Việt Nam có thêm 1 ca nhiễm COVID-19 từ Nga trở về nước

(Sóng trẻ) – Sáng nay, Việt Nam có thêm 1 ca nhiễm COVID-19 từ Nga trở về, đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 314 ca nhiễm bệnh. Hôm nay, Việt Nam cũng bước sang thứ 30 không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo thông báo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Dương, kết quả xét nghiệm chiều ngày 15/5/2020 của Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương đã phát hiện thêm một ca dương tính với SARS-CoV-2 trong số hành khách về nước trên chuyến bay mang số hiệu VN0062 từ Nga hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh ngày 13/5. Hành khách này được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Cụ thể, CA BỆNH số 314 (BN314) là bệnh nhân nữ, 62 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Bệnh nhân từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay VN0062, số ghế 53B.

Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân bình thường, không có sốt, không ho, không viêm phổi và được chuyển đến cách ly tại Trung đoàn 125, xã Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 13/5 và đến ngày 15/5 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương.

57a32ee04_ca_mac_moi_16.5.png

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam (Nguồn: Bộ Y tế)

Đến thời điểm này đã có 260 bệnh nhân COVID-19 tại nước ta được công bố khỏi bệnh/xuất viện. Hiện còn 54 bệnh nhân đang điều trị tại 8 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Tính đến sáng ngày 16/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 10 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Nài ra, căn cứ vào tình hình phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, Chính Phủ đã mở rộng các đường bay quốc tế, đón công dân từ các vừng dịch trở về. Trong sáng nay, chuyến bay thứ 2 đưa công dân từ Mỹ về đã cất cánh. Theo dự tính, chuyến bay chở công dân từ Tây Ban Nha cũng sẽ hạ cánh trong tối ngày hôm nay.

Cập nhật thêm về tình hình thế giới

Theo trang worldometers.info, tính đến 6h sáng ngày 16/5, thế giới ghi nhận 4.617.077 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó 307.977 ca tử vong, 1.748.478 ca đã hồi phục. Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới với 1.481.831 ca nhiễm, 88.391 ca tử vong, 321.472 ca hồi phục.  Tiếp sau đó là Tây Ban Nha, Nga, Anh và Italy. 

57a32ee04_the_gioi.png

Tình hình COVID-19 trên thế giới

Như vậy, mặc dù tình hình còn phức tạp nhưng cơ bản dịch đã có dấu hiệu chững lại. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã gỡ bỏ dần các lệnh phong tỏa, đưa xã hội trở lại cuộc sống “bình thường mới” hay “sống chung với dịch bệnh”. Trong khi đó, Ai Cập và châu Phi là hai khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm từ dịch COVID-19.

Tại Ai Cập, Bộ Y tế thông báo phát hiện thêm 399 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 11.228 người. Bên cạnh đó, số trường hợp tử vong do căn bệnh nguy hiểm này là 592 người, tăng 21 ca trong 24 giờ qua. Theo Bộ Y tế Ai Cập, đã có 173 bệnh nhân được xuất viện trong ngày, nâng tổng số ca khỏi bệnh lên 2.799 người.

Trước đó, Bộ Y tế Ai Cập đã công bố kế hoạch kéo dài trong 3 giai đoạn, nhằm từng bước đưa cuộc sống tại quốc gia Bắc Phi này trở lại bình thường. Kế hoạch nói trên hướng tới cân bằng giữa đưa cuộc sống trở lại bình thường, trong khi vẫn duy trì các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Tại châu Phi, theo một nghiên cứu mô hình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), COVID-19 có thể cướp đi sinh mạng 150.000 người và khiến hơn 200 triệu người mắc bệnh ở châu Phi trong vòng một năm nếu các nước này không triển khai các biện pháp khẩn cấp.

Nghiên cứu dự báo khoảng 231 triệu người, chiếm 22% dân số 1 tỷ người ở "Lục địa Đen" có thể mắc COVID-19 trong giai đoạn 12 tháng, phần lớn trong số này không có hoặc có rất ít triệu chứng mắc bệnh.

Tuy nhiên, ước tính có 4,6 triệu người cần phải nhập viện trong khi 140.000 người mắc COVID-19 nặng và 89.000 bệnh nhân sẽ trong tình trạng nguy kịch. Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 150.000 người (nằm trong khoảng từ 83.000 đến 190.000 người) tử vong do COVID-19.

Các nhà nghiên cứu cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại ở châu Phi lâu hơn so với các khu vực khác, có thể kéo dài tới vài năm.

Tình trạng lây nhiễm dự báo gia tăng nhiều nhất ở những quốc gia nhỏ trong khu vực, với Mauritius được cho là nước có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Trong số các nước lớn của châu lục, Nam Phi, Cameroon và Algeria nằm trong tốp 10 nước có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Các nhà nghiên cứu đưa ra dự báo trên dựa trên sau khi xem xét "nhân tố tập trung" của từng nước như quy mô gia đình, mức độ tập trung dân số, khả năng nới lỏng đi lại, các quy định vệ sinh, yếu tố thời tiết...

Hồng Nhung (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN