Vượt cả Trung Quốc, Mỹ trở thành “ổ dịch” COVID-19 lớn nhất thế giới
(Sóng trẻ) - Theo thống kê của quan chức y tế về các trường hợp được báo cáo, nước Mỹ hiện có số ca mắc Covid - 19 cao nhất thế giới với hơn 82.000 trường hợp. Con số này còn lớn hơn cả Trung Quốc và Ý, khiến nước Mỹ trở thành “ổ dịch” lớn nhất thế giới.
Mỹ trở thành “ổ dịch” lớn nhất thế giới (Ảnh: Reuters)
Tính đến tối ngày 26/3, ở Mỹ đã có ít nhất 82.100 trường hợp được ghi nhận dương tính với COVID-19 trong khi Trung Quốc là 81.782, còn số ca nhiễm được báo cáo trên thế giới là hơn 510.000 trường hợp. Số lượng quốc gia có người nhiễm bệnh tăng lên từng ngày và vị trí xếp hạng số người nhiễm corona của các quốc gia có thể thay đổi bất kỳ lúc nào.
Cũng vào ngày 26/3, ở Mỹ, ít nhất 246 trường hợp tử vong mới bởi virus corona được báo cáo, nâng tổng số người chết tại quốc gia này lên 1.195 người.
Tình trạng quá tải diễn ra ở hầu hết các bệnh viện trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là New York, nơi có số ca dương tính chiếm hơn một nửa đất nước. Các nhân viên bệnh viện ở đây đang bị kiệt sức. Một y tá đã đăng tải dòng trạng thái trên mạng xã hội mô tả những gì cô ấy phải trải qua trong một bệnh viện ở Long Island: "Tôi không ngủ được vì đầu óc luôn căng thẳng. Tôi đã khóc trong phòng tắm vào giờ nghỉ và cả khi đi xe về nhà."
Một y tá khác cho biết các bệnh nhân của cô thì không ngừng ho, đổ mồ hôi, sốt và nỗi sợ hãi hiện ngay trong mắt họ. “Tôi khóc vì đồng nghiệp của mình, vì chúng tôi biết tình hình sẽ tồi tệ hơn và tôi không sẵn sàng cho điều đó. Tôi khóc cho những người cha, người mẹ, người con, anh chị em, vợ chồng không thể bên cạnh người họ thương yêu nhất trước lúc “ra đi”; nhưng cũng không có cách nào khác vì mọi người không được phép thăm thân nhân của mình”, vị y tá chia sẻ thêm.
Tại Trung tâm Bệnh viện Elmhurst ở Queens, 13 bệnh nhân đã chết vì virus corona trong vòng 24 giờ .
Trường Y khoa Grossman đang cố gắng đưa thêm bác sĩ vào lực lượng lao động để giúp đỡ (Ảnh: CNN)
Việc dịch bệnh bùng phát ở New York , Washington và California đã thu hút sự chú ý của nước Mỹ trong thời gian qua, một số quan chức y tế dự đoán các khu vực của Michigan và Illinois có thể là những nơi tiếp theo gặp khủng hoảng dịch bệnh.
Các quan chức y tế cho biết họ đang theo dõi sáu viện dưỡng lão trong tiểu bang, bao gồm Cộng đồng hưu trí Lambeth House gồm 268 cư dân tới từ New Orleans, nơi 11 trường hợp tử vong được báo cáo hôm thứ ba (24/3).
Thiếu trang thiết bị
Nhiều bệnh viện dự kiến sẽ hết giường trong vòng hai tuần tới, vì các trường hợp nhiễm virus corona tiếp tục tăng. Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Louisiana, Tiến sĩ Rebekah Gee cho biết cần nhiều máy thở hơn nữa để đáp ứng số lượng lớn bệnh nhân và chính phủ phải giải quyết vấn đề này.
Nhiều người đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng tốc độ sản xuất các thiết bị y tế quan trọng trong khi ông và Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Fema) đã có những mâu thuẫn về việc xác định xem liệu hành động này có được sử dụng hay không.
Số người tử vong do virus corona ở Mỹ có thể lên đến đỉnh điểm trong 3 tuần tới, một nhà dịch tễ học cho biết
(Ảnh: Getty)
Tình trạng thiếu trang thiết bị diễn ra căng thẳng đến mức New York phải sử dụng loại công nghệ cho phép hai bệnh nhân dùng chung máy thở. Các bệnh viện ở New York cần khoảng 30.000 máy thở và hiện chỉ đủ thiết bị bảo vệ cá nhân đảm bảo cho hai tuần tới, thống đốc tiểu bang này cho biết.
Tại San Francisco, Thị trưởng London Breed cho biết thành phố có thể có sự gia tăng trường hợp dương tính với COVID-19 tương tự như thành phố New York. Cô ước tính San Francisco có thể phải cần thêm 1.500 máy thở và 5.000 giường bệnh nữa.
"Nếu những người ở nài đường tiếp tục tụ tập với nhau, tiếp tục tương tác với nhau làm tăng sự lây lan của virus này thì chúng tôi sẽ không có đủ giường, đủ đơn vị ICU, đủ máy thở để hỗ trợ những người mà chúng tôi biết sẽ cần chúng", Breed nói.
Hãy ở nhà
Trên khắp nước Mỹ, 21 tiểu bang đã ban hành lệnh yêu cầu người dân phải ở nhà; nhưng ở một số nơi phải đến cuối tuần, lệnh này mới có hiệu lực.
Những người bị bệnh nhưng không có triệu chứng bệnh đang thúc đẩy sự lây lan của virus corona (Ảnh: Reuters)
Tại Chica, Thị trưởng Lori Lightfoot đã công bố hôm thứ Năm rằng những con đường dành cho xe đạp, lối đi và không gian xanh sẽ bị đóng cửa sau khi phát hiện một đám đông trên bờ hồ của thành phố.
Quyết định này được đưa ra sau khi Giám đốc Cảnh sát Interim Chica Charlie Beck cho biết cảnh sát sẽ bắt đầu ban hành các trích dẫn vào ngày 26/3 cho những cư dân không tuân theo các quy tắc để “cách ly xã hội” và ở nhà. Những ai vi phạm các trích dẫn này có thể bị phạt 500 đô la, nếu tái diễn, người đó sẽ bị bắt giữ.
Tiểu bang New York đã hạn chế việc kinh doanh và các cuộc tụ họp không quan trọng. Người dân được yêu cầu hạn chế những hoạt động nài trời. Các doanh nghiệp không tuân thủ cũng sẽ bị phạt tiền.
Con số thất nghiệp cao kỷ lục
Việc các doanh nghiệp đóng cửa để cố gắng kiểm soát dịch bệnh đã dẫn đến số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao kỷ lục. Theo thống kê của Bộ Lao động mới công bố, khoảng 3,3 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu vào tuần trước trong khi mức cao nhất mà Bộ Lao động Mỹ theo dõi trước đó là 695.000 đơn vào năm 1982.
Hôm 26/3, Tiến sĩ Ashish Jha, Giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard cho biết hy vọng sự bùng phát của dịch bệnh sẽ giảm bớt vào mùa hè có thể không trở thành hiện thực. “Cho đến khi tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả và chấm dứt đại dịch, chúng ta vẫm phải đối phó với đại dịch này”, Tiến sĩ Ashish Jha khẳng định.
Đắc Quang (Theo CNN)
Cùng chuyên mục
Bình luận