Tổng kết diễn đàn: “Siết chặt quyền phá thai: Nên hay không?”

Sóng trẻ) – Sau hơn một tuần thảo luận, diễn đàn “Siết chặt quyền phá thai: Nên hay không?” đã nhận được gần 50 ý kiến bình luận của độc giả Sóng trẻ. Nhiều ý kiến đồng tình với việc siết chặt quyền phá thai, một số ý kiến lại không cho rằng không cần thiết phải siết chặt quyền phá thai của người phụ nữ.

Diễn đàn “Siết chặt quyền phá thai: Nên hay không?” đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc về một dự thảo gần đây của Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình đề xuất việc cấm phá thai trên 12 tuần tuổi, trừ trường hợp đặc biệt như: Có thai do bị hiếp dâm, loạn luân, người chưa thành niên, chưa kết hôn, có bằng chứng về dị tật thai nhi. Có nhiều ý kiến ủng hộ dự thảo cần phải mạnh tay siết chặt quyền phá thai, nhưng lại có ý kiến cho rằng dự thảo này là không cần thiết, làm mất đi quyền tự do của con người.

Nên siết chặt quyền phá thai

Nhiều độc giả Sóng trẻ đồng tình với dự thảo luật dân số về việc siết chặt quyền phá thai của người phụ nữ. Dưới đây là một số ý kiến từ bạn đọc ủng hộ dự thảo này:

“Tôi đồng ý với việc siết chặt quyền phá thai trên 12 tuần tuổi. Siết chặt việc phá thai trên 12 tuần tuổi sẽ làm cho những người làm cha làm mẹ có trách nhiệm hơn với đứa trẻ và cho chính bản thân mình".  ([email protected])

“Mình đồng ý với việc siết chặt phá thai. Phá thai là một hành động vô nhân đạo và đang là một tệ nạn ở Việt Nam. Theo mình biết, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới. Siết chặt phá thai còn là 1 phương pháp giúp các bạn trẻ có thể hạn chế quan hệ tình dục bừa bãi.” ([email protected]).

“Tôi đồng ý siết chặt quy định phá thai vì khi thai được 12 tuần tuổi đã thành một sinh mạng con người. Nếu phá thai thì chẳng khác nào giết người cả. Hơn nữa lại là giết một người vô tội và đáng lẽ những người phá thai phải bị trừng trị...” ([email protected]).

“Nên siết chặt quyền phá thai của người phụ nữ. Nếu không thì tỷ lệ mất cân bằng giới tính ngày càng tăng cao” ([email protected]).

Một số ý kiến tâm huyết khác từ các độc giả gửi về Sóng trẻ cũng đồng tình với việc nên siết chặt quyền phá thai.

“Mình nghĩ nên siết chặt quyền phá thai. Bởi vì không ai có quyền lấy mạng sống của người khác. Thai nhi cũng là một mạng người. Việc phá thai sẽ gây ra mất cân bằng giới tính khi sinh, việc phá thai nhiều khách quan sẽ xuất hiện nhiều cơ sở không đảm bảo mọc lên như nấm sau mưa. Có rất nhiều cơ sở không có giấy phép hành nghề. Hơn nữa, nếu không muốn để xảy ra trường hợp phá thai (nếu như luật siết chặt quyền phá thai) thì những cặp đôi, đặc biệt là giới trẻ cũng có nhiều cách để phòng tránh khi quan hệ tình dục. Có rất nhiều biện pháp phòng tránh thai hiệu quả như: Không cho tinh trùng gặp trứng chín, không cho trứng chín, không cho trứng chín làm tổ bằng nhiều biện pháp khác nhau như xuất tinh nài âm đạo, sử dụng bao cao su, triệt tinh trùng, dùng thuốc tránh thai, vòng tránh thai… Chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp phòng tránh thai trong từng trường hợp để không gây ra những hệ quả đáng tiếc”. ([email protected])

82cb667e2_sd.jpg
Dự thảo siết chặt quyền phá thai gây ra những ý kiến trái chiều. Ảnh minh họa

“Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi sinh sản cao nhất ở Đông Nam Á và là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Đường đi lên “đỉnh cao” này của Việt Nam được hình thành bằng con số: trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời, theo nhận định của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFRA). Đây là con số đáng báo động cho nên Quốc hội cần siết chặt quyền phá thai của phụ nữ.” ([email protected])

Không nên siết chặt quyền phá thai

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ dự thảo của luật dân số, Sóng trẻ cũng nhận được nhiều ý kiến phản đối việc siết chặt quyền phá thai vì dễ làm gia tăng các lò phá thai chui, ảnh hưởng tới sức khỏe của người phụ nữ, tiêu biểu một số ý kiến dưới đây:

“Không cần phải siết chặt. Tại sao có nhiều cặp vợ chồng có 2 con trai đâu dám đẻ tiếp đâu.” ([email protected])

“Mình nghĩ là cũng không cần thiết siết chặt quyền phá thai lắm vì đây là quyền tự do cá nhân. Họ làm thì họ sẽ tự chịu, chẳng ảnh hưởng gì tới ai cả” ([email protected])

“Tôi nghĩ không nên siết chặt quyền phá thai đâu vì nó ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến cũng như môi trường sống của nhiều người, nhất là giới trẻ. Điều cần làm là tuyên truyền, định hướng giới trẻ hiểu tác hại của việc phá thai như thế nào thôi, để mọi người tự có ý thức mà phòng tránh.” ([email protected])

“Chẳng nên siết chặt, họ đi phá thai ở các cơ sở tư nhân thì ai kiểm soát???” ([email protected])

“Làm gì thì làm, phải quan tâm đến tâm lý và sức khỏe người phụ nữ. Chuyện bị cưỡng hiếp khá nhạy cảm, xã hội còn nhiều thành kiến ác độc, người phụ nữ đâu phải nói chứng minh là chứng minh được? Nếu cứ cấm đoán phá thai quá nghiêm ngặt, xem thường tâm lý phụ nữ, có thễ dẫn đến phá thai chui, tự phá thai, nguy hiểm vô cùng.” ([email protected])

“Tôi nghĩ không cần thiết phải làm như thế nếu chúng ta dám chịu trách nhiệm với những gì mà chúng ta làm!” ([email protected])

“Luật không thoáng, càng khó khăn thì người ta sẽ tìm cách khác, họ sẽ đi phá chui dù biết có thể gặp rủi ro bởi chẳng ai muốn "xưng" cái chuyện đáng xấu hổ cho người khác biết.” ([email protected])

“Sinh đẻ ra nhiều, phá hoại môi trường sống, thiên nhiên thêm nhiều, gánh nặng cho xã hội... Hãy để mọi người tự nguyện sinh và sinh số con theo nguyện vọng và khả năng nuôi con của họ” ([email protected])

“Không nên siết chặt quyền phá thai làm gì! Chính sách càng khó khăn sẽ giúp cho các cơ sở tư nhân càng có lợi!” ([email protected])

“Luật này ra để cho các phòng khám chui có cơ hội làm giàu hơn nữa! Chờ mà chứng minh được thì chắc đẻ xong rồi!” ([email protected])

“Dự luật phi lý. Đơn giản 2 vợ chồng lỡ vỡ kế hoạch và có thai nhưng không đủ điều kiện chăm sốc tốt sau khi sinh bé thì họ phải chấp nhận phá thai. Không lẽ không cho, khi sinh ra không đủ khả năng lo cho con thì lúc đó sao đây” ([email protected])

Nên hay không phải tùy hoàn cảnh

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên dựa vào từng trường hợp cụ thể để tránh sai sót trong việc đưa ra các quyết định, tiêu biểu một số ý kiến sau:

“Theo ý kiến cá nhân thì mình thấy tùy vào trường hợp của mỗi người. Nhiều người cứ ở nài mà cho phá thai là thất đức, nhưng nếu không có đủ điều kiện mà nuôi dưỡng thì có khi như thế còn thất đức hơn. Việc siết chặt quyền phá thai mình nghĩ là không cần thiết. Một người mẹ dù đã muốn phá thai thì chắc chắn họ sẽ làm đủ mọi cách để bỏ cái thai đấy bằng được.” ([email protected])

“Cái này cũng phải tùy xem ý muốn và khả năng của người mẹ nữa chứ. Vì nếu không thể có đủ điều kiện nuôi dưỡng và giáo dục bé thì tương lai sau này của bé phải làm sao? Giờ mọi thứ giá cả đều leo thang, việc kiếm tiền nuôi bản thân cũng đã khó khăn đối với nhiều người lắm rồi. Mặc dù cái này có hại thật nhưng tự bản thân họ sẽ tự cân nhắc được lợi hại.” ([email protected])

“Theo ý kiến của em thì tùy vào trường hợp để ra quyết định nhưng tốt nhất là tránh được việc phá thai càng nhiều càng tốt vì phá thai nó rất là ảnh hưởng tới người mẹ và người mẹ phá thai xong còn gây ảnh hưởng tới về sau như là khó có thể mang thai hay là mang thai dễ bị sẩy. Nhưng tùy trường hợp mà chúng ta nên đưa ra quyết định nếu mà vì gia cảnh bần cùng hay là đứa trẻ siêu âm dị tật hoặc 1 số trường hợp cực kỳ bất đắc dĩ thì mới nên bỏ không tội đứa bé ra khổ thân nó. Còn đâu những người mà bỏ con vì giới tính thì đấy là điều đáng chê trách vì con nào mà chả là con không nên phân biệt quá. Còn có nên siết chặt không thì theo mình cuối cùng là không vì siết chặt chắc gì đã được. Có người muốn nạo thì chắc chắn họ sẽ có cách nạo ra như là nạo chui giấu diếm hay là làm giả giấy tờ cho đứa con bị dị tật hay nói dối bác sỹ để được nạo thai.

Nài những ý kiến đồng tình hay phản đối dự thảo luật dân số nên hay không nên siết chặt quyền phá thai của người phụ nữ, Sóng trẻ còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo như việc hỗ trợ tiền cho các gia đình không có đủ kinh tế để nuôi dưỡng thai nhi, trợ cấp cho gia đình có bé gái để người mẹ không phải phá thai,…

“Theo tôi thì nên siết chặt quyền phá thai. Đối với gia đình không có đủ thu nhập để sinh và nuôi dạy đứa trẻ mà muốn phá thai thì nhà nước nên hỗ trợ một khoản kinh phí nhỏ, ví dụ như mỗi gia đình được hỗ trợ mấy trăm nghìn đồng mỗi tháng để đứa bé được chăm sóc tốt hơn” ([email protected])

“Để cân bằng về giới tính hơn, cụ thể ở nước chúng ta là đảm bảo các bé nữ được sinh ra tại sao không áp dụng các biện pháp như: Miễn/giảm viện phí cho việc sinh nở các bé gái. Miễn/giảm viện phí, học phí cho trẻ em gái (có thể chỉ cần tới cấp 2). Trợ cấp cho gia đình vừa có bé gái” ([email protected])

Song, một độc giả có địa chỉ email [email protected] lại không đồng tình với ý kiến hỗ trợ kinh phí để nuôi con: “Mình nghĩ nên giáo dục tư tưởng, nhận thức thì hơn. Con nào cũng là con, con nào mà không muốn được nhận trợ cấp. Việc mất cân bằng giới tính này là hệ lụy của thời xa xưa tới giờ mà. Nếu mà trợ cấp cho bé gái ko khác gì quay về thời bao cấp. Tới đời chắt chút chít mình lại 1 anh mà 3-4 em nữa à”

Không ít độc giả có  tư tưởng cần tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho mọi người cách phòng tránh thai và tác hại của việc phá thai. “Mình nghĩ rằng, phá thai là một việc làm vô cùng thất đức. Dẫu sao, đó cũng là sinh mạng một người. Tuy nhiên, xét cho cùng, những trường hợp phá thai phần lớn ở độ tuổi vị thành niên, do không biết cách phòng tránh và có thai nài ý muốn. Những đối tượng này còn trẻ, thiếu kiến thức sinh sản lẫn khả năng kinh tế. Nếu không có điều kiện nuôi dưỡng rất tội nghiệp cho em bé. Vì vậy, người mẹ không còn cách nào khác là phải phá bỏ con. Luật pháp cũng không thề siết chặt quyền phá thai, vì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng phá thai ngầm. Thay vì cấm, chúng ta nên giáo dục tư tưởng cho giới trẻ, tác động từ nhận thức dẫn đến hành động. Hi vọng các bạn trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với những việc mình làm và không để chuyện xảy ra nài ý muốn.” ([email protected])

Một số ý kiến khác của độc giả đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Dân số, cần có tính nhân văn, hợp lý, và cần ban hành đúng thời điểm.

“Còn nhiều trường hợp buộc phải phá thai: Con gái có bầu, nhà trai đồng ý cưới, đột nhiên nhà trai hủy hôn mà nhà gái hoàn cảnh khó khăn không chăm sóc đứa trẻ được. Vợ có bầu tháng thứ 3 thì chồng đột tử/thất nghiệp/ốm nặng, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Người vợ có bầu nhưng bụng không to, không ốm nghén, chỉ tưởng ốm bình thường đến tháng thứ 4 mới phát hiện có bầu. Luật phải mang tính nhân văn.” ([email protected])

“Dự thảo đưa ra 2 phương án liên quan đến việc phá thai. Thứ nhất, giữ nguyên như quy định hiện nay là phá thai theo nguyện vọng trừ trường hợp lựa chọn giới tính thai nhi hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thứ hai là phá thai trên 12 tuần tuổi với điều kiện là không vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi, do loạn luân, hiếp dâm. Điều này là bất khả thi. Xin hỏi làm thế nào để chứng minh có bầu do loạn luân hay bị cưỡng bức. Với lại những người bị cưỡng bức rất khó nói ra vấn đề nhạy cảm này. Mình nghĩ Quốc hội nên xem xét, tập hợp, trưng cầu ý dân để đưa ra quyết định hợp lý. Tránh tình trạng đưa ra quyết định trên trời.” ([email protected])

“Dự thảo cần xem xét kỹ lại nội dung trên để không vi phạm những quyền tự do cơ bản của công dân” ([email protected])

“Ngành y tế đang còn vô số chuyện bức xúc để lưu tâm giải quyết, chưa cần đặt ra vấn đề này. Vả lại khi cần vẫn thông qua 1 điều khoản bổ sung được, hà tất cứ phải làm 1 lúc” ([email protected])

“Tôi thấy luật nên cấm tuyệt đối việc phá thai, trừ những trường hợp bất khả kháng không thể giữ thôi chứ bao nhiêu trẻ em chưa thấy mặt trời đã phải chết rồi tỉ lệ phá thai của Việt Nam đang cao nhất châu lục rồi. Các cơ sở làm chui cũng do 1 phần bác sỹ từ bệnh viện công ra đỡ đầu mới hoạt động được cái này mới cần phải xem xét kỹ lưỡng mới phải.” ([email protected])

Diễn đàn “Siết chặt quyền phá thai: Nên hay không?“ đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi quý báu từ các bạn độc giả. Có nhiều ý kiến cho rằng nên siết chặt quyền phá thai của người phụ nữ, phản đối kịch liệt việc phá thai, vì cho rằng đó là hành động phi nhân đạo. Lại có nhiều ý kiến lại cho rằng không cần thiết phải làm điều này, vì siết chặt quyền phá thai chả khác nào siết chặt quyền tự do của con người, mặt khác lại là cơ hội để các cơ sở phá thai chui mọc lên. Thay vào đó, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của con người.

Diễn đàn “Siết chặt quyền phá thai: Nên hay không?“ chính thức được khép lại tại đây. Sóng trẻ rất cảm ơn sự ủng hộ của quý độc giả!

Nhóm 9
Ngô Văn Cường, Phương Thu Hường
Cao Thu Hương, Nguyễn Thị Thanh Mơ, Nguyễn Quỳnh Ly

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN