36 phố phường Hà Nội thu nhỏ qua nét cọ tranh

(Sóng trẻ) - Không khoa trương, cầu kỳ, họa sĩ Phạm Hoàng Minh ngày ngày lặng thầm “tô sắc” thủ đô qua từng nét cọ. 

Họa sắc thủ đô bằng “chất riêng”

Mối lương duyên với tranh sơn dầu của họa sĩ Phạm Hoàng Minh (46 tuổi, Hà Nội) “nảy sinh” sau khi anh tốt nghiệp khoa hội họa trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp. Dù thời điểm đó thích thiết kế nội thất hơn nhưng “không hiểu do cơ duyên nào” anh lựa chọn theo đuổi dòng tranh sơn dầu tả về Hà Nội. Từ đó đến nay, ngót nghét gần 23 năm, anh Minh trở thành một người trẻ tài năng “tô sắc” cho thủ đô. 

dsc_68291.JPG
Hoạ sĩ Phạm Hoàng Minh bên tác phẩm nghệ thuật của anh. (Ảnh: NVCC)

36 phố phường Hà Nội hiện lên trong tác phẩm sơn dầu của anh có nét rêu phong, cổ kính và cả một chất Phạm Hoàng Minh rất riêng, không thể trộn lẫn. Là người theo đuổi trường phái Ấn tượng (tên Tiếng Anh là Impressionism), họa sĩ Phạm Hoàng Minh thường gây ấn tượng với các tác phẩm có màu sắc sinh động. “Tông màu mỗi mùa mỗi khác. Mùa đông sử dụng tông lạnh, mùa hè sử dụng tông nóng. Đôi lúc, màu sắc có thể thay đổi để tổng quan bức tranh hài hòa nhưng vẫn phải bám sát gam màu hiện thực để khắc họa tác phẩm”, nam họa sĩ cho hay.

img_3890.JPG

Tác phẩm “Giao mùa” của hoạ sĩ Phạm Hoàng Minh. (Ảnh: NVCC)

Hà Nội trong họa sĩ Phạm Hoàng Minh rộng lớn, mênh mông nhưng không có hình khối cụ thể bởi nó chịu tác động của sự biến thiên thời gian. Chia sẻ về lăng kính thời gian của mình, nam họa sĩ sinh năm 1977 bộc bạch: “Trước kia, tôi chủ yếu vẽ dựa trên kiến trúc, song hiện tại tôi chú ý đến yếu tố con người nhiều hơn. Hà Nội vẫn mang trong mình nét cổ kính, hoài niệm nhưng con người đã đần thay đổi để thích ứng với thời đại. Lớp thời gian đồng hiện, kiến trúc cổ kết hợp với con người hiện đại tạo nên sự khác biệt trong mỗi bức tranh sơn dầu”. 

dsc_82641.JPG

Tác phẩm “Chợ đồng xuân” của hoạ sĩ Phạm Hoàng Minh. (Ảnh: Trà My)

dsc_81141.JPG

Tác phẩm “Dòng chảy phố” của hoạ sĩ Phạm Hoàng Minh. (Ảnh: Trà My)

Chính tư duy phối màu và lăng kính thời gian độc đáo của nam họa sĩ sinh năm 1977 đã mang đến cho làng tranh sơn dầu một làn gió mới. Cũng về đề tài Hà Nội, nếu cụ Bùi Xuân Phái khắc họa thủ đô với sự bình dị, mộc mạc, cổ kính nhưng vẫn hiện thực thì tranh của anh Phạm Hoàng Minh lại thể hiện sự đa dạng về màu sắc, phong phú về chất liệu, tạo nên một Hà Nội giao thoa cả nét cổ kính lẫn hiện đại. 

“Phải sống được bằng nghề, mới gọi là làm nghề”

Nói về quá trình “thai nghén” tác phẩm của mình, họa sĩ Phạm Hoàng Minh chia sẻ: “Có lúc, tôi xác định sáng tác như làm công nhân viên chức. Khi bắt tay vào làm là quên hết mọi thứ, chỉ tập trung vẽ. Nhưng có lúc tôi cũng tạm dừng, lùi lại sau để nghỉ ngơi, chiêm nghiệm. Sáng tác không thể như cái máy, khi nào thực sự thoải mái, tập trung mới có thể thăng hoa cùng tác phẩm”.

img_2551.jpg
Hoạ sĩ Phạm Hoàng Minh sáng tạo tác phẩm. (Ảnh: Trà My)

Khi các giá trị văn hóa dần bị mai một, thay vào đó là sự phát triển của công nghệ số, tính cạnh tranh trong nghệ thuật càng trở nên khắc nghiệt. Yêu nghề là chưa đủ, cần thích ứng và kiên trì mới có thể trụ vững trong nghề tranh. “Mình theo được nghề, phải sống được bằng nghề, mới gọi là làm nghề. Gánh nặng cơm áo gạo tiền chi phối rất nhiều đến người họa sĩ”, anh Minh thẳng thắn chia sẻ.

Làm nghề đã khó, giữ nghề còn vất vả hơn bội phần. Các lớp đào tạo tranh đã ít, giờ còn “rụng dần” vì số lượng học viên tụt giảm. Phần vì điều kiện tài chính, phần vì chưa đủ kiên trì để tìm ra “chất riêng” của mình trong nghề cọ bút. Hiện thực này cho thấy bài học nhãn tiền là Nhà nước cần có thêm cơ chế, chính sách để tạo bệ phóng cho văn nghệ sĩ có điều kiện hơn trong việc nuôi dưỡng, phát huy khả năng sáng tạo, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường mỹ thuật.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN