Bạn hiểu tự kỷ, chắc chứ?
(Sóng trẻ) - “Bạn Hiểu Tự Kỷ, Chắc Chứ?” là dự án nằm trong khuôn khổ dự án Young@Heart – thúc đẩy tiếng nói và sáng kiến thanh niên Việt Nam được thực hiện bởi CSDS và Oxfam được thực hiện bởi một nhóm các bạn trẻ tại Đà Nẵng đầy nhiệt huyết và đam mê.
Bắt đầu từ những điều giản dị nhất
Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Hạnh Duyên – nhóm trưởng nhóm Act 4 Vietnamese Austim (viết tắt là A4A). “Khi bắt tay vào dự án, ban đầu chúng mình chỉ nghĩ là làm 1,2 hoạt động thôi vì nhóm cũng khá là ít người và kinh phí thì cũng hạn chế. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ những hoạt động của nhóm lên trên mạng, nhóm đã nhận được rất nhiều yêu cầu muốn đóng góp và tham gia cùng với nhóm. Và thật sự nhóm rất bất ngờ…”
Nhóm Act 4 Vietnamese Autism - Nhóm các bạn trẻ giàu đam mê và nhiệt huyết
Nhóm Act 4 Vietnamese Autism (A4A) (tên tiếng Việt: Trẻ Tự Kỷ - Hiểu và Yêu Thương) là nhóm lên ý tưởng và điều phối của dự án “Bạn Hiểu Tự Kỷ, Chắc Chứ?”. Nhóm gồm 06 thành viên nòng cốt có từ 2 đến 6 năm kinh nghiệm thực hiện các hoạt động xã hội và từ 1 đến 4 năm tìm hiểu các kiến thức, thông tin về Tự Kỷvới các hoạt động xã hội và thấu hiểu những khó khăn mà trẻ tự kỷ và gia đình đang phải đối mặt.
Tự kỷ cần thông cảm và thấu hiểu
“Ban đầu khi tìm đến đây, tôi thật sự không hiểu tự kỷ là gì? Tôi cho rằng, tự kỷ là do cha mẹ không biết cách dạy dỗ con cái khiến chúng mắc chứng tự kỷ. Tự kỷ nghĩa là có vấn đề về mặt nhận thức và không thể giao tiếp với mọi người xung quanh”. Bạn Hà Nam (20 tuổi, Sinh viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng) chia sẻ. “Tuy nhiên sau khi biết đến nhóm A4A qua trang fanpage của nhóm và tham gia vào một số hoạt động của nhóm. Tôi đã có cái nhìn khác hoàn toàn về tự kỷ, thấu hiểu và cảm thông hơn.”
“Tự kỷ là một rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của não, làm cản trở giao tiếp và tương tác của một người.Tự kỷ không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác cũng không phải là loại bệnh do ăn uống một thực phẩm nào đó không hợp. Nó là một rối loạn xảy ra ngay sau khi sinh hoặc trong những năm phát triển đầu đời”. “Tuy nhiên những kiến thức này không phải ai cũng biết. Chính vì thế chúng mình lập nhóm với mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về tự kỷ, cũng như góp một phần sức mình để các trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng”. Hạnh Duyên chia sẻ
Những thông tin về tự kỷ không phải ai cũng biết
Bắt đầu từ ngày cuối tháng 11 đến tháng 12 năm 2015, Dự án “Bạn Hiểu Tự Kỷ, Chắc Chứ?” sẽ thực hiện 04 buổi chia sẻ với các câu lạc bộ (CLB) tình nguyện - kỹ năng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng với định hướng hoạt động lan toả các thông tin, kiến thức về Tự Kỷ tới các nhóm cộng đồng để từ đó tăng cường nhận thức và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ Trẻ Tự Kỷ từ phía cộng đồng. Buổi chia sẻ của nhóm đã thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ đến cùng tham gia và bàn luận về chủ đề tự kỷ.
Buổi chia sẻ của nhóm A4A về tự kỷ đã thu hút đông đảo các bạn trẻ đến tham gia
Nói về dự định tương lai của nhóm, Hạnh Duyên cho biết, sắp tới nhóm sẽ tiến hành tuyển dụng các thành viên giàu tâm huyết để mở rộng nhóm nhằm tiến hành nhiều hoạt động có ích hơn. Giải thích về sự “nổi tiếng” đầy bất ngờ của nhóm, Hạnh Duyên cho rằng: “Ở đâu có sự tử tế, ở đó có sự lan tỏa. Và mình nghĩ, làm mọi việc bằng trái tim thì thành công sẽ đến với bạn.
Trung tâm nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam được thành lập năm 2009. CSDS tập trung giải quyết các vấn đề phát triển trong đó đặc biệt quan tâm tới phát triển thanh niên. CSDS phối hợp cùng Oxfam triển khai dự án “Young@Heart” từ tháng 03/2015 – 12/2015. Young@Heart là một dự án toàn cầu trên 16 nước được tài trợ Oxfam với mong muốn thanh niên đưa ra tiếng nói và giải pháp hành động cho các mong muốn, nhu cầu của mình.
|
Nguyễn Việt Nam
Truyền Hình K31A1
Cùng chuyên mục
Bình luận