VFF cần một sự thay thế?
(Sóng Trẻ) - Những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao khi nghe những phát biểu làm “rung chuyển” làng bóng đá Việt Nam của ông Nguyễn Đức Kiên trong buổi tổng kết V - League mùa giải 2011. Dù những lời lẽ đầy tâm huyết ấy của “bầu” Kiên được không ít “đồng nghiệp” và người hâm mộ (NHM) đồng tình, nhưng VFF vẫn tiếp tục làm người ta thất vọng với cách phản ứng có phần làm ngơ của họ.
Các ông bầu bức xúc
Ngay sau khi bài phát biểu “mổ xẻ” những “ung nhọt” vốn tồn tại đã lâu của bóng đá Việt Nam ngày 8/9 của bầu Kiên được công khai trên mặt báo, vị chủ tịch của đội bóng Hà Nội ACB đã không đơn độc mà ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của rất nhiều “đồng nghiệp” khác.
Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai cho rằng nguyên nhân V-League đi xuống là do cách điều hành của Ban tổ chức giải. “Ai cũng biết trọng tài sai nhưng không ai xử lý. Mỗi năm CLB bỏ ra 6-7 chục tỷ làm bóng đá nhưng chẳng được gì”, bầu Đức bức xúc.
Còn ông Võ Quốc Thắng, chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An cho rằng chế độ đãi ngộ với trọng tài chưa thật sự thỏa đáng, điều đó góp phần làm cho giải đấu kém hấp dẫn . “Chúng ta đổ hết cho trọng tài là không hay, có trọng tài rất có tâm với nghề nhưng có trọng tài thì không thể dung dưỡng. Chúng tôi làm bóng đá, nếu cần mỗi CLB hàng năm góp vào 500 triệu để BTC giải chi trả cho trọng tài, không có vấn đề gì cả. Thậm chí mỗi trận 50 triệu cũng được nhưng trọng tài phải bắt công tâm, bắt thật tốt”, bầu Thắng cho biết.
Còn bầu Kiên, chủ nhân của những lời phát biểu công kích VFF trước đó, cũng khẳng định các ông bầu không có ý định “ly khai” khỏi VFF cũng như không có ý định tổ chức một giải đấu riêng mang tên Super Liga (giải đấu chỉ có 7 CLB nhưng hoàn toàn trong sạch). Những phát biểu đó chỉ phản ánh nỗi bức xúc của ông mong muốn VFF phải thay đổi.
Có thể thấy, các ông bầu đều hết sức tâm huyết với nền bóng đá nước nhà và cũng không tiếc tiền để đầu tư cho một giải đấu chất lượng. Việc mà họ đang mong chờ bây giờ là sự thay đổi trong cách điều hành và tổ chức của VFF. Thế nhưng những động thái của VFF càng lúc càng khiến người ta thất vọng.
Bầu Kiên bức xúc trong buổi lễ tổng kết V – League mùa giải 2011
Và VFF tiếp tục làm ngơ?
Những phát biểu của bầu Kiên đang tạo nên một sự hưởng ứng mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp cũng như đông đảo người hâm mộ. Thế nhưng, VFF vẫn khăng khăng cho rằng cho rằng phát biểu của bầu Kiên chỉ mang tính cá nhân. Lời hứa duy mà cơ quan quyền lực cao nhất này đưa ra là sẽ làm rõ những điều mà ông Kiên bức xúc..
Những hành động trên của VFF trước bầu Kiên, trước người hâm mộ, trước báo chí đã cho thấy một liên đoàn bóng đá trì trệ và bảo thủ. Cơ quan này vẫn đánh giá mùa giải 2011 là “thành công” với 16/16 phiếu tán thành. Hành động này như sự phản kháng đối với bài phát biểu của bầu Kiên bởi họ cho rằng đó chỉ là lời của một cá nhân. Đề nghị thay người điều hành V - League của vị chủ tịch CLB Hà Nội ACB chỉ được họ đáp trả bằng sự im lặng.
Ông Phạm Ngọc Viễn, phó chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn, thay vì lên tiếng đánh giá chất lượng của giải sau những chỉ trích của bầu Kiên, thì lại đăng đàn chỉ để khẳng định rằng sẽ không có Super Liga ở Việt Nam. “VFF thay mặt Nhà nước quản lý, điều hành các giải đấu, được FIFA công nhận. Super Liga hay bất kỳ giải đấu nào khác, đều không thể nằm nài hoạt động của VFF nếu xét theo luật FIFA và luật của VFF”, ông Viễn cho biết.
Còn phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung thì lại chỉ trích các cơ quan báo chí khi cho rằng, báo chí đã “xúc phạm nghiêm trọng đến người làm bóng đá ViệtNam, người hâm mộ và gây sự phẫn nộ trong công luận”.
Như vậy, thay vì lên tiếng thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót, tích cực tiếp thu để sửa đổi những sai lầm, VFF lại thiếu đi sự công tâm cần thiết. Dường như, họ đã quên đi trách nhiệm của một người tổ chức, quên đi người hâm mộ, quên đi những gì mà các doanh nghiệp đã hỗ trợ và giúp cho VFF tồn tại trong quãng thời gian qua.
Thay đổi được chưa VFF?
Đã đến lúc những người làm bóng đá Việt Nam cần tới một sự thay đổi, thậm chí là cả một cuộc cách mạng để thúc đẩy nền bóng đá đi lên theo hướng tích cực hơn. Bởi lẽ ngót nghét hơn một thập kỉ qua dưới sự điều hành của VFF, giải đấu được cho là số một Đông Nam Á này lại không thực sự hấp dẫn như người ta vẫn rêu rao. Số lượng khán giả đến sân để xem V – League ngày một ít đi qua từng năm phần nào cho thấy điều đó.
Bầu Kiên và một số ông bầu khác nghĩ đến việc thành lập một giải đấu mang tên Super Liga (bao gồm 7 CLB tự tổ chức và là đối trọng với V – League). Đó là một ý tưởng đầy sáng tạo khi các ông bầu của bóng đá Việt Nam nhìn sang mô hình giải đấu Liga Primer Indonesia (giải Nại hạng Indonesia) hiện đang rất thành công. Hiện tại, giải đấu này được đánh giá cao hơn hẳn giải đấu chính thức (giải VĐQG Indonesia) do PSSI (Liên đoàn bóng đá Indonesia) tổ chức.
Chưa biết rằng ý tưởng này bao giờ được hiện thực hóa. Nhưng phải chăng đã đến lúc VFF nên trả bóng đá lại cho xã hội, cho những người làm kinh doanh bóng đá thật sự, để bóng đá trở nên “SẠCH” hơn, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người hâm mộ?
* Trích dẫn một số phát biểu của “bầu” Kiên có liên quan tới bài viết
BÁO CÁO CỦA VFF. “Nếu tôi là lãnh đạo VFF, tôi sẽ không thông qua dự thảo của BTC giải và HĐTT vì đã không nêu được thực chất những vấn đề của bóng đá VN thời gian qua. Báo cáo ngày hôm nay, báo cáo 10 năm trước, có thiếu hay thừa cái gì không? 10 năm nay gần như không có sửa đổi để phù hợp với sự phát triển với thực tế, những thay đổi của FIFA. Sự thụt lùi khiến chúng ta không thể quản lý các giải chuyên nghiệp cũng như quản lý các CLB. Tôi sẽ không tham gia đóng góp vào dự thảo bởi chỉ trong vòng vài chục phút, rồi biểu quyết thông qua, đó không phải là một công việc nghiêm túc.”
TRỌNG TÀI. “Tôi nói thẳng thắn anh em trọng tài đừng buồn. Trọng tài giờ tiêu cực hơn, tinh vi hơn, thủ đoạn hơn mùa giải 2005 rất nhiều. Tôi được biết, trước trận đấu với ĐTLA, có những người đến tiếp xúc với Hòa phát, nếu cho trọng tài 500 triệu, bảo đảm trận này Hòa Phát sẽ thắng. Không ít người tiếp xúc với tôi bảo rằng cần phải lo trọng tài nhưng tôi luôn nói với anh em: một đồng cũng không bao giờ cho”.
“Tôi xin hỏi các anh, nếu không có bàn tay của các trọng tài, bóng đá Hải Phòng liệu có trụ hạng nổi không?” (trường hợp trọng tài Trần Công Trọng đã xử ép Hòa Phát, giúp Hải Phòng thắng vòng 23 V.League, trọng tài Nguyễn Văn Quyết bỏ qua quả 11m cho Bình Dương, gián tiếp giúp Hải Phòng thắng Bình Dương ở vòng 24 V.League).
“Với số tiền tài trợ như hiện nay, VFF phải có những chi trả thỏa đáng cho trọng tài, để anh em có cuộc sống đàng hoàng, yên tâm làm nhiệm vụ. Tôi cho rằng VFF đối xử với trọng tài, không công bằng, đầu tiên là đãi ngộ”.
SUPER LIGA. “Tôi xin truyền tải một thông điệp và nỗi bức xúc của các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tài trợ cho bóng đá. Tôi xin thưa với các anh rằng, trước đại hội này, tôi nhận được yêu cầu của 6 CLB đề nghị rời bỏ cuộc chơi, rời bỏ V.League. Sẵn sàng tổ chức một giải Vô địch mới mang tên Super Liga. Tôi cho rằng đó là những ý kiến khá tiêu cực, bản thân tôi khuyên họ bình tĩnh để có thể thẳng thắn góp ý kiến với VFF, chứ không phải mâu thuẫn hay phá đám gì. Nhưng thực sự, sự bức xúc của các doanh nghiệp với VFF là quá lớn, nhưng lãnh đạo VFF thờ ơ, BTC giải thờ ơ”.
THAY ĐỔI. “Nếu tôi là Chủ tịch VFF thì tôi không cho phép những gì đang diễn ra ở VFF. Có xử lý được trọng tài không, tôi đảm bảo được. Có xử lý được BTC giải không? Việc đó quá dễ. Bóng đá bây giờ rất khác, rất rõ ràng, nếu không có thay đổi, sẽ không ai còn chơi với chúng ta. Tôi nhận Hòa Phát chính là trách nhiệm với cầu thủ. Trách nhiệm với bóng đá HN. Nếu cần một đội lên hạng, với tôi quá dễ, tôi có thể cùng một lúc có 5-10 đội bóng, nhưng đấy không phải là tôi”.
“VFF cần có một sự thay đổi cơ bản, căn cơ từ việc giao dục cầu thủ, quy định ngặt nghèo hơn về lương thưởng. Nài tôi và Thanh Hóa, gần như không có lãnh đạo cao nhất ở các CLB tới dự Hội nghị này. Họ không còn quan tâm tới VFF nữa. Một cuộc chơi mà chủ tịch các CLB không quan tâm thì có còn cuộc chơi không? Tôi sẵn sàng hợp tác, để cùng VFF giải phẫu căn bệnh của bóng đá VN. Tôi tin rằng cần có những thay đổi, từ quy chế, đến tổ chức vận hành CLB và cả những điều nhỏ nhất”.
Các ông bầu bức xúc
Ngay sau khi bài phát biểu “mổ xẻ” những “ung nhọt” vốn tồn tại đã lâu của bóng đá Việt Nam ngày 8/9 của bầu Kiên được công khai trên mặt báo, vị chủ tịch của đội bóng Hà Nội ACB đã không đơn độc mà ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của rất nhiều “đồng nghiệp” khác.
Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai cho rằng nguyên nhân V-League đi xuống là do cách điều hành của Ban tổ chức giải. “Ai cũng biết trọng tài sai nhưng không ai xử lý. Mỗi năm CLB bỏ ra 6-7 chục tỷ làm bóng đá nhưng chẳng được gì”, bầu Đức bức xúc.
Còn ông Võ Quốc Thắng, chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An cho rằng chế độ đãi ngộ với trọng tài chưa thật sự thỏa đáng, điều đó góp phần làm cho giải đấu kém hấp dẫn . “Chúng ta đổ hết cho trọng tài là không hay, có trọng tài rất có tâm với nghề nhưng có trọng tài thì không thể dung dưỡng. Chúng tôi làm bóng đá, nếu cần mỗi CLB hàng năm góp vào 500 triệu để BTC giải chi trả cho trọng tài, không có vấn đề gì cả. Thậm chí mỗi trận 50 triệu cũng được nhưng trọng tài phải bắt công tâm, bắt thật tốt”, bầu Thắng cho biết.
Còn bầu Kiên, chủ nhân của những lời phát biểu công kích VFF trước đó, cũng khẳng định các ông bầu không có ý định “ly khai” khỏi VFF cũng như không có ý định tổ chức một giải đấu riêng mang tên Super Liga (giải đấu chỉ có 7 CLB nhưng hoàn toàn trong sạch). Những phát biểu đó chỉ phản ánh nỗi bức xúc của ông mong muốn VFF phải thay đổi.
Có thể thấy, các ông bầu đều hết sức tâm huyết với nền bóng đá nước nhà và cũng không tiếc tiền để đầu tư cho một giải đấu chất lượng. Việc mà họ đang mong chờ bây giờ là sự thay đổi trong cách điều hành và tổ chức của VFF. Thế nhưng những động thái của VFF càng lúc càng khiến người ta thất vọng.
Bầu Kiên bức xúc trong buổi lễ tổng kết V – League mùa giải 2011
Và VFF tiếp tục làm ngơ?
Những phát biểu của bầu Kiên đang tạo nên một sự hưởng ứng mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp cũng như đông đảo người hâm mộ. Thế nhưng, VFF vẫn khăng khăng cho rằng cho rằng phát biểu của bầu Kiên chỉ mang tính cá nhân. Lời hứa duy mà cơ quan quyền lực cao nhất này đưa ra là sẽ làm rõ những điều mà ông Kiên bức xúc..
Những hành động trên của VFF trước bầu Kiên, trước người hâm mộ, trước báo chí đã cho thấy một liên đoàn bóng đá trì trệ và bảo thủ. Cơ quan này vẫn đánh giá mùa giải 2011 là “thành công” với 16/16 phiếu tán thành. Hành động này như sự phản kháng đối với bài phát biểu của bầu Kiên bởi họ cho rằng đó chỉ là lời của một cá nhân. Đề nghị thay người điều hành V - League của vị chủ tịch CLB Hà Nội ACB chỉ được họ đáp trả bằng sự im lặng.
Ông Phạm Ngọc Viễn, phó chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn, thay vì lên tiếng đánh giá chất lượng của giải sau những chỉ trích của bầu Kiên, thì lại đăng đàn chỉ để khẳng định rằng sẽ không có Super Liga ở Việt Nam. “VFF thay mặt Nhà nước quản lý, điều hành các giải đấu, được FIFA công nhận. Super Liga hay bất kỳ giải đấu nào khác, đều không thể nằm nài hoạt động của VFF nếu xét theo luật FIFA và luật của VFF”, ông Viễn cho biết.
Còn phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung thì lại chỉ trích các cơ quan báo chí khi cho rằng, báo chí đã “xúc phạm nghiêm trọng đến người làm bóng đá ViệtNam, người hâm mộ và gây sự phẫn nộ trong công luận”.
Như vậy, thay vì lên tiếng thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót, tích cực tiếp thu để sửa đổi những sai lầm, VFF lại thiếu đi sự công tâm cần thiết. Dường như, họ đã quên đi trách nhiệm của một người tổ chức, quên đi người hâm mộ, quên đi những gì mà các doanh nghiệp đã hỗ trợ và giúp cho VFF tồn tại trong quãng thời gian qua.
Thay đổi được chưa VFF?
Đã đến lúc những người làm bóng đá Việt Nam cần tới một sự thay đổi, thậm chí là cả một cuộc cách mạng để thúc đẩy nền bóng đá đi lên theo hướng tích cực hơn. Bởi lẽ ngót nghét hơn một thập kỉ qua dưới sự điều hành của VFF, giải đấu được cho là số một Đông Nam Á này lại không thực sự hấp dẫn như người ta vẫn rêu rao. Số lượng khán giả đến sân để xem V – League ngày một ít đi qua từng năm phần nào cho thấy điều đó.
Bầu Kiên và một số ông bầu khác nghĩ đến việc thành lập một giải đấu mang tên Super Liga (bao gồm 7 CLB tự tổ chức và là đối trọng với V – League). Đó là một ý tưởng đầy sáng tạo khi các ông bầu của bóng đá Việt Nam nhìn sang mô hình giải đấu Liga Primer Indonesia (giải Nại hạng Indonesia) hiện đang rất thành công. Hiện tại, giải đấu này được đánh giá cao hơn hẳn giải đấu chính thức (giải VĐQG Indonesia) do PSSI (Liên đoàn bóng đá Indonesia) tổ chức.
Chưa biết rằng ý tưởng này bao giờ được hiện thực hóa. Nhưng phải chăng đã đến lúc VFF nên trả bóng đá lại cho xã hội, cho những người làm kinh doanh bóng đá thật sự, để bóng đá trở nên “SẠCH” hơn, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người hâm mộ?
Quốc Dũng, Linh Chi, Vân Anh, Trịnh Bồng, Phương Thảo
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
* Trích dẫn một số phát biểu của “bầu” Kiên có liên quan tới bài viết
BÁO CÁO CỦA VFF. “Nếu tôi là lãnh đạo VFF, tôi sẽ không thông qua dự thảo của BTC giải và HĐTT vì đã không nêu được thực chất những vấn đề của bóng đá VN thời gian qua. Báo cáo ngày hôm nay, báo cáo 10 năm trước, có thiếu hay thừa cái gì không? 10 năm nay gần như không có sửa đổi để phù hợp với sự phát triển với thực tế, những thay đổi của FIFA. Sự thụt lùi khiến chúng ta không thể quản lý các giải chuyên nghiệp cũng như quản lý các CLB. Tôi sẽ không tham gia đóng góp vào dự thảo bởi chỉ trong vòng vài chục phút, rồi biểu quyết thông qua, đó không phải là một công việc nghiêm túc.”
TRỌNG TÀI. “Tôi nói thẳng thắn anh em trọng tài đừng buồn. Trọng tài giờ tiêu cực hơn, tinh vi hơn, thủ đoạn hơn mùa giải 2005 rất nhiều. Tôi được biết, trước trận đấu với ĐTLA, có những người đến tiếp xúc với Hòa phát, nếu cho trọng tài 500 triệu, bảo đảm trận này Hòa Phát sẽ thắng. Không ít người tiếp xúc với tôi bảo rằng cần phải lo trọng tài nhưng tôi luôn nói với anh em: một đồng cũng không bao giờ cho”.
“Tôi xin hỏi các anh, nếu không có bàn tay của các trọng tài, bóng đá Hải Phòng liệu có trụ hạng nổi không?” (trường hợp trọng tài Trần Công Trọng đã xử ép Hòa Phát, giúp Hải Phòng thắng vòng 23 V.League, trọng tài Nguyễn Văn Quyết bỏ qua quả 11m cho Bình Dương, gián tiếp giúp Hải Phòng thắng Bình Dương ở vòng 24 V.League).
“Với số tiền tài trợ như hiện nay, VFF phải có những chi trả thỏa đáng cho trọng tài, để anh em có cuộc sống đàng hoàng, yên tâm làm nhiệm vụ. Tôi cho rằng VFF đối xử với trọng tài, không công bằng, đầu tiên là đãi ngộ”.
SUPER LIGA. “Tôi xin truyền tải một thông điệp và nỗi bức xúc của các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tài trợ cho bóng đá. Tôi xin thưa với các anh rằng, trước đại hội này, tôi nhận được yêu cầu của 6 CLB đề nghị rời bỏ cuộc chơi, rời bỏ V.League. Sẵn sàng tổ chức một giải Vô địch mới mang tên Super Liga. Tôi cho rằng đó là những ý kiến khá tiêu cực, bản thân tôi khuyên họ bình tĩnh để có thể thẳng thắn góp ý kiến với VFF, chứ không phải mâu thuẫn hay phá đám gì. Nhưng thực sự, sự bức xúc của các doanh nghiệp với VFF là quá lớn, nhưng lãnh đạo VFF thờ ơ, BTC giải thờ ơ”.
THAY ĐỔI. “Nếu tôi là Chủ tịch VFF thì tôi không cho phép những gì đang diễn ra ở VFF. Có xử lý được trọng tài không, tôi đảm bảo được. Có xử lý được BTC giải không? Việc đó quá dễ. Bóng đá bây giờ rất khác, rất rõ ràng, nếu không có thay đổi, sẽ không ai còn chơi với chúng ta. Tôi nhận Hòa Phát chính là trách nhiệm với cầu thủ. Trách nhiệm với bóng đá HN. Nếu cần một đội lên hạng, với tôi quá dễ, tôi có thể cùng một lúc có 5-10 đội bóng, nhưng đấy không phải là tôi”.
“VFF cần có một sự thay đổi cơ bản, căn cơ từ việc giao dục cầu thủ, quy định ngặt nghèo hơn về lương thưởng. Nài tôi và Thanh Hóa, gần như không có lãnh đạo cao nhất ở các CLB tới dự Hội nghị này. Họ không còn quan tâm tới VFF nữa. Một cuộc chơi mà chủ tịch các CLB không quan tâm thì có còn cuộc chơi không? Tôi sẵn sàng hợp tác, để cùng VFF giải phẫu căn bệnh của bóng đá VN. Tôi tin rằng cần có những thay đổi, từ quy chế, đến tổ chức vận hành CLB và cả những điều nhỏ nhất”.
Cùng chuyên mục
Bình luận