Tôi sẽ “về nước làm việc sau khi học xong cao học!”


(Sóng Trẻ) - Đỗ thủ khoa Đại học Lâm nghiệp và tốt nghiệp nghiệp bằng xuất sắc trường Đại học Lâm nghiệp: "Mình muốn về nước làm việc" là lời chia sẻ của chàng trai Lê Thái Sơn đam mê bóng đá luôn giữ được đầu vào và đầu ra ở vị trí số một tại trường ĐH trong bối cảnh "chảy máu chất xám" như hiện nay!

Thủ khoa đầu vào, tốt nghiệp xuất sắc!


Trong kì thi tuyển sinh ĐH cách đây 4 năm, Lê Thái Sơn xuất sắc đỗ cả hai trường ĐH Bách Khoa và ĐH Lâm nghiệp. Với 25,5 điểm Thái Sơn đã trở thành thủ khoa của trường ĐH Lâm nghiệp, Sơn quyết định theo học chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

19b8603b9_2.2.jpg

Sơn nhận giải Quốc tế với đề tài "Lựa chọn loài cây có khả năng phòng chống cháy rừng tại Lạng Sơn"
( chính giữa trước).

Khi được hỏi về lí do chọn học trường Lâm nghiệp, Thái Sơn chia sẻ: “Một phần do định hướng của gia đình, một phần mình cũng nhận thấy những vấn đề về môi trường, biển đổi khí hậu diễn ra được cả xã hội quan tâm. Nó có tiềm năng trong tương lai và có thể giúp ích nhiều cho xã hội sau khi ra trường”.

Bước chân vào Đại học là bước vào một môi trường mới với rất nhiều điều khác biệt và không ít bạn trẻ đang coi đó là cơ hội để được nghỉ xả hơi sau những tháng ngày học tập vất vả, thậm chí còn bạn còn tự “ru ngủ” mình trong niềm hân hoan của người vừa trở thành tân sinh viên. Nhưng với Thái Sơn, bạn có suy nghĩ hoàn toàn khác: “Mình không bao giờ nghĩ vào Đại học là để được vui chơi cho bù lại những ngày ôn luyện trước đó. Với mình vào Đại học là cơ hội để được học theo cách riêng của mình, làm những điều mình thích và tự hoàn thiện bản thân để không uổng phí công sức được đến trường!”.

Nghĩ làm làm, Lê Thái Sơn không ngủ quên sau chiến thắng mà vẫn tiếp tục học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc trong môi trường mới để thực hiện ước mơ trở thành nhà khoa học giỏi. Bản thân Sơn luôn cho rằng mình có một cách học hơi “dị”, bạn vừa cười vừa chia sẻ: “Nài giờ học trên lớp mình hay đi đá bóng hoặc lên phòng nghiên cứu. Mình thường chỉ ngồi vào bàn học lúc 23h và học 2 tiếng. Nhưng bù lại trên lớp mình chịu khó nghe giảng, không chép nhiều mà chỉ khi thấy chỗ nào cần thiết thì ghi nhanh lại vào vở. Khi thi thì chính thức “bế quan tỏa cảng”, cả ngày chỉ ăn, học, ngủ và vẫn không quên thư giãn bằng facebook”.

Với phương pháp học của bản thân, khi ra trường, Lê Thái Sơn đã một lần nữa đứng ở vị trí thứ nhất với điểm tổng kết đạt 9,17. Không chỉ tốt nghiệp với kết quả cao, Sơn còn có được trong bảng thành tích của mình những giải thưởng từ các công trình nghiên cứu khoa học.

Đề tài khoa học “Lựa chọn loài cây có khả năng phòng chống cháy rừng tại Lạng Sơn” mà Sơn chịu trách nhiệm đã đạt giải Quốc tế. Cùng với đó Lê Thái Sơn còn có hai đề tài nghiên cứu khác đạt giải nhất và nhì tài năng khoa học trẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chàng sinh viên mê bóng đá và thích tình nguyện:

Không chỉ sở hữu một bảng thành tích học tập đáng nể, Lê Thái Sơn còn được bạn bè biết đến với rất nhiều tài lẻ khác. Bản thân Sơn chia sẻ về cuộc sống sinh viên của mình: “Nài việc học mình cũng tham gia nhiều hoạt động khác như đi tình nguyện, văn nghệ, nghiên cứu khoa học, tham gia đội tuyển bóng đá. Là sinh viên mà không tham gia các hoạt động thì coi như mất một nửa cái vui của cuộc đời sinh viên rồi”.

Chính từ việc tham gia vào các chương trình tình nguyện mà Sơn có cơ hội được hiểu nhiều hơn về cuộc sống của người dân vùng khó khăn. Chính trong 2 ngày tham gia hoạt động tại Ba Vì do TW Đoàn tổ chức vừa qua cho các thủ khoa xuất sắc trải nghiệm về xây dựng nông thôn mới, Sơn đã nhớ lại những ngày đi tình nguyện và thấy nó rất có ích để có thể sống với người dân, cũng họ làm việc và lắng nghe họ nói.

Tham gia các hoạt động, phong trào chính là cách để bản thân được học hỏi và trưởng thành nhanh nhất. Và Lê Thái Sơn cũng không nằm nài quy luật ấy, bạn chia sẻ: “Nhờ tham gia các hoạt động như vậy mà mình học được kĩ năng giao tiếp với mọi người, kĩ năng nghiên cứu và viết luận. Với bóng đá thì đó là lúc mình được thư giãn, cũng nhờ đó mà có được sức khỏe tốt để học tập”.

84827e3e4_2.3.jpg

Sơn chia sẻ: “Nếu ngày nào không đá bóng mình thấy bứt rứt, khó chịu lắm!"

Bóng đá dường như trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sinh hoạt hàng ngày của chàng thủ khoa trường Lâm nghiệp. “Nếu ngày nào không đá bóng mình thấy bứt rứt, khó chịu lắm”- Sơn vừa cười vừa chia sẻ.

Chọn làm cho Nhà nước hay tư nhân?


Tốt nghiệp ĐH ra trường sẽ lại là một con đường mới cần phải lựa chọn và quyết định hướng đi. Với Sơn, bạn đã chọn cho mình một con đường đi riêng để tiếp tục với ước mơ của bản thân: “Mình đang tìm kiếm học bổng để đi học cao học ở nước nài. Những chắc chắn mình sẽ về nước để làm chứ không làm ở nước nài. Vì mình thấy ngành mình đang theo học ở nước mình rất có tiềm năng và mình có thể ứng dụng được những gì đã học vào thực tế để cải thiện hiện trạng về tài nguyên môi trường hiện nay”.

Với mong muốn trở thành một nhà khoa học giỏi để sau này trở về giúp ích cho đất nước, Lê Thái Sơn muốn mang kiến thức mình có được để góp phần thay đổi những điều chưa hợp lý trong quản lý và khai thác tài nguyên của nước nhà. Sơn chia sẻ: “Mình nghĩ tất cả những người học nghề như mình đều muốn như vậy. Mình chắc chắc sẽ góp một phần công sức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường bằng việc dựa vào những công nghệ tiên tiến, nhưng việc đó không chỉ trong chờ vào mình mà cần đến sự chung tay của cả xã hội”.

 “Mình sẽ về nước làm việc sau khi hoàn thành chương trình học cao học tại nước nài” – đó là lời khẳng định chắc chắc của chàng thủ khoa trong thời điểm mà cả xã hội đang lo lắng về bài toán “chảy máu chất xám” của Việt Nam.

Những ngày qua, khi báo chí đang nói đến việc thủ khoa ra trường, chọn làm tư nhân nhiều hơn là Nhà nước cho dù đã được “trải thảm đỏ” đón tiếp. Khi chúng tôi hỏi Sơn về hiện trạng này, bạn rất thẳng thắn chia sẻ: “Mình nghĩ đó là một chuyện bình thường vì rõ ràng ai cũng muốn tìm một cơ hội việc làm tốt, có thu nhập cao và được thể hiện hết khả năng của bản thân. Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước chưa đáp ứng được hết những yêu cầu đó thì họ tìm đến tư nhân hay làm việc tại nước nài. Và mình nghĩ hướng giải quyết là cần từ cả hai phía, không thể trách riêng ai được”.

Nguyễn Thị Minh Phương
Truyền hình K.31A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN