An toàn giao thông: 1 tháng cho 365 ngày?
(Sóng Trẻ) - Tháng 9, toàn ngành giao thông ra quân rầm rộ hưởng ứng tháng An toàn. Nhưng, tình hình tai nạn, tắc nghẽn đường phố, đèo ba chở tư, không mũ bảo hiểm… vẫn hiên ngang trên đường.
Một tháng ATGT đã là đủ?
Tính riêng trong tuần đầu của tháng ATGT, bình quân mỗi ngày xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người. Dù cho đây là tháng cao điểm của việc thực hiện ATGT nhưng so với con số bình quân: 29 vụ, 25 người chết mỗi ngày của nửa cuối tháng 8, số vụ tai nạn trong tháng ATGT đã tăng đáng kể.
Theo số liệu của Cục CSGT, trong tuần đầu tiên của tháng An toàn giao thông 2011, cả nước xảy ra 236 vụ tai nạn trên đường bộ, làm chết 216 người, bị thương 178 người; 12 vụ tai nạn trên tuyến đường sắt, làm chết 6 người, bị thương 7 người.
Những con số kể trên đã cho thấy một thực trạng: ngay trong tháng ATGT, số vụ tai nạn và số người chết vẫn không hề giảm, ý thức tham gia giao thông của người dân cũng chưa được cải thiện.
Các lực lượng diễu hành trong lễ ra quân tại Bắc Giang (nguồn: tcytbacgiang.edu.vn)
Đánh giá về “chiến dịch” ra quân của ngành giao thông, đồng chí Trần Ngọc Quyên, phó phòng đội cảnh sát giao thông số 6 thành phố Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã quán triệt tinh thần, quyết tâm ra sức ngăn chặn và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông trong Tháng ATGT. Nhưng một mình nỗ lực của chúng tôi thì không thể giải quyết triệt để vấn đề. Vì lực lượng cảnh sát giao thông là quá mỏng và ý thức của người dân vẫn còn kém”.
Trong tháng 9, ngành giao thông đã đạt được nhiều thành thích đáng ghi nhận như: Công an các xã, phường, thị trấn đã nghiêm khắc thu giữ và xử phạt các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Lực lượng CSGT toàn quốc huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ triển khai quyết liệt các biện pháp công tác; tập trung biện pháp tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT.
Tuy vậy, vấn đề an toàn giao thông vẫn chưa thể cải thiện, kể cả khi có sự tham gia “tích cực” của ngành giao thông. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Làm sao để an toàn khi mà tắc đường, lấn chiếm lòng đường vẫn còn đó, xử lý sai phạm vẫn chưa thực sự nghiêm túc?
Tai nạn tăng cao trong tháng an toàn (nguồn: vnmedia.vn)
Luật giao thông: Chấp hành hay đối phó?
Bác Nguyễn Thị Lan (Xuân Thủy, Cầu Giấy) cho biết:“Thường ngày, tôi vẫn bày ghế cho khách ngồi uống trà đá tràn ra vỉa hè, thỉnh thoảng công an mới đuổi nhưng tháng này là tháng cao điểm, họ lượn qua lượn lại tối ngày nên đành phải chuyển tạm vào đầu ngõ. Hết tháng lại ra nài kia cho nó thoáng”.
Còn bạn Hải Quân (sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền) chia sẻ: “Mình rất ít đội mũ bảo hiểm khi đi xe vì mình không thích, dạo này thấy nhiều cảnh sát giao thông và cơ động quá nên mình cũng chịu khó đội mũ bảo hiểm hơn”.
Không ít người cho rằng việc triển khai tháng ATGT, tuần cao điểm chỉ là “đầu voi đuôi chuột”. Bác Lê Thị Bảy bán trà đá trước cổng Đại học Y Hà Nội cho biết:“Chỉ được mấy hôm đầu, rồi đâu lại vào đó hết. Ngày nào các chú công an cũng đi dẹp đường như thế chắc bác đổi nghề lâu rồi”.
Những người bán hàng rong hay bán trà đá đều nằm lòng lịch trình hoạt động của công an dẹp đường. Dẹp ở bên này đường thì họ lại chạy sang lề bên kia, dẹp nài đường lớn thì họ lại nấp tạm vào ngõ ngách.
Công an phường giải tỏa Quầy bánh lấn chiềm vỉa hè (nguồn: vovgiaothong.vn)
Nhìn nhận lại vấn đề, ý thức của người dân và trách nhiệm của ngành giao thông tuy có được “nâng cao” nhưng chỉ là trong tháng an toàn. Người dân vẫn chưa thực sự ý thức được trách nhiệm và lợi ích của mình khi chấp hành luật giao thông một cách đúng đắn. Bên cạnh đó, sự lỏng lẻo của việc quản lí trật tự giao thông đã và đang góp phần vào việc làm giảm đi chất lượng của những tháng ATGT.
Trật tự giao thông không chỉ cần duy trì trong 30 ngày, tính mạng con người không chỉ cần “an toàn” trong một tháng, tất cả cần được đảm bảo trong cả 365 ngày của một năm và nhiều hơn thế nữa. Nhưng để trả lời được câu hỏi về chất lượng của tháng ATGT cũng như sự đảm bảo tính mạng của người tham gia giao thông thì còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí của ngành giao thông cũng như ý thức chấp hành của người tham gia giao thông.
Tháng An toàn giao thông năm 2011 với chủ đề trọng tâm là “Phòng, chống uống rượu, bia với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông”. Tại Nghị quyết 88/NQ-CP, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường đảm bảo trật tự ATGT. Đồng thời, yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ gây tai nạn do lái xe do uống rượu, bia; hậu quả tai nạn giao thông nguyên nhân từ rượu, bia. Tổ chức các đợt cao điểm xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia. Không để học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô. Ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT
Kim Lương - Hoàng Dương - Hiền Anh - Đỗ Linh - Duy Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Một tháng ATGT đã là đủ?
Tính riêng trong tuần đầu của tháng ATGT, bình quân mỗi ngày xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người. Dù cho đây là tháng cao điểm của việc thực hiện ATGT nhưng so với con số bình quân: 29 vụ, 25 người chết mỗi ngày của nửa cuối tháng 8, số vụ tai nạn trong tháng ATGT đã tăng đáng kể.
Theo số liệu của Cục CSGT, trong tuần đầu tiên của tháng An toàn giao thông 2011, cả nước xảy ra 236 vụ tai nạn trên đường bộ, làm chết 216 người, bị thương 178 người; 12 vụ tai nạn trên tuyến đường sắt, làm chết 6 người, bị thương 7 người.
Những con số kể trên đã cho thấy một thực trạng: ngay trong tháng ATGT, số vụ tai nạn và số người chết vẫn không hề giảm, ý thức tham gia giao thông của người dân cũng chưa được cải thiện.
Các lực lượng diễu hành trong lễ ra quân tại Bắc Giang (nguồn: tcytbacgiang.edu.vn)
Đánh giá về “chiến dịch” ra quân của ngành giao thông, đồng chí Trần Ngọc Quyên, phó phòng đội cảnh sát giao thông số 6 thành phố Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã quán triệt tinh thần, quyết tâm ra sức ngăn chặn và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông trong Tháng ATGT. Nhưng một mình nỗ lực của chúng tôi thì không thể giải quyết triệt để vấn đề. Vì lực lượng cảnh sát giao thông là quá mỏng và ý thức của người dân vẫn còn kém”.
Trong tháng 9, ngành giao thông đã đạt được nhiều thành thích đáng ghi nhận như: Công an các xã, phường, thị trấn đã nghiêm khắc thu giữ và xử phạt các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Lực lượng CSGT toàn quốc huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ triển khai quyết liệt các biện pháp công tác; tập trung biện pháp tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT.
Tuy vậy, vấn đề an toàn giao thông vẫn chưa thể cải thiện, kể cả khi có sự tham gia “tích cực” của ngành giao thông. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Làm sao để an toàn khi mà tắc đường, lấn chiếm lòng đường vẫn còn đó, xử lý sai phạm vẫn chưa thực sự nghiêm túc?
Tai nạn tăng cao trong tháng an toàn (nguồn: vnmedia.vn)
Luật giao thông: Chấp hành hay đối phó?
Bác Nguyễn Thị Lan (Xuân Thủy, Cầu Giấy) cho biết:“Thường ngày, tôi vẫn bày ghế cho khách ngồi uống trà đá tràn ra vỉa hè, thỉnh thoảng công an mới đuổi nhưng tháng này là tháng cao điểm, họ lượn qua lượn lại tối ngày nên đành phải chuyển tạm vào đầu ngõ. Hết tháng lại ra nài kia cho nó thoáng”.
Còn bạn Hải Quân (sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền) chia sẻ: “Mình rất ít đội mũ bảo hiểm khi đi xe vì mình không thích, dạo này thấy nhiều cảnh sát giao thông và cơ động quá nên mình cũng chịu khó đội mũ bảo hiểm hơn”.
Không ít người cho rằng việc triển khai tháng ATGT, tuần cao điểm chỉ là “đầu voi đuôi chuột”. Bác Lê Thị Bảy bán trà đá trước cổng Đại học Y Hà Nội cho biết:“Chỉ được mấy hôm đầu, rồi đâu lại vào đó hết. Ngày nào các chú công an cũng đi dẹp đường như thế chắc bác đổi nghề lâu rồi”.
Những người bán hàng rong hay bán trà đá đều nằm lòng lịch trình hoạt động của công an dẹp đường. Dẹp ở bên này đường thì họ lại chạy sang lề bên kia, dẹp nài đường lớn thì họ lại nấp tạm vào ngõ ngách.
Công an phường giải tỏa Quầy bánh lấn chiềm vỉa hè (nguồn: vovgiaothong.vn)
Nhìn nhận lại vấn đề, ý thức của người dân và trách nhiệm của ngành giao thông tuy có được “nâng cao” nhưng chỉ là trong tháng an toàn. Người dân vẫn chưa thực sự ý thức được trách nhiệm và lợi ích của mình khi chấp hành luật giao thông một cách đúng đắn. Bên cạnh đó, sự lỏng lẻo của việc quản lí trật tự giao thông đã và đang góp phần vào việc làm giảm đi chất lượng của những tháng ATGT.
Trật tự giao thông không chỉ cần duy trì trong 30 ngày, tính mạng con người không chỉ cần “an toàn” trong một tháng, tất cả cần được đảm bảo trong cả 365 ngày của một năm và nhiều hơn thế nữa. Nhưng để trả lời được câu hỏi về chất lượng của tháng ATGT cũng như sự đảm bảo tính mạng của người tham gia giao thông thì còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí của ngành giao thông cũng như ý thức chấp hành của người tham gia giao thông.
Tháng An toàn giao thông năm 2011 với chủ đề trọng tâm là “Phòng, chống uống rượu, bia với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông”. Tại Nghị quyết 88/NQ-CP, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường đảm bảo trật tự ATGT. Đồng thời, yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ gây tai nạn do lái xe do uống rượu, bia; hậu quả tai nạn giao thông nguyên nhân từ rượu, bia. Tổ chức các đợt cao điểm xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia. Không để học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy. Tăng cường quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô. Ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT
Kim Lương - Hoàng Dương - Hiền Anh - Đỗ Linh - Duy Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận