Tọa đàm "Những câu chuyện nghề" và hành trang cho sinh viên báo chí

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 31/3, tại khuôn viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra buổi tọa đàm “Những câu chuyện nghề” thu hút rất đông đảo các bạn trẻ tham dự.

Đến dự buổi tọa đàm có sự tham dự của các khách mời quan trọng: nhà báo Nguyễn Quốc Huy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn; nhà báo Lê Nghiêm, Nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối nại; nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phó Trưởng văn phòng đại diện Báo Tuổi trẻ tại miền Bắc; BTV Đan Lê của VTC14 


56216b086_i_3406.jpg

Khách mời tọa đàm

MC: Thưa anh Quốc Huy thân mến, những năm học lớp 12 trước khi bước vào ngưỡng của Đại học, lựa chọn ngành Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có phải là đam mê của anh không?

Nhà báo Quốc Huy: Nói là đam mê thì cũng không phải. Nhưng trong quá trình học, tôi rất yêu thích những môn xã hội, làm hồ sơ thi Đại học, tìm hiểu rất nhiều trưởng, tôi thấy Học viện Báo chí và Tuyên truyền có môi trường học tập rất tốt, có một số chuyên ngành gần gũi với môn học Giáo dục công dân. Và rất nhiều môn mà mình cảm thấy bản thân có hứng thú, tâm huyết đam mê. 

Đặc biệt, trường báo chí có cả khối lý luận và khối nghiệp vụ rất đa dạng trong môi trường học tập. Trong quá trình học mới hình thành đam mê với Học viện Báo chí và Tuyên truyền – một mái trường đầy nghĩa tình, yêu thương. Chính vì vậy, sau ngày công tác cơ quan, tôi thấy lựa chọn của mình hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.

MC: Thưa anh Quốc Huy, khi đăng ký ngành Chính trị học, anh hình dung ngành học đó như thế nào?

Nhà báo Quốc Huy: Sau khi học tập tại trường, tôi thấy ngành Chính trị học là một ngành rất tuyệt vời. Ngành học đó trang bị cho mình phương pháp luận rất quan trọng. Đó là một trong những yếu tố giúp những bạn sinh viên sau khi ra trường tiếp cận nhanh chóng với công việc.

MC: Tham gia công tác tư vấn tuyển sinh từ rất lâu, các bạn học sinh băn khoăn gì về ngành học báo chí?

Nhà báo Nguyễn Văn Hải: 17 năm tham gia chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp trong cả nước, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn học sinh về ngành báo chí và một số ngành Học viện Báo chí và Tuyên truyền có đào tạo. Giữa các cơ sở đào tạo báo chí nên chọn trường nào, ngành nào dựa vào các cơ sở đào tạo báo chí nên chọn trường nào. Làm báo 20 năm cũng tham gia giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhận thấy Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo tốt nhất hiện nay. Trước đây, cơ sở vật chất không được như giờ. 

Sinh viên hiện nay được thực tập ở các studio, ấn phẩm Báo chí Trẻ, trang tin điện tử Sóng Trẻ, các sinh viên là nhà quản lý tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, chất lượng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đánh giá rất cao. Sinh viên năng động, tự tin hơn chúng tôi ngày trước.

MC: Là người có thời gian học tập và nghiên cứu về ngành học Truyền thông chính sách ở nước nài, anh nhận định thế nào về khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng và giảng dạy, cũng như triển học về ngành học này trong tương lai?

Nhà báo Lê Khiêm: Theo tôi được biết, trên cả đất nước Việt Nam hiện nay chưa có cơ sở nào đào tạo chuyên ngành này chuyên nghiệp như Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi đánh giá đây là một sự kiện rất quan trọng, là một bước tiến của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong công tác đào tạo. 

Các hoạt động truyền thông của cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội lại quan trọng như bây giờ. Trong mọi đơn vị tổ chức xã hội hiện nay, hoạt động truyền thông ngày càng quan trọng và không thể thiếu. Cần những nhân sự chuyên trách chuyên nghiệp để làm cho công tác truyền thông có hiệu quả.

MC: Theo nhà báo Lê Khiêm, nhà báo có thể nêu rõ hơn về những công việc của ngành học này và cơ hội của những công việc ấy ra sao?  

Nhà báo Lê Khiêm: Trong 10 năm qua, tôi cũng đi giảng dạy, tập huấn một vài ngày trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng về hoạt động truyền thông chính sách. Nhu cầu về ngành học này rất lớn và cơ quan Nhà nước, đoàn thể thiếu bộ phận truyền thông chuyên nghiệp làm chưa bài bản. Đấy chính là cơ hội cho các sinh viên học chuyên ngành Truyền thông chính sách.

MC: Việc học tập tại nhà trường đã tạo cho họ cơ hội gì và giúp gì trong việc này?

BTV Đan Lê: Năm 2 tôi đăng ký dự báo thời tiết, sau đó được trúng vào. Nài việc học tập ở trường, chúng ta được tiếp thu những kiến thức. Nài việc học tập ở trường, tạo cho mình cơ hội để tiếp xúc, làm việc với môi trường báo chí chuyên nghiệp. Đó là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng của một người làm báo chí, truyền hình. Chúng ta không chỉ học ở trường mà còn học ở rất nhiều từ cuộc sống.

56216b086_i_3422.jpg

BTV, diễn viên Đan Lê chia sẻ tại tọa đàm những câu chuyện nghề

MC: Nhiều sinh viên cho rằng học lý luận rất khô khan, khó xin việc. Vậy anh Quốc Huy suy nghĩ như thế nào về quan điểm này?

Nhà báo Quốc Huy: Với cá nhân tôi, tôi không đồng tình với quan điểm đó. Có rất nhiều thầy cô dạy các môn lý luận nhưng không hề khô khan. Các thầy cô không chỉ dạy các môn lý luận mà còn dạy những kiến thức về thực tiễn. Khi một người nuôi dưỡng trong mình đam mê thì khi học tập một môn nào đó rất dễ tiếp thu và thực hiện, đồng thời đạt được mục tiêu dễ dàng.

Mặt khác, các môn lý luận trang bị cho mỗi con người phương pháp luận rất quan trọng. Đó chính là điều kiện cần để khi ra trường, sinh viên ứng dụng vào trong công việc, trong ngành học của mình. Ngành học lý luận có diện xin việc rất rộng. Điều quan trọng là chúng ta phải có một niềm đam mê với ngành mình học.

MC: Thầy nhận xét như thế nào về lợi thế của việc giỏi nại ngữ?

Nhà báo Lê Nghiêm: Nói chung trong tất cả các ngành học hiện nay, việc học nại ngữ là một yếu tố rất quan trọng. Trong quá trình học tập, đặc biệt làm việc với công ty nước nài hiện nay, việc học nại ngữ là bắt buộc. Sinh viên vào trường từ năm 1, năm 2 nên lấy đó làm mục tiêu bắt buộc phải chinh phục. Giỏi nại ngữ giúp chúng ta xin được học bổng nước nài. Không chỉ thế, trong quá trình làm việc, người ta đã từng có những tranh luận rất nhiều về ngành nại giao. Tôi nhận thấy, những người có thế mạnh về nại ngữ sẽ có thế mạnh về những ngành khác.

MC: “Việc nâng cao nại ngữ có lợi thế gì trong nghề làm báo?”.

BTV Đan Lê: Với những công việc mang tính chất năng động như ngành báo chí trong thời đại hiện nay, càng có nhiều kỹ năng thì chúng ta càng có thêm nhiều cơ hội. Với thế hệ sinh viên thời đại mới, trong ngành Báo chí truyền thông, càng có nhiều kỹ năng thì bản thân sinh viên đó sẽ rất tự tin, năng động, dễ dàng tiếp cận với những vấn đề xã hội.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải: Trong tất cả các ngành nghề, đặc biệt nghề báo yêu cầu người học phải đảm bảo tất nhiều tiêu chí. Báo Tuổi trẻ cũng vậy, cũng yêu cầu rất nhiều kỹ năng, năng khiếu nhất định. Nghề báo là một nghề rất hay cho các bạn rất nhiều như kỹ năng thông qua quá trình giao tiếp, tác nghiệp. Tuy nhiên, đối với những bạn học sinh đang dự tuyển, nếu đã xác định theo con đường này thì phải nhanh nhạy, liên tục cập nhật, chọn lọc những thông tin cần thiết cho bản thân, hạn chế xảy ra tình trạng mù quáng tin vào các lò luyện thi báo chí.

BTV Đan Lê: Kinh nghiệm của tôi trong quá trình làm việc, mỗi ngày phải đọc ít nhất 1 trong 2 tờ báo như Thanh niên, Tuổi trẻ. Một ngày tôi dành tối thiểu 1 giờ đồng hồ để đọc thật to tờ báo. Đó là những bài học đầu đời của tôi trong quá trình làm nghề, là những điều bổ ích không chỉ đối với tôi mà còn giúp ích cho tất cả các bạn sinh viên khác.

MC: Thưa anh Hải, các bạn sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không chỉ học mà còn đi làm từ rất sớm. Anh nghĩ gì về điều này?

Nhà báo Nguyễn Văn Hải: Đó là một lợi thế rất lớn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nôi đào tạo từ lâu, mối quan hệ giữa các cơ quan báo chí với học viện rất tốt. Mỗi 1 năm, chúng tôi tiếp nhận khá đông văn phòng đại diện báo tuổi trẻ. Nhiều bạn năm 2, năm 3 có thể không thực tập nhưng cũng đến cộng tác. Các bạn viết rất khỏe, nhuận bút rất cao. Đó là cái rất hay vì các bạn sinh viên hiện nay rất năng động và nhanh nhạy.

MC: Theo anh Quốc Huy, là một người tham gia rất nhiều hoạt động Đoàn thời sinh viên, đó có phải là nền tảng để anh theo đuổi con đường chính trị không?

Nhà báo Quốc Huy: Tôi cảm nhận ở mái trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 2 thứ rất tâm đắc. Thứ nhất, dó là phương pháp làm việc. Học viện Báo chí và Tuyên truyền có rất nhiều hoạt động toàn thể, môi trường nhiều câu lạc bộ nghiệp vụ rèn cho sinh viên kỹ năng tập thể, kỹ năng họp nhóm. Thời đi học, tôi tham gia nhiều câu lạc bộ của khoa, của trường vô cùng hữu ích. Mặc dù học khối lý luận nhưng tôi cũng tham gia các câu lạc bộ nghiệp vụ báo chí. Sau khi ra trường, làm công tác đoàn thanh niên, tôi trực tiếp làm báo chí. Vì thời gian học ở trường, tham gia câu lạc bộ giúp mình có kỹ năng viết tin bài. Tham gia một số hoạt động chung của khoa Chính trị học đã hình rất nhiều kỹ năng tốt cho tôi như viết tin bài, điều hành, giải quyết một công việc nào đó sau khi ra trường, tôi thấy rất hữu ích.

MC: Bạn Nguyễn Quốc Bảo, học sinh trường THPT Trần Soạn Thanh Xuân đặt ra câu hỏi: “BTV truyền hình có những khó khăn và cần khả năng gì để vượt qua nó?”.

BTV Đan Lê: Khi bước vào môi trường báo chí phải xác định tâm thế. Giờ giấc phải linh hoạt, theo dòng sự kiện. Nếu bạn yêu một công việc thì khó khăn đó chẳng là gì, Nghề báo có lợi thế, liên tục cập nhật những thông tin mới, có cơ hội giao tiếp, gặp gỡ nhiều người, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

MC: Bạn Nguyễn Quyết Tiến, học sinh trường THPT Chuyên Lào Cai hỏi: “Nghề nhà báo một nghề rất vinh quang nhưng rất nhiều cám dỗ. Làm thế nào để nhà báo trẻ như em vuợt qua cám dỗ?”.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải: Nghề nào cũng có cám dỗ. Nếu không vượt qua cám dỗ thì rất khó giữ được nghề. Nghề báo là nghề đặc biệt coi trọng đạo đức. Mỗi một sản phẩm báo chí qua các khâu biên tập rất chặt chẽ nên rất khó sai lệch thông tin đối với riêng mảng báo chí điều tra sẽ được cụ thể hóa bằng các đề cương và kiểm duyệt gắt gao của các nhà báo kỳ cựu. Chính vì vậy, chuyện bị cám dỗ là rất khó, chủ yếu xuất phát từ chính bản thân người làm báo ngòi bút có vững vàng hay không?

MC: Bạn Vũ Thúy Quỳnh, sinh viên năm 2 chuyên ngành Báo mạng điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Khi còn đang là sinh viên nên khai thác các đề tài như thế nào và cách khai thác ra sao?”.

Anh Huy: Đối với các bạn đang là sinh viên, tùy đam mê và năng lực của mỗi người khác nhau thì khi chọn đề tài phải phù hợp với khả năng, tầm hiểu biết của mình. Từ đó, đặt ra các mức độ yêu cầu khác nhau. Việc lựa chọn đề tài có phù hợp hay không quyết định rất nhiều ở năng lực của người đó.

MC: Bạn Thanh Hường hỏi MC Đan Lê: “Chị chia sẻ bí quyết học tập để đạt hiệu quả cao?”
.
BTV Đan Lê: Đó là một vấn đề rất khó phụ thuộc lớn vào phương pháp của mỗi người. Nhưng suy cho cùng, một người làm báo giỏi không thể thiếu 3 kỹ năng: quan sát, phân tích và tổng hợp. Đó là nền tảng cần thiết trong môi trường báo chí hiện đại.

MC: Một bạn khán giả khác hỏi: “Trong nền Kinh tế hiện nay, khoa Chính trị học có vai trò gì?

Nhà báo Quốc Huy: Nếu vào trường báo chí, bạn sẽ được học môn mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế, khi học môn này sẽ định hình được cho bạn cách nhìn sâu sắc về các quy luật kinh tế chính trị có tác động chi phối lẫn nhau, phương pháp tiếp cận một cách đúng đắn, tổng quan nhất.

Kết thúc tọa đàm, thông điệp cuối cùng các vị khách mời gửi gắm đến tất cả mọi người tham dự: 

56216b086_i_7588.jpg

PGS.TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm

BTV Đan Lê: “Các bạn cần suy nghĩ và cân nhắc ngưỡng cửa bước vào đời. Đó là chúng ta biết cân đối niềm đam mê và khả năng của mình”.

Nhà báo Lê Nghiêm: “Nên tiếp cận được thông tin xác thực để lựa chọn”.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải: “Chúc các bạn học sinh năm nay xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ là đồng nghiệp tương lai của chúng tôi”.

Nhà báo Nguyễn Quốc Huy: “Đối với cá nhân tôi, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn giúp tôi cung cấp cả kỹ năng, phương pháp, tình cảm”.

Lan Nhi – Thùy Dương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN