Trải nghiệm không gian đa sắc tại Bảo tàng Dân tộc học

(Sóng trẻ) - Hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), bảo tàng Dân tộc học đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, phong tục độc đáo của 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S. 

Từ đầu năm đến nay, bảo tàng đã ghi nhận hàng trăm lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm. Với diện tích 4.5 ha, bảo tàng Dân tộc học hiện lưu giữ và trưng bày khoảng 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2.190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom. Mỗi hiện vật đều mang đậm dấu ấn văn hóa, phản ánh lối sống, sinh hoạt và tinh thần lao động của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. (Ảnh: Quỳnh Anh)
Từ đầu năm đến nay, bảo tàng đã ghi nhận hàng trăm lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm. Với diện tích 4.5 ha, bảo tàng Dân tộc học hiện lưu giữ và trưng bày khoảng 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2.190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom. Mỗi hiện vật đều mang đậm dấu ấn văn hóa, phản ánh lối sống, sinh hoạt và tinh thần lao động của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. (Ảnh: Quỳnh Anh)

 

Hình ảnh 54 dân tộc Việt Nam được đặt ở vị trí trung tâm, thu hút sự chú ý của khách tham quan. (Ảnh: Quỳnh Anh)
Hình ảnh 54 dân tộc Việt Nam được đặt ở vị trí trung tâm, thu hút sự chú ý của khách tham quan. (Ảnh: Quỳnh Anh)
54 dân tộc Việt Nam gắn liền với những nét đẹp văn hóa riêng, sự đa dạng, phong phú trong từng nếp sống, thói quen, trang phục truyền thống và những lễ hội đặc sắc. Thông qua các câu chuyện, thước phim, khách tham quan cảm nhận được tầm quan trọng trong việc tô điểm nét đẹp độc đáo của toàn thể cộng đồng. (Ảnh: Quỳnh Chi)
Từng khu trưng bày hiện vật, mô hình được sắp xếp khoa học, giúp du khách dễ dàng khám phá sự phong phú trong từng nếp sống, thói quen, trang phục truyền thống và những lễ hội đặc sắc. Thông qua các câu chuyện, thước phim, khách tham quan được cảm nhận những nét đẹp văn hoá riêng của mỗi đồng bào dân tộc trên mảnh đất hình chữ S. (Ảnh: Quỳnh Chi)
Bạn Trang Thư (20 tuổi) bày tỏ: “Qua buổi tham quan, mình đã có cơ hội khám phá sâu hơn về nét đẹp của các dân tộc Việt Nam. Từng câu chuyện lịch sử, văn hóa, truyền thống khác nhau, khiến mình càng thêm hứng thú tìm hiểu và trân trọng”.(Ảnh: Quỳnh Anh)
Bạn Trang Thư (20 tuổi) bày tỏ: “Qua buổi tham quan, mình đã có cơ hội khám phá sâu hơn về nét đẹp của các dân tộc Việt Nam. Qua từng câu chuyện lịch sử, văn hóa, truyền thống khác nhau càng khiến mình thêm hứng thú tìm hiểu và trân trọng”. (Ảnh: Quỳnh Anh)
Một trong những điểm nổi bật là các phong tục tập quán được khắc họa rõ nét thông qua hình nộm. Hình nộm được mặc trang phục đặc trưng riêng của từng dân tộc, tái hiện lại những hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay những lễ nghi truyền thống đã thể hiện linh hồn văn hóa sâu sắc. (Ảnh: Quỳnh Anh)
Một trong những điểm nổi bật là các phong tục tập quán được khắc họa rõ nét thông qua hình nộm. Hình nộm được mặc trang phục đặc trưng riêng của từng dân tộc, tái hiện lại những hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay những lễ nghi truyền thống đã thể hiện linh hồn văn hóa sâu sắc. (Ảnh: Quỳnh Anh)
“Đây là lần thứ hai mình đến Bảo tàng dân tộc học. Lần thứ nhất đến tham quan mình  không nghĩ nó rộng và đẹp như thế này. Nhân dịp 19/4, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, mình quay lại đây chụp những bức ảnh đẹp với bảo tàng cũng như giới thiệu bạn bè mình được biết và đến trải nghiệm ”, chị Đinh Loan (sinh viên năm hai của trường Học viện Phụ nữ Việt Nam) chia sẻ. (Ảnh: Quỳnh Chi)
“Đây là lần thứ hai mình đến bảo tàng Dân tộc học. Mình thấy ấn tượng với không gian tràn ngập bản sắc văn hóa của các dân tộc và mình quay lại đây mong muốn giới thiệu cho bạn bè ở nước ngoài của mình được biết và đến trải nghiệm”, bạn Đinh Loan (sinh viên năm hai trường Học viện Phụ nữ Việt Nam) chia sẻ. (Ảnh: Quỳnh Chi)
Các hiện vật như chiếc giỏ mây, xe trâu hay những bộ trang phục của các dân tộc đều được tái hiện tinh thế , chân thực, sống động. Điều này khiến cho du khách có cảm giác như được trải nghiệm không gian đời sống tinh thần ngay tại vùng quê đó. (Ảnh: Quỳnh Chi)
Nét đặc sắc của bảo tàng được khắc họa qua việc tái hiện lại tinh xảo các hiện vật như giỏ mây, xe trâu và những dụng cụ lao động bình dị. Từng chi tiết đều được đan cài cẩn thận, khiến du khách có cảm giác được trải nghiệm không gian đời sống tinh thần ngay tại vùng quê đó. Những vật dụng tuy nhỏ bé nhưng lan tỏa một sức sống tinh thần mạnh mẽ cho toàn thể dân tộc. (Ảnh: Quỳnh Chi)
Là một trong những nhà văn, nhà thơ, ca sĩ của Hội người cao tuổi tại địa bàn thành phố Hà Nội, bà Lê Thị Tuyến bày tỏ: “Bảo tàng dân tộc là một nơi lý tưởng để tôi đến trải nghiệm. Đối với tôi, đây là nơi lưu giữ hồn cốt của dân tộc, để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ trong trái tim con người Việt Nam mà còn trong trái tim bạn bè du khách Quốc tế. Đồng thời bảo tàng như nhắc nhở cho lớp thế hệ trẻ biết được những giá trị truyền thống để các cháu thêm trân trọng và biết bảo vệ những giá trị văn hóa đó”. (Ảnh: Quỳnh Chi)
Là một trong những nhà văn, nhà thơ, ca sĩ của Hội người cao tuổi tại địa bàn thành phố Hà Nội, bà Lê Thị Tuyến bày tỏ: “Bảo tàng Dân tộc là một nơi lý tưởng để tôi đến tham quan trải nghiệm. Đối với tôi, đây là nơi lưu giữ hồn cốt của dân tộc, để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ trong trái tim con người Việt Nam mà còn trong trái tim bạn bè du khách quốc tế. Đồng thời nhắc nhở cho lớp thế hệ trẻ biết thêm trân trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống, văn hoá”. (Ảnh: Quỳnh Chi)
Với bề dày lịch sử lâu đời, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi lưu giữ linh hồn của quốc gia. Nơi đây, mỗi hiện vật, mỗi câu chuyện, mỗi thước phim đều là một mảnh ghép sống động tái hiện bức tranh đa sắc màu của cộng đồng 54 dân tộc anh em, nơi quá khứ, hiện tại và cả những giá trị văn hóa trường tồn được kết nối. (Ảnh: Quỳnh Anh)
Với bề dày lịch sử lâu đời, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi lưu giữ linh hồn của quốc gia. Nơi đây, mỗi hiện vật, mỗi câu chuyện, mỗi thước phim đều là một mảnh ghép sống động tái hiện bức tranh đa sắc màu của cộng đồng 54 dân tộc anh em, nơi quá khứ, hiện tại và cả những giá trị văn hóa trường tồn được kết nối. (Ảnh: Quỳnh Anh)

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN