Thay đổi cách thu phí rác thải sinh hoạt: Liệu có khả thi?

(Sóng trẻ) - Từ năm 2025, việc thu phí rác thải sẽ được tính theo khối lượng, nghĩa là, người nào dùng bao nhiêu thì sẽ trả tiền bấy nhiêu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn, ngờ vực về tính hiệu quả của điều luật khi đi vào đời sống.

Những điểm tích cực của điều luật

Điều luật này được đưa ra do tình trạng xử lý rác thải còn nhiều tồn đọng ở nước ta. Theo thống kê, lượng rác thải tại Việt Nam là khoảng 50.000 tấn/ngày, trong đó tại các đô thị là khoảng 35.000 tấn/ngày, chiếm tới hơn 90% trong số đó là rác thải sinh hoạt. Mặt khác, trên 80% rác được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp. Mô hình xử lý rác thải này đang áp dụng phát sinh nhiều bất cập, gây thất thoát tài nguyên môi trường.

Hình thức tính phí rác thải theo khối lượng không phải là mới trên thế giới. Nhiều nước đã áp dụng và đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thực hiện quy định này, tiêu biểu nhất là Hàn Quốc. Theo đó, sau một năm thực hiện chính sách, đất nước này đã giảm được 22% lượng chất thải rắn sinh hoạt so với trước khi chưa có chính sách này, tiết kiệm được một số tiền tương đương với 420.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước. 

Còn tại Nhật, thành phố Kyoto và một số địa phương đã thực hiện tính phí đổ rác theo ki lô gram. Việc tính phí có mục đích giúp người dân có lối sống thân thiện với môi trường, hạn chế rác thải.

Với việc tính phí rác theo khối lượng, Nhà nước mong đợi rằng tỷ lệ rác thải tại Việt Nam sẽ giảm ở mức đáng kể. Khi tính phí rác theo khối lượng, mỗi hộ gia đình sẽ ý thức trong việc tái chế loại rác, cũng như hạn chế thải rác ra môi trường

Ngoài ra, với việc không cần trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, đã được phân loại theo đúng quy định, mỗi người dân sẽ có ý thức tự phân loại rác tại nguồn. Điều này giúp giảm tải cho những nhà máy xử lý rác cũng như giảm chi phí xử lý rác được lấy từ ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng: "Biện pháp này tuân thủ đúng theo nguyên tắc bảo vệ môi trường: người gây ô nhiễm phải trả tiền, gây ô nhiễm nhiều thì trả nhiều tiền. Đó là sự công bằng”.

Thực tế cho thấy, nhiều người giàu không quan tâm mỗi tháng tiền rác hết bao nhiêu, nhưng người nghèo phải tính toán và để mất ít tiền nhất họ sẽ phải phân loại rác, giảm lượng rác phát thải ra môi trường", PGS.TS Phùng Chí Sỹ nói.

Tuy nhiên, khi điều luật mới được thông qua lại nảy sinh nhiều bất cập và băn khoăn cho người dân.

anh-2.jpg
Nhừng thùng đựng rác cồng kềnh tràn ngập nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.Hà Nội

 

Những bất cập khi thông qua luật lệ mới

Khi Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn xung quanh quy định về tính phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, cụ thể như:

- Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cân rác? Hộ gia đình trực tiếp cân hay người thu gom rác làm việc này? Nếu là người thu gom rác thì mỗi khi đi thu gom, người này phải mang theo một cái cân, vừa thu gom rác, vừa cân rác để tính tiền? Công cụ nào sẽ được đưa vào để tính tiền rác thải?

- Việc thu phí rác thải theo ki lô gram sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhà này bỏ rác sang nhà kia, hoặc vứt rác ra nơi công cộng để né phí.

- Ở các khu chung cư, do không có một khung giờ đổ rác cố định và lượng rác thải xả ra quá lớn, nên việc tính rác theo cân cũng có nhiều khó khăn…

Chị Trần Thu Phượng, sinh sống tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy cho biết: “Hiện nay người dân chủ yếu làm việc với lực lượng thu gom rác dân lập. Nếu đổi thành thu tiền rác theo cân thì không thể nào điều tiết được. Ngày nào cũng phải cân rác trước khi đổ rồi ghi nhớ lượng rác của mỗi người xả ra hàng tháng hàng ngày để tính tổng tiền bao nhiêu thì khá phức tạp. Chưa kể đến việc bản thân mình có bị cân điêu nữa hay không " - chị Phượng chia sẻ.

Cũng theo bà Mai (quận Đống Đa), việc phân loại và tính phí thu gom rác đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tại Việt Nam còn nhiều điều khó thực hiện: “Ví dụ như là làm sao để người dân học cách phân loại rác và có thói quen này trong đời sống hàng ngày là vấn đề giáo dục tại trường học và xã hội từ khi còn nhỏ. Còn việc bắt người dân đi mua túi chuyên dụng để thu gom rác thì chỉ xử lý được một phần của vấn đề vì hiện nay thói quen xả rác bừa bãi, tiện đâu vứt đấy nó nằm ở ý thức, rất khó sửa”

Những băn khoăn ấy không phải không có lý. Một vài lần, ở một số quận, phường, khu dân cư cũng đã thấy xuất hiện các thùng rác ghi rõ “rác vô cơ”, “rác hữu cơ”… Thế nhưng, sau một thời gian thí điểm, những thùng rác ấy nhanh chóng biến mất. Và người ta cũng chỉ thấy chúng ở một số địa điểm, thường là không thuận tiện lắm cho việc người dân đi bỏ rác.

Chính vì vậy, câu chuyện thu phí rác thải theo khối lượng được nêu ra, nhiều người chưa tin lắm vào tính khả thi. Có thể việc này là cần thiết, vì có như vậy, người dân sẽ có ý thức hơn trong vấn để rác thải sinh hoạt. Nhưng cũng còn băn khoăn, rằng có thể nước ngoài làm được, nhưng với điều kiện xã hội còn nhiều hạn chế, khó khăn như ở Việt Nam thì khó. Khó từ việc thực thi thu phí rác cho đến việc giám sát người dân phân loại rác. Thậm chí, cũng cần đề phòng người dân sẽ “lách luật” để giảm chi phí bằng cách… bỏ rác trộm. 

Đảm bảo tính khả thi cho điều luật trước khi đi vào hoạt động

Nhìn từ thực tế, điều luật mới sẽ đem lại những hiệu quả trong vấn đề thu gom và xử lý rác thải của nước ta hiện nay. Nhưng dù đồng tình, bản thân người dân cũng băn khoăn bởi là làm thế nào để tính được khối lượng rác phát sinh, để trả đúng, trả đủ lượng rác thải ra. Quả là không dễ dàng nếu không có những giải pháp thật căn cơ và đồng bộ. Trong đó, có lẽ việc thúc đẩy phân loại rác tại nguồn phải được nâng cao hơn nữa, không chỉ ở việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức mỗi người, mà cần có những chính sách, cơ chế hỗ trợ để khuyến khích người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn.

a3.jpg
Rác tràn lên vỉa hè, đổ xuống lòng đường gây mất mỹ quan đô thị

Bên cạnh đó, tổ dân phố, tổ chức chính trị xã hội phối hợp đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển hoặc điểm tập kết đúng quy định; giám sát và công khai hành vi vi phạm của hộ gia đình, cá nhân trong phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Tuyệt đối tránh tình trạng thực hiện theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột”.

Thiết nghĩ, đề giải quyết một vấn đề đã trở thành bức thiết, chỉ một đề xuất về mặt chính sách có lẽ vẫn chưa đủ. Bởi điều quan trọng cùng với truyền thông chính sách và hướng dẫn người dân thực hiện được, cần có hướng dẫn một cách rất cụ thể và đồng bộ các vấn đề kèm theo. Như việc phân loại rác tại nguồn, thu tiền rác theo khối lượng và chủng loại, hoạt động thu gom chất thải sau phân loại phải được thực hiện thống nhất và triệt để hơn cả về thiết bị, phương tiện, đầu ra. Ngoài ra, cần bổ sung thêm chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường để những chính sách đề ra không còn nằm trên giấy mà đi vào đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN