Thiếu không gian sách cho sinh viê


(Sóng trẻ) - Ở các nước phát triển, mô hình thư viện công cộng không còn xa lạ. Thế nhưng ở Việt Nam, có mờ mắt cũng chẳng thể tìm thấy một không gian đọc sách thoải mái dành cho giới trẻ. Đó là lý do khiến rất nhiều học sinh, sinh viên phải “trốn” vào các hiệu sách để… đọc “cóp”. Cảnh tượng này diễn ra khá nhộn nhịp, đặc biệt là vào những chiều tan học và ngày nghỉ cuối tuần.  

Đọc sách kiểu tiết kiệm

Dân đọc “cóp” khi được hỏi thì có muôn vàn lý do, nhưng tựu chung lại đều là những bạn trẻ “ghiền” sách và thích nghiên cứu. Do kinh tế eo hẹp nên họ mới phải lựa chọn cách đọc này.

Trọ trong phố Mai Dịch (Q. Cầu Giấy) nhưng tối nào cũng vậy, Đinh Thị Duyên (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đều dành khoảng hai tiếng đi bộ tới nhà sách Nguyễn Văn Cừ (đường Xuân Thủy) để đọc sách. Thể loại mà cô cũng như nhiều bạn trẻ ưa thích đọc “cóp” tại đây chủ yếu là Tủ sách tuổi mới lớn, Văn học, Y học, Truyện tranh thiếu nhi, Tôn giáo...

Quả thực, tốc độ đọc của dân đọc “cóp” rất đáng khâm phục. Chưa đầy một phút đã thấy họ lật giở sang trang khác. Chỉ cần một buổi tối, dân đọc “cóp” “chuyên nghiệp” có thể “giải quyết” xong 3-4 cuốn.


2258e4868_768.1.jpg
Đọc cop là chuyện bình thường ở huyện.

Tô Thúy Hồng (trường ĐH Dân lập Phương Đông) chia sẻ: “Giá sách năm nay tăng tới hơn 10% là điều khiến nhiều bạn trẻ lăn tăn khi quyết định mua hay… đi đọc “cóp”. Hơn nữa, sách có mua về cũng chỉ đọc xong một lần rồi để đấy. Bên cạnh đó, không phải phần thông tin nào trên cuốn sách cũng hữu ích. Ví như khi làm nghiên cứu về một triều đại nào đó, đôi khi người đọc chỉ cần thu thập một phần thông tin nhỏ trên một cuốn sách dài hàng trăm trang. Thế nên trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải mua”.

Nguyễn Quốc Trường (sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) cho biết, các nhà sách lớn và không đơn thuần bán sách (tức có bao gồm bán văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, quà tặng,…) có thể cho khách đứng đọc hàng giờ liền. Với các hiệu sách nhỏ hơn một chút, họ sẽ tìm cách “đuổi khéo” nếu thấy khách nấn ná hơi lâu một chút. Cũng theo Trường, việc đọc ở các nhà sách có thể tiết kiệm được tiền điện ở nhà trọ, vì ở tất cả các nhà sách đều có quạt hoặc điều hòa. Tính ra mỗi tháng, dân đọc “cóp” cũng có thể tiết kiệm được phần nào chi phí.

Rất nhiều bạn trẻ còn tranh thủ lấy giấy bút được “bí mật” mang theo, ghi chép phần thông tin hữu ích hoặc sử dụng điện thoại di động để… soạn thảo văn bản ghi nhớ.

Việc đọc “cóp” trong các nhà sách không phải là “hành vi” được hoan nghênh cho lắm. Hầu hết các nhà sách đều nhắc nhở khách bằng những tấm biển đại loại như “Sách (hoặc truyện) không đọc!”. Tuy nhiên, theo nhiều bạn trẻ thì tại các nhà sách lớn như Nguyễn Văn Cừ (Q.Cầu Giấy), Tiền Phong (Q.Đống Đa) hay Tràng Tiền, Nhân dân (Q.Hoàn Kiếm), dù có quy định như trên nhưng đa phần các cô bán hàng đều khá thoải mái với học sinh, sinh viên. Họ chỉ nhắc nhở rằng không được phép… ngồi trong khi đọc.    

Một nhân viên bán hàng tại Nhà sách Tiền Phong cho biết, việc học sinh, sinh viên vào đây đọc “cóp” đã trở thành “chuyện bình thường ở huyện”. Biết vậy, nhưng đuổi (hoặc cấm) các em thì chẳng ai nỡ.

Cần nhiều hơn không gian đọc sách cho giới trẻ
Dù biết chẳng lấy gì làm “đoàng hoàng” nhưng đọc “lậu” vẫn là lựa chọn hợp lý đối với nhiều bạn trẻ trong cơn bão giá hiện nay. Vấn đề lớn hơn đặt ra là giới trẻ hiện đang thiếu những không gian đọc sách công cộng. Tại Hà Nội, chỉ có Thư viện Quốc gia được xem là… hơi công cộng một chút. Sở sĩ như vậy bởi không phải ai cũng có thể vào đọc sách tại đây. Muốn qua cổng, phải có thẻ đọc. Muốn có thẻ đọc phải chịu mất phí: 60.000VNĐ/người/năm đối với công dân bình thường, với người làm khoa học hoặc doanh nhân là 600.000VNĐ/người/năm. Đọc một ngày cũng phải làm thẻ một năm (!).

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, những thư viện trong trường đại học cũng chưa thực sự phát huy hết tác dụng. Đa phần các thư viện chỉ lưu trữ giáo trình, sách chuyên ngành hoặc sách rất cũ, chậm cập nhật. Trong khi những thể loại sách khoa học thường thức, tâm lý giáo dục, văn học… nhằm phát triển toàn diện văn-thể-mỹ và được nhiều sinh viên quan tâm thì hầu như không có.

22571f395_768.2.jpg
vẫn còn thiếu những không gian đọc sách như thế này cho sinh viên Việt Nam.

Nhiều du học sinh chia sẻ rằng, khi tới học tập tại các nền giáo dục tiên tiến thì một trong số những điều khiến họ ngạc nhiên nhất là hệ thống thư viện công cộng khổng lồ. Ở Mỹ, Anh, Australia hay gần hơn là Trung Quốc, Singapore đều có rất nhiều thư viện công cộng, trong khi nhà sách tư nhân hầu như không có. Người dân được sử dụng tài nguyên của thư viện hoàn toàn miễn phí (đúng hơn là họ đã đóng phí sử dụng thông qua hình thức thu thuế). Nếu muốn, bạn vẫn có thể mua sách ngay tại những thư viện như thế này.

Việc nhiều bạn trẻ vào nhà sách đọc “cóp” không chỉ là hình thức nhằm tiết kiệm chi phí mà còn góp phần gìn giữ văn hóa đọc đang ngày càng mai một trong giới trẻ. Thiết nghĩ trong tương lai, các cấp chính quyền nên quan tâm xây dựng những nhà sách hiện đại, có nhiều hơn không gian đọc dành cho giới trẻ. Những nhà sách đó sẽ không chỉ có tác dụng khai sáng và chia sẻ tri thức, mà còn là nơi để mọi người có thể kiểm chứng chất lượng những đầu sách trước khi đưa ra quyết định mua hay không.    


Sơn Tùng
Lớp PTTH K30B
Học viện Báo chí và  Tuyên truyền.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN