5 CLB “bỗng dưng hóa rồng” trong thập niên đầu thế kỷ 21
(Sóng Trẻ) - Trong bóng đá hiện đại ngày nay, không phải tất cả các CLB đều có thể khẳng định tên tuổi bằng tiềm lực, sức mạnh, tiền bạc hay dựa vào truyền thống của chính bản thân họ. Nhiều đội bóng quyết định lựa chọn một cọn đường tắt khác để nhanh chóng đi đến đỉnh vinh quang: Tiền!
Triết lý dung tiền đổi lấy ngôi sao, sức mạnh và danh hiệu được chủ tịch Florentino Ferez khai sinh với giải ngân hà Real Madrid. Kể từ đó, một loạt các CLB hạng trung đã “thấm nhuần” triết lý đó để rồi “hóa rồng” như Chelsea, Man City, PSG, Anzhi và gần nhất là Monaco.
Chelsea
Trước khi Roman Abramovich làm chủ tịch Chelsea, đội bóng này cũng đã có những danh hiệu cao quý trong phòng truyền thống trong suốt gần 100 năm thành lập CLB. Trải qua các đời HLV, The Blues đã có 3 chiếc cúp FA, 1 chức vô địch giải Nại hạng Anh cùng cú đúp tại đấu trường hạng 2 châu Âu.
Tuy nhiên, chỉ đến khi những đồng rúp của tỷ phú người Nga rải đầy Stamford Bridge mùa hè năm 2003, từ chỗ nợ chồng chất, Chelsea vươn mình trở thành đại gia không chỉ của bóng đá Anh mà là toàn cõi châu Âu với những bản hợp đồng đắt giá cùng các HLV chất lượng.
Tính đến thời điểm kỳ chuyển nhượng mùa đông năm 2012, sau khi Chelsea hoàn tất thương vụ Demba Ba từ phía Newcastle thì The Blues đã tiêu tốn túi tiền của ông chủ họ hơn 2 tỷ bảng với xấp xỉ 860 triệu tiền chuyển nhượng và 1,25 tỷ bảng tiền lương.
Dù phải chi 1,25 tỷ bảng nhưng Abramovich đã thành công với Chelsea
Dù phải móc hầu bao tới 2 tỷ bảng nhưng Roman Abramovich cũng thực sự nở mày nở mặt với những gì mà Chelsea đang làm được. Suốt 10 năm cầm cương tại Stamford Bridge, ông đã biến Chelsea thành một thế lực đáng sợ trong làng bóng đá với những chiếc cúp danh giá mà tính vê số lượng, nó bằng 100 năm Chelsea thời tiền Abramovic miệt mài mới có: 3 nại hạng Anh, 4 cúp FA, 1 Champions League, 1 Europa League (tiền thân là Uefa Cup).
Manchester City
Sau Chelsea, Man City là đội bóng nước Anh thứ 2 tiếp tục tìm đến triết lý “dát vàng” nhằm tìm kiếm cho mình những vinh quang. Trước khi có được chức vô địch giải nại hạng Anh mùa giải 2011/2012, Man City đã chìm trong hơn 36 năm không có nổi một danh hiệu. Cùng với đó, The citizens cũng chỉ luôn được coi là đội bóng trung bình khá ở nước Anh.
Man City chấm dứt cơn khát danh hiệu nhờ túi tiền của tỷ phú Sheikh Mansour
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi 180 độ kể từ khi Sheikh Mansour trở thành chủ tịch Manchester City. Với túi tiền dường như không bao giờ chạm đáy, gã tỷ phú kếch xù người Ả Rập đã bạo chi cực kỳ mạnh tay nhằm hy vọng Man City cũng sẽ giống Chelsea, nhanh chóng có được những thành công lớn ở giải quốc nội cũng như toàn cõi châu Âu.
Tính cho đến ngày Man City của Sheikh Mansour thống trị Premier League, lật đổ Man United đến nay, đội chủ sân Etihad đã “đốt” tổng cộng 1,013 tỷ bảng.
Paris Saint Germain
Sau hơn 19 năm đằng đẵng núp dưới bóng của Lyon, Nantes, Monaco, Bordeaux, Lille, rồi cả Montpellier, PSG mới có thể được đứng trở lại đỉnh vinh quang nước Pháp. Tuy nhiên, để có được điều đó là hơn 253 triệu Euro mà chủ tịch Tamim bin Hamad al-Thani đã bỏ ra nhằm mang về cho sân Parc des Princes những ngôi sao ở cả trên sân cỏ lẫn trên băng ghế chỉ đạo.
Dưới sự lắp ráp tài tình của Ancelotti, PSG thi đấu hiệu quả cả công lẫn thủ. Ibrahimovic cho thấy anh đến Paris hoa lệ không phải để an dưỡng nghỉ ngơi, Thia Silva chứng minh Milan đã sai lầm vì vội vàng bán anh khi được giá, trong khi những cầu thủ trẻ như Lucas, Pastore hoàn toàn có thể tự hào rằng họ đến PSG không đơn thuần chỉ vì mức lương cao khủng khiếp.
Cũng nhờ đầu tư rất nhiều tiền, PSG mới trở lại là thế lực của Ligue 1
PSG đã thành công với chức vô địch Ligue 1, xa hơn là có mặt tại tứ kết Champions League. Muốn thắng to là phải chịu đầu tư lớn, rõ ràng, chủ tịch của PSG đã thành công với triết lý “dát vàng” để có được ánh danh hiệu hào quang.
Anzhi Makhachkala
Nếu như nước Anh có Chelsea, Manchester City thì ở nước Nga xa xôi, Anzhi cũng vô địch trong khoản “ném tiền rước sao”. Mới chỉ thành lập chưa đầy 20 năm, không có nhiều nền tảng từ truyền thống lịch sử, các ông chủ Anzhi quyết định đi tắt đến chiến thắng bằng cách bơm doping tiền, rất nhiều tiền vào CLB nước Nga. 1 tỷ euro là số tiền mà họ đã vung ra để biến Anzhi thành kẻ thách thức giải VĐQG Nga cũng như bóng đá châu Âu.
Eto’o – biểu tượng sự giàu có của Anzhi
Số tiền đó suy cho cùng cũng đang giúp Anzhi thành công cả trên sân cỏ lẫn hậu trường. Từ vị trí thứ 11 ở mùa giải 10/11, những Carlos, Yuri Zhirkov và Eto’o đã đưa Anzhi leo lên vị trí thứ năm ở mùa giải sau đó (sau 22 vòng). Vé được bán hết veo từ 2 ngày trước mỗi trận đấu của Anzhi và cùng với đó là hàng ngàn chiếc áo mang tên Eto’o được bán hết mỗi ngày
Và… Monaco
Vừa mới chân ướt chân ráo trở lại Ligue 1 thế nhưng Monaco đã khiến tất cả nước Pháp lẫn châu Âu phải chú ý tới mình với những bản hợp đồng đắt giá mà nguồn lực khổng lồ đứng sau đó chính là gã tài phiệt người Nga, Dmitry Rybolovlev.
Với tham vọng biến đội bóng Công quốc trở thành một thế lực mới của châu Âu và trở thành đối trọng thực sự của PSG tại nước Pháp, ít nhất là ở cách tiêu tiền, ông chủ của Monaco đã không ngại tuyên bố chi đến 200 triệu euro ngay trong kỳ chuyển nhượng mùa hè này để mang về đội bóng những siêu sao.
Falcao là màn mở đầu cho mùa hè mua sắm của gã nhà giàu mới nổi, AS Monaco
Cho đến thời điểm này, khi mà kỳ chuyển nhượng mùa hè mới chỉ trong giai đoạn bắt đầu, Monaco đã thực hiện xong 3 bản hợp đồng bom tấn là Moutinho, Rodriquez và đặc biệt là Radamel Falcao. Nài ra, họ cũng đã đạt được thỏa thuận với Carvalho và thủ môn Victor Valdes. Rất có thể, với số tiền khổng lồ trong ngân quỹ của Dmitry Rybolovlev, người nằm trong top 100 người giàu nhất thế giới hiện nay, Monaco sẽ còn tiếp tục rước thêm về Louis II những ngôi sao nữa.
Chưa nói đến vinh quang sau đó, nhưng vào thời điểm này, ít ra Monaco cũng đang khiến cho rất nhiều ông lớn ở châu Âu phải sống trong lo lắng.
Trí Công
Cùng chuyên mục
Bình luận