Tiếp tục "gỡ khó" trong dạy học trực tuyến

(Sóng trẻ) - Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Giáo dục nói chung và vấn đề dạy học trực tuyến nói riêng. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị trường học đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo chất lượng dạy và học, song những bất cập trong dạy học trực tuyến vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn giáo dục trên toàn cầu, dẫn đến hầu hết các trường học trên toàn thế giới phải chuyển sang phương pháp giảng dạy trực tuyến.

Khó khăn không chỉ đến từ những ngày đầu

Việc chuyển đổi sang hình thức học trực tuyến đã gây ra nhiều trở ngại cho cả người dạy và người học, bao gồm khó khăn trong việc hỗ trợ giáo dục, thiếu tương tác trực tiếp và hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ.

anh-1.jpg
Phụ huynh phối hợp cùng giáo viên để tăng sự tập trung và giúp đỡ học sinh học tập

Hiện nay, các trường học trên hầu khắp cả nước vẫn đang đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh. Tuy nhiên, việc thiếu hụt tương tác giữa giáo viên và học sinh luôn là nỗi trăn trở đối với cả phụ huynh, giáo viên và học sinh.

Mặc dù các giáo viên đã đưa ra những phương thức dạy mới như đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi trực tuyến để học sinh, sinh viên chú ý và tương tác giúp cho bài giảng sinh động hơn nhưng gần như việc tiếp thu kiến thức vẫn không cao bằng học trên lớp. Cô Nguyễn Yến Nhi, giáo viên Trường Tiểu học Võ Ninh (tỉnh Quảng Bình) chia sẻ: "Trong quá trình dạy và học, nếu như giáo viên biết đầu tư vào bài dạy, chuẩn bị chu đáo cho từng nội dung đến các slide, hình ảnh minh hoạ hay trò chơi thì sự tập trung của các em rất cao. Tuy nhiên, khi dạy học, giáo viên khó có thể quan sát được học sinh của mình, khó tạo sự thống nhất cho lớp học. Bên cạnh đó, vấn đề đường truyền cũng tác động rất lớn đến tương tác giữa giáo viên và học sinh."

"Khi học trực tuyến, em thấy lượng bài học rất giống trên lớp nên khá nhiều. Bài giảng nhanh và vấn đề đường truyền khiến em không chép kịp bài học, dễ mất tập trung." - Em Vũ Đức Thông - học sinh lớp 8B Trường THCS Xuân Phú (tỉnh Nam Định) chia sẻ.

Mặc dù học trực tuyến đã được tiến hành khá lâu, nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ. Bà Nguyễn Thị Lan - phụ huynh em Vũ Đức Thông (Trường THCS Xuân Phú) chia sẻ: "Vì nhà không có điều kiện, thiết bị học tập của em chỉ có một chiếc điện thoại. Màn hình rất nhỏ gây khó khăn trong quá trình quan sát bài giảng và cách sử dụng điện thoại phục vụ cho toàn bộ quá trình học tập cũng khó hơn máy tính rất nhiều. Khi thầy, cô yêu cầu nộp file bài tập, em Thông đã rất loay hoay với chiếc điện thoại vì không có đủ công cụ và phần mềm."

Không chỉ học sinh, phụ huynh, các giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận công nghệ dạy học. Để bài học thật sinh động, có nhiều hoạt động online, các thầy cô phải nghiên cứu và học các phần mềm cũng như các kĩ năng cơ bản để sáng tạo những bài giảng thật thu hút.

Khắc phục những bất cập

Từ những khó khăn trên, có thể thấy đến trường vẫn là con đường hữu hiệu và thiết thực nhất để học sinh tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều địa phương vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh như hiện nay, học trực tuyến vẫn là giải pháp tốt nhất để phát huy hiệu quả trong việc bổ sung kiến thức kịp thời đến học sinh,  bảo đảm an toàn dịch bệnh trên cả nước.

anh-2.jpg
Trường THPT  chuyên Khoa học Huế kết hợp học tại lớp và học trực tuyến

Để việc dạy và học trực tuyến đạt được hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở giáo dục các địa phương cần tiếp tục kiểm tra, theo dõi chất lượng cũng như đôn đốc các nhà trường trong công tác hỗ trợ các em học sinh. Đồng thời, cần phải bảo đảm tổ chức giảng dạy theo đúng quy định tối đa trong ngày đối với học sinh các cấp, không gây áp lực với học sinh. Giáo viên cần nắm rõ tâm lí học sinh, trang bị các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo những các phần mềm, hệ thống dạy học trực tuyến, đặc biệt là ổn định đường truyền để bài học diễn ra tốt nhất.

Cô Nguyễn Thị Hồng Thái - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Trạch, tỉnh Quảng Bình chia sẻ: "Điều quan trọng nhất của người giáo viên lúc này là sự tận tâm. Nếu dạy để đối phó thì sẽ không đạt được điều gì cả, nhưng nếu đặt vào đó sự nhiệt huyết sẽ đem tận nguồn gốc kiến thức để hỗ trợ cho học sinh, đảm bảo sự tập trung và tiếp thu kiến thức cho các em."

Bên cạnh đó, do tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, nhiều trường học hiện nay đang là khu cách ly của F1, vì vậy phương án học trực tuyến có thể sẽ được kéo dài cho đến khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn. Do vậy, phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên để việc học trực tuyến thực sự không phải là khó khăn, trở ngại của cả phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Sau khi dịch được kiểm soát, học sinh một số địa phương có thể trở lại trường, các địa phương, nhà trường và bản thân mỗi thầy cô giáo cần có những giải pháp để “gỡ khó” và có kế hoạch cụ thể nhằm ôn tập bổ sung kiến thức cần thiết cho các em học sinh trước khi thực hiện nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN