Ấn tượng không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại”

(Sóng trẻ) - Chiều 17/11, tại Hà Nội lễ khai mạc triển lãm “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại” diễn ra dưới sự phối hợp của Trung tâm Lưu trữ quốc gia và Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Triển lãm được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, số 5 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu hàng trăm trang tài liệu đặc sắc được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới và nhiều hiện vật tiêu biểu. Sự kiện đem đến những bài học lịch sử, làm phong phú thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa trong nhà trường, đặc biệt là các bạn trẻ. 

Mở đầu buổi lễ là bài bản Đại nhạc “Tam luân cửu chuyển”, thường được tấu lên để mời gọi thần linh về chứng giám cho buổi lễ. (Ảnh: Minh Trang)
Mở đầu buổi lễ là bài bản Đại nhạc “Tam luân cửu chuyển”, thường được tấu lên để mời gọi thần linh về chứng giám cho buổi lễ. (Ảnh: Minh Trang)
Tiết mục múa cung đình “Vũ Phiến” phục vụ cho Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, phi tần cùng các công chúa thưởng lãm dưới triều Nguyễn thu hút sự chú ý của khán giả. Các vũ công vừa múa các vũ điệu, vừa hát các từ chúc tụng về hạnh phúc lứa đôi và sự hòa hợp của gia đình. (Ảnh: Minh Trang)
Tiết mục múa cung đình “Vũ Phiến” phục vụ cho Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, phi tần cùng các công chúa thưởng lãm dưới triều Nguyễn thu hút sự chú ý của khán giả. Các vũ công vừa múa các vũ điệu, vừa hát các từ chúc tụng về hạnh phúc lứa đôi và sự hòa hợp của gia đình. (Ảnh: Minh Trang)
Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu tại khai mạc:“Chúng tôi đã mất nhiều tháng trời tạo nên một triển lãm lần đầu tiên khi những thứ truyền thống, cổ xưa, được đưa đến với phương tiện hiện đại nhất bây giờ”. (Ảnh: Minh Trang)
Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu tại khai mạc:“Chúng tôi đã mất nhiều tháng trời tạo nên một triển lãm lần đầu tiên khi những thứ truyền thống, cổ xưa, được đưa đến với phương tiện hiện đại nhất bây giờ”. (Ảnh: Minh Trang)
“Di sản tư liệu góp phần làm rõ thêm những gì còn tồn nghi trong quá trình phục hồi và trùng tu di tích. Thực tế đã khẳng định, di sản tư liệu là một phần thiết yếu trong kí ức tập thể của con người, khai thác và phát huy hữu hiệu nguồn tài nguyên này không chỉ tạo nên minh chứng khoa học mà còn vun đắp niềm tin đối với hiện tại và tương lai, giải quyết tích cực khủng hoảng thông tin khi đối diện với các vấn đề khoa học”, ông Hoàng Việt Trung chia sẻ.
“Di sản tư liệu góp phần làm rõ thêm những gì còn tồn nghi trong quá trình phục hồi và trùng tu di tích. Thực tế đã khẳng định, di sản tư liệu là một phần thiết yếu trong kí ức tập thể của con người, khai thác và phát huy hữu hiệu nguồn tài nguyên này không chỉ tạo nên minh chứng khoa học mà còn vun đắp niềm tin đối với hiện tại và tương lai, giải quyết tích cực khủng hoảng thông tin khi đối diện với các vấn đề khoa học”, ông Hoàng Việt Trung chia sẻ. (Ảnh: Minh Trang)
Thuyết minh viên giải thích Châu bản triều Nguyễn là hệ thống văn bản hành chính được sản sinh trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền, bao gồm văn bản do Hoàng đế ban hành và văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực màu son đỏ. (Ảnh: Minh Trang)
Thuyết minh viên giải thích Châu bản triều Nguyễn là hệ thống văn bản hành chính được sản sinh trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền, bao gồm văn bản do Hoàng đế ban hành và văn bản do các cơ quan trong hệ thống chính quyền đệ trình lên Hoàng đế phê duyệt bằng mực màu son đỏ. (Ảnh: Minh Trang)
Khách mời tham dự chiêm ngưỡng hiện vật. (Ảnh: Minh Trang)
Khách mời tham dự chiêm ngưỡng hiện vật. (Ảnh: Minh Trang)
Ấn Mệnh đức chi bảo dưới thời Gia Long, được dùng trên các văn bản ban thưởng cho quan viên có công lao hoặc thành tích đặc biệt. Ấn thuộc bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia. (Ảnh: Minh Trang)
Ấn Mệnh đức chi bảo dưới thời Gia Long, được dùng trên các văn bản ban thưởng cho quan viên có công lao hoặc thành tích đặc biệt. Ấn thuộc bảo quản của Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia. (Ảnh: Minh Trang)
Châu bản xác lập chủ quyền pháp lý với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Minh Trang)
Châu bản xác lập chủ quyền pháp lý với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Minh Trang)
Dụ của vua Hàm Nghi về việc chuẩn bị lực lượng chống Pháp ngày 12 tháng 6 năm Hàm nghi thứ nhất 1885. Phía dưới là Hiệp ước Giáp Thân ký giữa Đại Nam và Pháp gồm 19 điều khoản. (Ảnh: Minh Trang)
Dụ của vua Hàm Nghi về việc chuẩn bị lực lượng chống Pháp ngày 12 tháng 6 năm Hàm nghi thứ nhất 1885. Phía dưới là Hiệp ước Giáp Thân ký giữa Đại Nam và Pháp gồm 19 điều khoản. (Ảnh: Minh Trang)
Thuyết minh viên giải đáp về các vị vua trong triều đại nhà Nguyễn. (Ảnh: Minh Trang)
Thuyết minh viên giải đáp về các vị vua trong triều đại nhà Nguyễn. (Ảnh: Minh Trang)
Mộc bản in ấn các bộ sách và “Lục đầu bài” - thẻ xin đệ trình tấu việc dưới triều Nguyễn. (Ảnh: Minh Trang)
Mộc bản in ấn các bộ sách và “Lục đầu bài” - thẻ xin đệ trình tấu việc dưới triều Nguyễn. (Ảnh: Minh Trang)
Anh Trần Tấn Khải, sinh viên ngành Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ vì có một giai đoạn “đứt gãy văn hóa” khi Việt Nam chuyển sang hệ hình văn hóa hiện đại và sử dụng chữ Quốc ngữ nên đây là cơ hội để ta kết nối với thế hệ cha ông. “Qua chương trình, tôi đã hiểu hơn về cách thức vua nhà Nguyễn phê duyệt trên Châu bản, tư tưởng chính trị, văn hóa của các triều đại nhà Nguyễn”, anh Khải bày tỏ. (Ảnh: Minh Trang)
Anh Trần Tấn Khải, sinh viên ngành Hán Nôm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ vì có một giai đoạn “đứt gãy văn hóa” khi Việt Nam chuyển sang hệ hình văn hóa hiện đại và sử dụng chữ Quốc ngữ nên đây là cơ hội để ta kết nối với thế hệ cha ông. “Qua chương trình, tôi đã hiểu hơn về cách thức vua nhà Nguyễn phê duyệt trên Châu bản, tư tưởng chính trị, văn hóa của các triều đại nhà Nguyễn”, anh Khải bày tỏ. (Ảnh: Minh Trang)

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN