Tiền mệnh giá thấp... nhanh "xuống sắc"
(Sóng Trẻ) - Chính thức thật chẳng khó để bắt gặp những tờ tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng với hình dạng nhàu nát, cũ kỹ, nhòe mực… khi mua bán hàng hóa. Không ít người lắc đầu từ chối khi được trả những đồng bạc “kém sắc” này.
được phát hành từ tháng 8/2005 (tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng) và tháng 5/2006 (tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng), đến nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều tiền mặt polymer mệnh giá thấp với chất lượng không đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ, như: nhòe mực in, mờ số, nhàu nát, nhiều nếp gấp…
Chị Thu (chợ Nhà Xanh – Cầu Giấy, Hà Nội) là người thường xuyên trao đổi vật phẩm và tiếp xúc với hai loại tiền mặt kể trên. Theo chị, tiền polymer mệnh giá thấp dễ bạc màu, cũ nát là do thường xuyên được tiếp xúc, trao đổi từ người này qua người khác trong quá trình mua bán thường ngày. Ngay cả tờ polymer mệnh giá 50.000 đồng cũng thường rơi vào tình trạng trên. Chị Thu vẫn thường nhận của khách hàng những tờ tiền mà theo chị không đạt yêu cầu về yếu tố “nại hình” nhưng “nội dung” vẫn giữ nguyên giá trị. Chỉ trừ trường hợp tiền quá nhàu nát, bị thủng, rách mép thì chị mới từ chối.
Cùng quan điểm với chị Thu, chị Anh Thư (sinh viên trường ĐH Công đoàn – người tiêu dùng) cho rằng đối với những đồng tiền có mệnh giá lớn, như tờ 500.000 đồng sẽ ít được người tiêu dùng chuyền tay nhau qua các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ hàng ngày, nên độ bền của tờ tiền có thể được lâu hơn. Chị Thư cho rằng tuổi thọ của những tờ tiền mệnh giá thấp chỉ được vài năm có thể gây tốn kém trong việc thu hồi và tái sản xuất, đôi khi gây cản trở cho người dân trong hoạt động mua bán hàng ngày.
Theo kết quả phân tích công bố ngày 29/2/2008 của Cục Phát hành và Kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước) tiến hành trên tiền polymer đang lưu thông, tiền polymer của Việt Nam có tuổi thọ trung bình khoảng từ 8 đến 9 năm, cao gấp đôi tiền giấy cotton, và qua đó giảm được chi phí in tiền. Thế nhưng, chi phí gốc để in tiền polymer lại đắt gấp đôi so với tiền cotton, trong khi hiệu quả thẩm mỹ chưa chắc đã cao hơn.
Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, mặc dù đã tích cực thu hồi và đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng lớn làm tốc độ luân chuyển tiền mặt tăng cao tạo nên lượng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông xuất hiện ngày một nhiều.
được phát hành từ tháng 8/2005 (tiền polymer mệnh giá 10.000 đồng) và tháng 5/2006 (tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng), đến nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều tiền mặt polymer mệnh giá thấp với chất lượng không đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ, như: nhòe mực in, mờ số, nhàu nát, nhiều nếp gấp…
Những đồng tiền mệnh giá thấp trong trạng thái nhàu nát, nhòe mực
Chị Thu (chợ Nhà Xanh – Cầu Giấy, Hà Nội) là người thường xuyên trao đổi vật phẩm và tiếp xúc với hai loại tiền mặt kể trên. Theo chị, tiền polymer mệnh giá thấp dễ bạc màu, cũ nát là do thường xuyên được tiếp xúc, trao đổi từ người này qua người khác trong quá trình mua bán thường ngày. Ngay cả tờ polymer mệnh giá 50.000 đồng cũng thường rơi vào tình trạng trên. Chị Thu vẫn thường nhận của khách hàng những tờ tiền mà theo chị không đạt yêu cầu về yếu tố “nại hình” nhưng “nội dung” vẫn giữ nguyên giá trị. Chỉ trừ trường hợp tiền quá nhàu nát, bị thủng, rách mép thì chị mới từ chối.
Cùng quan điểm với chị Thu, chị Anh Thư (sinh viên trường ĐH Công đoàn – người tiêu dùng) cho rằng đối với những đồng tiền có mệnh giá lớn, như tờ 500.000 đồng sẽ ít được người tiêu dùng chuyền tay nhau qua các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ hàng ngày, nên độ bền của tờ tiền có thể được lâu hơn. Chị Thư cho rằng tuổi thọ của những tờ tiền mệnh giá thấp chỉ được vài năm có thể gây tốn kém trong việc thu hồi và tái sản xuất, đôi khi gây cản trở cho người dân trong hoạt động mua bán hàng ngày.
Theo kết quả phân tích công bố ngày 29/2/2008 của Cục Phát hành và Kho quỹ (Ngân hàng Nhà nước) tiến hành trên tiền polymer đang lưu thông, tiền polymer của Việt Nam có tuổi thọ trung bình khoảng từ 8 đến 9 năm, cao gấp đôi tiền giấy cotton, và qua đó giảm được chi phí in tiền. Thế nhưng, chi phí gốc để in tiền polymer lại đắt gấp đôi so với tiền cotton, trong khi hiệu quả thẩm mỹ chưa chắc đã cao hơn.
Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, mặc dù đã tích cực thu hồi và đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng lớn làm tốc độ luân chuyển tiền mặt tăng cao tạo nên lượng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông xuất hiện ngày một nhiều.
Nhóm 4 - Lớp Báo mạng điện tử K.29
Ngô Mạnh Hà
Đào Lan Anh
Đoàn Thị Thu Ninh
Nguyễn Thu Trang
Lê Đức Anh Vũ
Ngô Mạnh Hà
Đào Lan Anh
Đoàn Thị Thu Ninh
Nguyễn Thu Trang
Lê Đức Anh Vũ
Cùng chuyên mục
Bình luận