5 thói quen cần thiết của sinh viên Báo chí
(Sóng trẻ) - Để trở thành một phóng viên, một biên tập viên thành công, mỗi sinh viên cần phải có một quá trình rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Những thói quen dưới đây tuy không thể mang đến cho bạn những thành công to lớn ngay hiện tại nhưng chắc chắn sẽ giúp ích cho những thành công về lâu dài của bạn.
1. Chăm chỉ đọc báo, xem các chương trình truyền hình.
Để theo đuổi ngành Báo chí, chắc chắn bạn cần phải có những hiểu biết nhất đinh về các thể loại báo chí và cách thực hiện. Việc thường xuyên đọc báo và các chương trình truyền hình, đặc biệt là các chương trình thời sự sẽ giúp bạn cập nhật những tin tức mới mẻ nhất của đời sống xã hội và giúp bạn tích lũy những kiến thức, hiểu biết xã hội một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời khi tiếp xúc nhiều với các sản phẩm báo chí, bạn sẽ hình thành nên cách tư duy để thực hiện nên sản phẩm đó và dễ dàng áp dụng khi bạn bắt tay vào thực hiện.

Đọc báo thường xuyên giúp nắm rõ cách thực hiện tác phẩm báo chí
2. Thường xuyên giao tiếp
Việc giao tiếp ở đây không phải là việc thường xuyên nói chuyện, bình luận với bạn bè trên các mạng xã hội mà phải thường xuyên giao tiếp trực tiếp với những người xung quanh. Đặc biệt, nếu đến những nơi đông người, bạn có thể cởi mở giao tiếp với những người chưa quen biết thì điều này còn tốt hơn nữa.
Việc thường xuyên giao tiếp trực tiếp sẽ giúp cho bạn rèn luyện khả năng ăn nói linh hoạt – một trong những tố chất cần thiết của sinh viên Báo chí cùng với khả năng phản xạ tốt, sự mạnh dạn trong xử lý các tình huống trong cuộc sống và kỹ năng khai thác thông tin tốt.
3. Luôn luôn đọc sách
Một nhà báo giỏi cần phải có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Đọc sách là một trong những cách đơn giản nhất để có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực với những vấn đề được trình bày một cách tỉ mỉ, đầy đủ cùng với những vấn đề có liên quan và hệ thống luận cứ chặt chẽ. Đặc biệt, những cuốn sách tâm lý xã hội thường dạy cho ta những bài học kỹ năng mềm cần thiết mà ta vô cùng bất ngờ khi nhận ra chân lý chứa đựng trong nó.
Nài ra, những quyển sách viết về nghề báo cũng sẽ cung cấp cho bạn nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm quý báu mà những nhà báo đã thành công, những người đi trước đúc kết được trong một thời gian dài.

Sách là nguồn cung cấp tri thức vô giá
4. Tập nhận xét các sự kiện, các vấn đề xã hội
Mỗi sự kiện xã hội diễn ra đều có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Với vai trò là một sinh viên báo chí, chúng ta không nên thiên về sự phản ánh của một bên mà cần tập quan sát, nhận xét bản chất của sự việc dựa trên những yêu tố khách quan, những bằng chứng được thẩm định và cần có sự xem xét nhiều chiều, đặt câu hỏi nghi vấn về những mâu thuẫn, bất hợp lý. Việc này sẽ giúp rèn luyện tư duy logic, cách khai thác vấn đề và bản lĩnh chuyên môn khi tiến hành công việc trong thực tế, tránh gây sai sót, ảnh hưởng đến thông tin xã hội.
5. Thực hành thật nhiều
Hãy luôn thực hành khi có cơ hội. Bởi chỉ có thực hành mới giúp chúng ta tự đúc rút những kinh nghiệm khó quên. Cho dù có tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước nhưng đó chỉ là những góp ý để chúng ta tránh mắc phải những sai lầm mà họ đã từng trải qua. Sai lầm của mỗi người không phải luôn giống nhau. Những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước không thể đảm bảo cho các bạn tránh được mọi sai lầm trong quá trình tác nghiệp.
Nguyễn Thùy Linh
Truyền hình K32A2
(ảnh: Interne
Cùng chuyên mục
Bình luận