Facebook thay đổi cách xử lý thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19
(Sóng trẻ) – Mới đây, khi người dùng Facebook đã đọc, xem hoặc chia sẻ nội dung COVID-19 sai lệch sẽ nhận được cảnh báo kêu gọi họ truy cập trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Facebook đang thay đổi cách xử lý thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 sau một báo cáo khẩn cấp gần đây. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng Facebook thường xuyên thất bại trong việc kiểm soát các bài đăng sai sự thật, đặc biệt khi chúng ở các dạng ngôn ngữ khác nài tiếng Anh.

Các chính sách được Facebook thay đổi trong thời gian gần đây
Tuy nhiên, về phía Facebook cho biết nghiên cứu trên không phản ánh công việc mà họ đang thực hiện gần đây. Theo thay đổi mới, các thông báo sẽ bắt đầu hiển thị ở đầu nguồn cấp tin tức ngay trong tuần tới. Cách dẫn dắt này sẽ hướng mọi người đến một trang web chính thống của Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo phát ngôn viên của Facebook, động thái này sẽ kết nối những người đã tương tác với thông tin sai lệch về virus từ nhiều nguồn khác nhau. Nhằm giúp nhóm đối tượng này nhận thức đúng đắn về sự việc. Các số liệu mới đây từ nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, hàng triệu người dùng Facebook tiếp tục bị tác động bởi những thông tin không chính xác. Tuy nhiên, họ không nhận được bất kỳ cảnh báo nào trên nền tảng này.

Sự thay đổi này giúp mọi người được dẫn đến liên kết cung cấp thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một số thông tin sai nhưng nhận được hàng trăm nghìn lượt xem, bao gồm các tuyên bố như "người da đen kháng virus", và "COVID-19 bị phá hủy bởi chlorine dioxide". Dựa vào việc phân tích mẫu thử nghiệm gồm hơn 100 mẩu thông tin sai lệch về COVID-19 của Facebook, trên các phiên bản tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ả Rập, Ý và Pháp. Nghiên cứu cho thấy: Công ty có thể mất tới 22 ngày để phát hành nhãn cảnh báo về thông tin sai lệch của virus. Trong thời gian này, có thể các đối tác của Facebook đã gắn thêm nhiều nội dung có hại cho nền tảng.
29% nội dung vi phạm trong mẫu không được phát hiện trên phiên bản tiếng Anh của trang web. Điều này xảy ra trầm trọng hơn ở một số ngôn ngữ khác, với 68% ở tiếng Ý, 70% ở tiếng Tây Ban Nha và 50% tiếng Bồ Đào Nha. Facebook cho biết họ đang tiếp tục mở rộng mạng lưới đa ngôn ngữ của những người kiểm tra nội dung sai lệch. Thực tế các khoản đã cấp được tài trợ và hợp tác với tổ chức đáng tin cậy bằng hơn 50 ngôn ngữ.
Mark Zuckerberg, người sáng lập và giám đốc điều hành của Facebook, đã bảo vệ công ty mình trong một bài đăng trực tuyến với nội dung: "Trên Facebook và Instagram, chúng tôi hiện đã hướng dẫn hơn hai tỷ người tiếp cận với các nguồn tin có thẩm quyền thông qua Trung tâm thông tin COVID-19 và giáo dục pops-up”.
Một trong những sai lầm mà các nhà nghiên cứu đang theo dõi là có tuyên bố cho rằng mọi người có thể loại bỏ virus khỏi cơ thể bằng cách uống nhiều nước và súc miệng bằng muối hoặc giấm. Bài đăng đã nhận được 31.000 lượt chia sẻ trước khi bị gỡ bỏ. Tuy nhiên, hơn 2.600 bản sao của bài đăng vẫn còn trên nền tảng, với gần 100.000 tương tác và hầu hết các bài đăng được nhân bản này không bị dán nhãn cảnh báo từ Facebook.
Facebook được cho là nằm ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng thông tin sai lệch. Nhưng công ty đang cố gắng khắc phục sự tiêu cực này, trở thành nền tảng truyền thông xã hội đầu tiên để cảnh báo tất cả người dùng đã tiếp xúc với thông tin sai lệch.
Như Quỳnh (theo BBC)
Cùng chuyên mục
Bình luận