Thu cả trăm triệu mỗi năm nhờ việc nuôi dúi

(Sóng trẻ) - Nhận thấy dúi là động vật dễ nuôi, ít công chăm sóc, với tư duy làm kinh tế, nhiều thanh niên ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã phát triển và nhân giống mô hình chăn nuôi dúi.

k.jpg
Anh Phùng Ngọc Thuật (khu Đoàn, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn) sau một lần tình cờ được thưởng thức món thịt dúi ở một quán nhậu đã tiến hành mua dúi giống về để nuôi với khát vọng làm giàu. Sau một thời gian dài kiên trì, nhẫn nại và áp dụng nhiều kỹ thuật nuôi nấng khác nhau thì hiện nay trại nuôi dúi của anh Thuật đã trở thành nơi cung cấp dúi giống và dúi để lấy thịt lớn nhất huyện Tân Sơn. Ảnh: Nguyễn Thúy

 

l.jpg
Anh Thuật cho biết: Để nuôi được dúi đến lứa trưởng thành, có thể bán được phải bỏ thời gian chăm sóc, cho ăn uống theo chế độ riêng từ 3 đến 6 tháng. Sau thời gian đó, mỗi con dúi có cân nặng từ 1.5 đến 3 kg. Ảnh: Nguyễn Thúy

 

thuc-an.jpg
Thức ăn của dúi thay đổi tuỳ theo điều kiện nơi sống, nhưng phần lớn là rễ, củ của các loại cây họ tre, nứa, cỏ voi, mía, củ quả của các cây ngũ cốc, các loại rau (muống, rau cần…), và một số cây bụi khác. Dúi chịu lạnh rất kém, những ngày gió rét dúi không hoạt động và bỏ ăn. Khi trời quá lạnh hoặc quá nóng dúi dễ bị chết. Dúi đực và dúi cái thường sống riêng, chỉ gặp nhau trong thời kỳ động dục để sinh sản. Ảnh: Nguyễn Thúy

 

chuong.jpg
Chuồng được làm theo hình thức bổ ô vuông 50cm x 50cm bằng đá, gạch men hoặc xi măng bảo đảm độ trơn để dúi không leo ra ngoài được cũng như thuận tiện việc chăm sóc. Ảnh: Nguyễn Thúy

 

z2905369073251_6daf08546a4a7acaa2430869890997cb.jpg
Hiện nay, anh Thuật vừa tăng đàn, vừa bán dúi giống và dúi thịt. Dúi giống được bán với giá dao động từ 1– 1,6 triệu đồng/cặp tùy theo tuổi dúi; đối với dúi phối giống thì giá từ 1,8 - 2 triệu đồng/cặp. Ảnh: Nguyễn Thúy

 

z2905357880831_7855ead57c01e8edc137850b281ddb3c.jpg
Dúi nuôi từ 8 tháng trở lên thì có thể bán thương phẩm với giá trị từ 500.000 – 700.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi dúi giúp anh Thuật thu về cả trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Nguyễn Thúy

 

2.jpg
Việc ghi chép các mốc thời gian giúp anh Thuật có thể ghép đôi dúi để chúng giao phối đúng thời điểm phát dục.

 

z2905379823588_c8aa7433d820dbf0a2ddb6534e4903d2.jpg
Được biết, dúi hiện là loài được xếp vào dạng động vật hoang dã. Vì vậy, để tiến hành nuôi và mua bán dúi công khai với số lượng lớn trên thị trường, anh Thuật đã tiến hành làm các thủ tục cần thiết để được Chi cục Kiểm lâm huyện Tân Sơn cấp giấy phép nhằm tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Nguyễn Thúy

 

Video phỏng vấn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN