Bánh tráng xoài - đặc sản đất Nha Trang
(Sóng Trẻ) - Nha Trang- Khánh Hòa được mệnh danh là “ dải lụa xanh của Việt Nam”. Đến với Nha Trang, du khách không chỉ ngẩn ngơ với bãi biển đẹp thơ mộng, dải cát trắng mịn màng, thưởng thức các loại hải sản thơm nn mà còn được nếm thử đặc sản của vùng nhiệt đới nơi đây - bánh tráng xoài.
Xoài là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm nn và có giá trị dinh dưỡng cao. Xoài cung cấp vitamin A, E và selen cho cơ thể và giúp chống lại bệnh tim. Xoài cũng rất giàu vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ homocysteine - một axit amin trong máu gây tổn thương mạch máu. Theo Đông y, quả xoài chín có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng ích dạ dày, tiêu tích trệ, làm hết nôn mửa, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận phế, tiêu đàm, kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng, chống táo bón… Vì có nhiều công dụng nên xoài được chế biến ra nhiều thành phẩm khác nhau như: sinh tố xoài, chè xoài, kem xoài, lẩu cá bớp nấu xoài, nhộng trộn xoài, bánh phô mai xoài, bánh pudding xoài…Đặc biệt phải kể đến bánh tráng xoài – một món ăn đặc sản khá nổi tiếng của huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Quả xoài có rất nhiều giá trị dinh dưỡng (nguồn: Internet)
Cam Lâm – Khánh Hòa là địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất cả nước. Vào vụ xoài chín rộ, ăn và bán không hết, người dân trong vùng xót ruột khi thấy xoài chín rụng đầy gốc mà không biết làm sao để bảo quản xoài chín được lâu. Chiếc bánh tráng xoài cũng ra đời từ đó. Người dân đã nghĩ ra cách chế biến những quả xoài chín thành chiếc bánh tráng xoài thơm nn, bổ dưỡng, lại có khả năng bảo quản trong một thời gian dài.
Bánh tráng xoài – Đặc sản Nha Trang (nguồn: Internet)
Để có được chiếc bánh tráng xoài thơm, nn, đúng chất không hề đơn giản chút nào. Nguyên liệu làm bánh tráng xoài phải là những quả xoài chín tự nhiên, được lựa chọn kỹ càng. Sau đó người ta lột bỏ lớp vỏ bên nài, đem xay nhuyễn thành dạng lỏng. Dung dịch này được nấu trên bếp lửa riu riu trong khoảng 2 đến 3 tiếng. Người nấu phải khuấy đều tay để nước cốt xoài không bị cháy. Cứ thế đun cho tới khi nước xoài cô đặc lại tạo ra hỗn hợp sền sệt. Đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng của bánh cũng như bí quyết riêng của người nấu. Cuối cùng là công đoạn tráng bánh. Hỗn hợp xoài được đổ thành từng lớp mỏng trên vỉ phơi và được phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô đến khi ngả màu vàng hổ phách là được là được. Bánh được bảo quản trong túi ni lông và để được đến 7 tháng mà không có hiện tượng nấm mốc trên bề mặt.
Thứ bánh ăn chơi này đã trở thành đặc sản Cam Lâm suốt hàng chục năm qua. Đến Nha Trang du lịch, nài những đồ hải sản đem về làm quà thì không thể nào thiếu chiếc bánh tráng xoài dân dã nhưng đậm đà hương vị. Ai đi xa Cam Lâm cũng sẽ nhớ cồn cào món bánh dân quê giản dị của vùng đất nắng gió này.
Hà Thị Thu Nhung
Lớp Phát Thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận