Việc làm thêm – những “cạm bẫy” cho sinh viê

(Sóng trẻ) - Với mong muốn được kiếm thêm thu nhập, giúp đỡ gia đình và có những kinh nghiệm trong cuộc sống, các sinh viên đều mong muốn tìm được một công việc bán thời gian hợp lý, phù hợp với bản thân. Các trung tâm môi giới việc làm giả danh mọc lên như nấm và đưa ra các hình thức quảng cáo hấp dẫn về các công việc làm thêm, đặc biệt là các công việc làm theo giờ để lừa tiền của sinh viên.

Những chiêu bài lừa khó lường

Nắm bắt được nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên, các trung tâm môi giới việc làm đã đưa ra các chiêu quảng cáo rất hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của các sinh viên. Chúng ta không khó để thấy vô số tờ rơi được dán trên tường, các điểm dừng xe bus, bến xe, cột điện… hay có người đứng phát tại những nơi công cộng với các nội dung giới thiệu việc làm bán thời gian cho sinh viên. Với những chiêu thức quảng cáo như “cần tuyển dụng gấp nhân viên… không yêu cầu trình độ, năng lực; không cần kinh nghiệm; thời gian làm việc tự chọn, thoải mái; ứng viên không phải đóng bất cứ một khoản chi phí nào. Lương 170 nghìn đồng/ca/2h và nhận sau mỗi ca làm…”

27c82b167_untitled.png
Tờ rơi được dán tại cột điện (ảnh: Internet)

Đó chỉ là một phần nhỏ của vô số những chiêu thức quảng cáo để lừa các sinh viên đang “khát” việc làm thêm. Thực tế cho thấy, không ít các nạn nhân là sinh viên đã sa bẫy các trung tâm, công ty lừa. Chị Trần Thị Huệ (sinh viên năm 4, ĐH Sư Phạm Hà Nội) tâm sự: “Hè năm nái, tôi ở lại Hà Nội và muốn đi làm thêm kiếm tiền giúp bố mẹ, tôi có tìm đến một trung tâm gia sư được giới thiệu. Ở trung tâm đó, họ cho tôi chọn các lớp khác nhau với điều kiện phải đóng nửa số lương tháng đầu cho họ, tôi đã chọn dạy lớp Văn 12, giá 180.000 đồng/buổi, tính ra là 1.600.000 đồng/ tháng và tôi phải nộp cho trung tâm là 800.000 đồng. Khi nộp xong thì trung tâm có cho tôi địa chỉ ảo, không rõ ràng rồi họ bảo tôi ra địa điểm khác họ sẽ chỉ cụ thể nhưng tôi ra đấy đợi không thấy đâu. Tôi tìm đến trung tâm thì người ta nói chị chủ bảo đợi con họ đi nghỉ mát về. Tôi đợi hơn 2 tuần vẫn không thấy đâu, tôi biết mình bị lừa nên tìm đến trung tâm đòi gặp giám đốc, giám đốc trung tâm gặp tôi nhưng bảo tôi không đợi gọi đi dạy thì cũng không thể lấy lại tiền đã đóng vì đây là người ta chưa có nhu cầu học chứ không phải do trung tâm không giới thiệu…”

Hầu hết các công việc làm thêm được quảng cáo nhiều nhất và hấp dẫn nhất hiện nay đều có chung một điểm là công việc nhẹ nhàng, đơn giản phải làm ít thời gian (từ 1,5h – 2h/ngày), không bị gò bó, lương cao (từ 150 – 180.000 đồng), không mất phí,… như một số công việc: phát tờ rơi, bán hàng dịch vụ, lễ tân, PG sản phẩm tại siêu thị, nhân viên kinh doanh, nhân viên bán vé máy bay,...

Thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi, chúng không bắt những “con mồi” (sinh viên) đóng tiền một lần mà chia thành nhiều lần khác nhau, mỗi lần chúng thu vài trăm và giải thích lý do là làm thủ tục hoặc đặt cọc trước tiền,… nhằm thuyết phục các “con mồi”. Không những thế, mỗi lần đóng tiền, chúng lại hẹn ở một địa điểm khác nhau, các thủ tục cũng khác nhau để các sinh viên khó có thể biết là mình bị lừa.

Bằng những thủ đoạn như vậy, các công ty, trung tâm môi giới việc làm giả danh đã lừa đảo được các sinh viên một cách trót lọt. Đặc biệt, các trung tâm môi giới việc làm lừa đảo cũng thường bám sát với các dịp lễ, tết, hè,…để tung các chiêu lừa đảo. Bởi vào các dịp đó, sinh viên thường ở lại thành phố để kiếm việc làm thêm kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, có nhiều thời gian rảnh, muốn được trải nghiệm… Như vậy, công việc thật hay giả từ các tờ rơi tuyển dụng thật khó có thể đoán được.

Tân sinh viên – “con mồi béo bở”

Tân sinh viên là đối tượng dễ bị “sập bẫy” của các trung tâm, công ty lừa đảo nhất. Hầu hết các trung tâm, công ty giới thiệu việc làm thường nhằm vào đối tượng là tân sinh viên. Bởi họ là những người vừa mới ra chốn thành thị, kinh nghiệm chưa có, chưa sống tự lập bao giờ, ít va vấp cuộc sống nên không hiểu được những chiêu lừa gạt tiền của những trung tâm việc làm lừa đảo. Các tân sinh viên khi thấy được các chiêu thức quảng cáo hấp dẫn là tin tưởng, tìm đến các trung tâm và làm theo những gì trung tâm đó nói. Vì thế, các trung tâm có thể lừa dễ dàng mà không tốn nhiều công sức.

Việc sinh viên bị lừa là do tâm lý quá nóng vội muốn đi làm ngay, lại bị hấp dẫn bởi những thông tin quảng cáo trên các tờ rơi như: mức lương cao, thời gian làm việc thì ít, công việc thì lại đơn giản, nhẹ nhàng không đòi hỏi gì nhiều, không mất phí... Nài ra, cũng là do thiếu những thông tin về những trung tâm tư vấn uy tín, đáng tin cậy.
Đây là những “con mồi béo bở” dễ lừa nhất. Nạn nhân chủ yếu các vụ lừa tiền của các trung tâm môi giới việc làm giả tạo này là các tân sinh viên. TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phó chủ nhiệm khoa Xã hội học của trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Đa phần nạn nhân là các tân sinh viên, do hiểu biết xã hội còn kém, đồng thời các em lại khao khát kiếm tiền, thành ra rất dễ bị lợi dụng bởi các chiêu thức lừa ngày càng tinh vi”.

Các trung tâm có cơ sở vật chất thường rất đơn giản, sơ sài, có khi chỉ có một bộ bàn ghế và một ít tài liệu nhỏ để nếu không may bị phát hiện thì dễ dàng chuồn cho nhanh, gọn. Cũng có những trung tâm để tạo uy tín nên chọn đặt văn phòng gần các công ty lớn, trang bị khá tiện nghi, hiện đại khiến không ít bạn sinh viên đã bị sập bẫy.

Những hậu quả để lại

Đối với các sinh viên tự thân vận động để có được một công việc làm trong các khoảng thời giản rảnh rỗi đều đáng khích lệ. Các công việc làm thêm đó không chỉ góp phần thêm thu nhập, đỡ đần gia đình mà còn đáp ứng các nhu cầu bản thân: mang lại những kỹ năng và những trải nghiệm thực tiễn…

Nhưng khi bị lừa, họ sẽ rất cảnh giác với tất cả, các trung tâm môi giới viêc làm uy tín cũng sẽ bị nghi ngờ, làm giảm uy tín của các trung tâm đó. Đối với bản thân họ, vấp phải những “cú ngã” đau khi mới vào đời, họ sẽ hoang mang, sợ hãi với cuộc sống,…

Các sinh viên khi bị lừa đều báo cho các cơ quan chức năng nhưng do không có bằng chứng cụ thể hoặc trung tâm chuyển địa điểm liên tục nên cũng không giải quyết được gì. Hiện nay, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào để quản lý các trung tâm tư vấn việc làm nên các trung tâm giả danh vẫn tồn tại, người lao động, đặc biệt là các sinh viên vẫn mang nhiều nguy cơ trở thành “con mồi béo bở” của chúng.

Vì vậy, sinh viên khi kiếm việc làm thì cần phải tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín, có địa chỉ rõ ràng và đặc biệt cần tham khảo nguồn tin về công việc đó để tránh mất tiền, mất thời gian.

Nguyễn Thị Thơm
Báo mạng Điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN