khi những lớp người như ông đi về thế giới bên kia. Và với nỗi trăn trở: “Sở dĩ lớp trẻ dễ hư hỏng là vì chúng chưa hiểu sâu sắc đạo làm người, những luân lý, nề nếp của cha ông giờ đây bị xem nhẹ quá, trong khi lối sống học theo Tây lại thịnh hành. Cái gốc văn hóa đã không có mà lại sống học đòi theo trào lưu cho nên mới dễ sa ngã”. Ngày ngày, thầy vẫn âm thầm thắp lên niềm say mê với chữ hán nôm- nền văn hóa vang bóng một thời.
Thanh Hương
Truyền hình K28
Truyền hình K28
Cùng chuyên mục
Bình luận