Topica Al Edtech Asian Hackathon 2017: Vẻ đẹp nhân tạo cần trí tuệ nhân tạo
(Sóng trẻ)- Chiều 19/5 tại BKHUP Coworking Space, tòa nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc chung kết cuộc thi Topica AI Edtech Asian Hackathon 2017, là cuộc thi Hackathon lớn nhất Đông Nam Á về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy lần (Machine Learning) đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Với slogan “Vẻ đẹp nhân tạo cần trí tuệ nhân tạo”, cuộc thi do Topica AI Lab, Topica Edtech Lab, UP Coworking Space phối hợp cùng Thành Đoàn Hà Nội tổ chức.
Lễ khai mạc Topica Al Edtech Asian Hackathon 2017 diễn ra tại BKHUP Coworking Space.
Tham dự lễ khai mạc có sự xuất hiện của ông Lưu Quốc Tuấn, trưởng ban tổ chức cuộc thi; ông Trân Quang Hưng, đại diện thành đoàn Hà Nội, và đại diện của ogle Cloud Đông Nam Á cùng các công ty, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực AI.
Đại diện của ogle Cloud Đông Nam Á chia sẻ ý kiến.
Ban giám khảo của cuộc thi đều là các chuyên gia tên tuổi trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực công nghệ: ông Griffin de Luce đến từ CTO Ubiquity University; PGS- TS.Nguyễn Xuân Hoài, Trưởng khoa CNTT, Đại học Hà Nộị; ông Lê Hồng Việt - Giám đốc công nghệ (CTO) FPT; ông Phạm Thúc Trương Lương, Phó Chủ tịch HĐQT, CTO Tinh Vân Group; ông Lê Minh Hưng, Giám đốc Viettel Cyber Space; ông Lê Công Thành, Giám đốc TOPICA AI Lab.
Ông Lê Quang Thành đại diện ban tổ chức đưa ra những tiêu chí đánh giá tại cuộc thi.
Cuộc thi hướng tớ mục đích đưa các công nghệ AI khủng ứng dụng vào thiết bị thực tế ảo (VR) và áp dụng trong lĩnh vực giáo dục.Đây là cơ hội để các developers trổ tài lập trình và xây dựng, hiện thực hóa các ý tưởng công nghệ độc đáo, dưới sự hướng dẫn của các mentors hàng đầu về AI như: ông Nguyễn Hoành Tiến từ VNG, ông Lê Minh Hưng từ Viettel Cyber Space, ông Lê Công Thành từ Topica AI Lab, ông Nguyễn Việt Cường - chuyên gia siêu máy tính HPC Nhật Bản,…
Topica Al Edtech Asian Hackathon là cuộc thi danh cho các developers, sinh viên chuyên nghành công nghệ thông tin có quan tâm, tìm hiểu AI và Machine Learning trên địa bàn cả nước theo hình thức nhóm, mỗi nhóm từ 3-5 người. Bao gồm 3 hạng mục thi đấu: Một là, áp dụng AI vào phát triển ứng dụng cho các thiết bị VR, Hololens, Hologram, Kinect... Hai là, phát triển ứng dụng AI trong lĩnh vực công nghệ giáo dục. Ba là, phát triển ứng dụng AI bất kỳ cho các lĩnh vực khác.
Sau gần 2 tháng tổ chức cuộc thi, với hai vòng online và vòng phỏng vấn, ban tổ chức đã lựa chọn ra 19 đội có ý tưởng xuất sắc tham gia vào vòng chung kết diễn ra từ ngày 19 – 21/5/ 2017. Bước vào vòng chung kết các đội có 48 giờ để hiện thực hóa ý tưởng của mình. Với áp lực từ thời gian, sự căng thẳng trong các thuật toán, phép code, đôi khi là sự mâu thuẫn giữa các thành viên nhưng tất cả các đội thi vẫn đang từng giây từng phút cố gắng cho ý tưởng của mình được trình làng tại chung kết của cuộc thi.
Các đội thi đang gấp rút chuẩn bị cho ý tưởng của mình để bước vào chung kết của cuộc thi.
Đến với cuộc thi, các đội tham gia có cơ hội nhận được tổng giá trị giải thưởng lên đến 6 tỷ đồng Việt Nam cùng nhiều giải thưởng hấp dẫn khác. TOPICA AI Edtech Asia Hackathon cũng là dịp để các developers có thể gặp gỡ, học hỏi, thảo luận với những chuyên gia công nghệ đến từ Facebook, ogle,... cùng các doanh nhân khởi nghiệp và nhiều nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng trong khu vực.
Đàm Công Bắc
Báo chí K36.7
Cùng chuyên mục
Bình luận