Ăn, ngủ cùng rác tại “đại công trường” phế liệu

(Sóng trẻ) - Kinh doanh rác thải đem lại lợi nhuận không nhỏ cho những hộ dân ở làng Khoai nhưng lại khiến cuộc sống của họ chìm trong ô nhiễm.

Tốc độ phát triển và đô thị hóa nhanh ở Hà Nội vô tình làm biến mất những làng nghề thủ công truyền thống, thay vào đó là những "ngôi làng kiểu hiện đại" bắt kịp xu thế chuyển đổi. Được xem là vựa tái chế nhựa lớn nhất cả nước, từ những năm 80 của thế kỷ trước, Minh Khai là ngôi làng chuyên thu mua, buôn bán phế liệu nhựa. Đến năm 1998, UBND tỉnh Hưng Yên ra quyết định thành lập làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, mục tiêu chính hướng đến nhằm xây dựng địa điểm phát triển theo hướng kinh tế cá thể. Cho đến nay, làng nghề đã có hơn 20 năm hoạt động và được xem là ngôi làng tái chế rác thải nhựa lớn nhất cả nước.

Ở nhiều địa phương, tấc đất là tấc vàng nhưng ở làng Khoai, tấc đất là tấn rác, với họ không phải là thứ bỏ đi mà rác là nguồn sống. Rác có mặt ở khắp mọi nơi….

Tại “đại công trường rác” này, xe tải luôn tấp nập, sẵn sàng chở hàng đi bất cứ lúc nào. Đường đất bụi mù, khói đen từ các xưởng tái chế xả ra liên tục làm cho bầu không khí ở đây trở nên âm u, xám xịt. Ở bất kỳ vị trí nào trong làng cũng có thể cảm nhận được sự nặng nề đó.

Bãi phế liệu được đặt sát nghĩa trang, đường vào nghĩa trang cũng ngập trong nilon, phế thải.

Ngay cả ở nghĩa trang - mảnh đất vốn dĩ thuộc về người những người đã khuất, nay cũng đang được tận dụng để chứa những thứ phế thải không thể tái chế được nữa, rác trong làng được chuyển ra bãi tập kết để tiếp tục ô nhiễm ở một địa điểm khác. 

Dùng từ “bãi rác” là không đủ để miêu tả sự khổng lồ của khối lượng phế thải ở làng Khoai. Đó là một núi rác.

Những công nhân phân loại rác có mặt ở khắp mọi nơi ở làng Khoai. Từ bãi tập kết nilon “sạch” đến những núi phế liệu không thể tái chế được nữa.

Những nhân công này ăn, ngủ với rác. Không quá khi nói rằng rác là nguồn sống của họ. Nếu không có rác thì họ đói, nhưng nếu có rác thì họ đành phải “chấp nhận” rủi ro để mưu sinh.

Ở ngoài bãi, công việc của công nhân chủ yếu là phân loại, đóng gói nilon sau phân loại, bốc dỡ hàng. Mức thu nhập của họ tương đối rẻ mạt so với tính chất công việc. Chị Cẩm Thị Tú (47 tuổi, ở Sơn La) cho biết: “Ngày trước công lao động 250.000 đồng/ngày nhưng bây giờ nhiều người làm quá rồi nên chỉ còn 230.000 đồng/ngày. Ngày làm 10 tiếng, sáng từ 6h-12h, chiều từ 13h-17h…”. Số tiền đó đã bao gồm phí ăn trưa. Hầu hết anh chị em đều ăn trưa và nghỉ trưa luôn tại bãi để tiết kiệm thời gian.

Rủi ro đến từ chính “nguồn sống” của họ, khi lẫn trong những túi nilon là đồ ăn thừa, đã phân hủy, có giòi, bốc mùi hôi thối. Thậm chí là cả rác thải y tế - nguồn tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Ở Làng Khoai, chỗ nào có rác là chỗ ấy có sự sống. Bên ngoài các xưởng tái chế, công nhân bốc vác lúc nào cũng tấp tập. Họ được thuê với giá 40.000 đồng/tấn nhựa bốc được.

Đơn vị bốc vác H.L cho biết: “Muốn bao nhiêu nhà chị cũng có. Nhà chị có số lượng lớn. Anh em ăn, ở nhà chị hết nên sẵn, không mất thời gian. Tiền ăn chỉ 20.000 đồng/bữa, ngủ lại có 10.000 đồng. Gọi là tạo cơ hội cho anh em làm việc thôi”.

Số lượng lớn ở đây không phải là số lượng hàng hóa hay phế thải mà là số lượng lớn nhân công bốc vác. Không chỉ “ăn” trên rác, trên phế thải mà nhiều đối tượng ở đây còn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhân công để “ăn” trên công sức của nhân công. Nhân công càng khổ, làng càng ô nhiễm thì chủ sản xuất càng giàu.

Hệ thống máy móc hàng tỷ đồng được đầu tư để phục vụ mục đích kinh doanh, sản xuất của cơ sở sản xuất nhà anh Vương. Mỗi công nhân vận hành đều phải tự trang bị các kiến thức liên quan đến cơ khí để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thường xuyên.

Bên trong những nhà xưởng tái chế nhựa, do hệ thống máy móc thô sơ nên rất ít cơ sở có hệ thống xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. Nilon từ các bãi phân loại được đưa trực tiếp về xưởng để chuẩn bị quay đầu một vòng đời mới nhưng cũng bắt đầu một chu trình ô nhiễm ở làng.

Người dân ở đây nhập rác về tái chế. Nhựa sạch được xuất đi nhưng phế thải thì ở lại. Điều này khiến cho làng Khoai trở thành làng tập kết rác không chỉ của các địa phương trong nước mà của cả quốc tế.

Người dân ở đây phải chấp nhận “sống chung với ô nhiễm” bởi họ không còn lựa chọn nào khác. Đất, nước hay thậm chí là không khí đều bị “bức tử” bởi hoạt động kinh tế của làng. Hoạt động này đưa người dân bước vào một thời kỳ “bình thường mới” - thời kỳ mà cuộc sống của họ là rác, là ô nhiễm.

Người dân ở đây phải chấp nhận “sống chung với ô nhiễm” bởi họ không còn lựa chọn nào khác. Đất, nước hay thậm chí là không khí đều bị “bức tử” bởi hoạt động kinh tế của làng. Hoạt động này đưa người dân bước vào một thời kỳ “bình thường mới”, thời kỳ mà cuộc sống của họ là rác, là ô nhiễm. Việc làm giàu từ ô nhiễm có thể khiến cho chính những người này phải “trả giá” khi sinh sống ngay trên chính mảnh đất ô nhiễm đó…

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN