Bánh Danisa “nhái” trôi nổi trên thị trường
(Sóng trẻ) – Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều mặt hàng “nhái” của các nhãn hàng nổi tiếng. Trong đó phải kể đến loại bánh “nhái” của thương hiệu bánh nổi tiếng Danisa được tung ra thị trường với tên gọi gần giống là “Damuisa”. Chính việc “Treo đầu dê, bán thịt chó” này đã khiến khách hàng mất rất nhiều niềm tin đối với thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam.
Vỏ hộp của bánh Danisa "nhái"
Chắc hẳn mọi người khi biết được vụ việc bánh “nhái” của Danisa này đều không thể không nhớ đến những vụ việc tương tự của các thương hiệu nổi tiếng khác như bánh Cosy, bánh Chocopie,... Khi đi mua hàng nếu khách hàng chỉ nhìn qua thì khó có thể phân biệt được hàng thật hay giả. Mặt hàng nhái của Danisa với tên gọi là “Damuisa” có bao bì gần giống với bánh chính hãng chỉ khác ở Lo và Font chữ. Bên trong của bánh “nhái” không phải là hộp sắt như bánh chính hãng cũng không có nhiều loại bánh quy như hình minh họa nài bao bì mà chỉ có một khay bánh quy được đựng trong khay nhựa và bọc bên nài là một lớp giấy bóng màu bạc.
Bên trong của hộp bánh nhái "lèo tèo" vài chiếc bánh quy
Nếu chúng ta đọc kĩ các thông tin trên bao bì thì có thể thấy bánh chính hãng và bánh “nhái” còn khác nhau ở khối lượng tịnh và giá trị dinh dưỡng có trong từng sản phẩm. Đối với bánh Danisa thật thì chỉ có khối lượng tịnh là 200g, 454g, 681g và 908g chứ không hề có loại 400g như bánh nhái. Giá trị dinh dưỡng của bánh Danisa chính hãng được ghi hoàn toàn bằng tiếng Anh còn bánh “nhái” được ghi hoàn toàn bằng tiếng Việt.
Thành phần dinh dưỡng của bánh "nhái" ở trên và bánh chính hãng ở dưới
Giá của bánh Danisa chính hãng có giá cao hơn so với bánh Danisa “nhái”. Đối với loại bánh Danisa 454g có giá 120.000 VNĐ, bánh loại 681g có giá 170.000 VNĐ và bánh 908g thì có giá là 230.000 VNĐ. Còn với bánh “Damuisa” thì giá có phần rẻ hơn nhưng được các chủ cửa hàng hô biến vào trong các giỏ quà đắt tiền có giá từ 450.000 VNĐ – 500.000 VNĐ và dễ dàng qua mắt được người tiêu dùng. Chị Hoàng Thị Hưng(Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Những ngày gần Tết khi đi mua đồ biếu người thân tôi thường chọn những giỏ quà vì nhìn chúng rất bắt mắt và sang trọng nhưng không nờ rằng bên trong những giỏ quà đó lại là bánh nhái thương hiệu Danisa. Tôi rất bức xúc với vấn đề này vì mình phải bỏ một số tiền thật ra để mua đồ giả, đồ kém chất lượng”.
Cũng là một người tiêu dùng chị Trịnh Thị Châm(Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ý kiến: “Tôi và gia đình rất thích ăn bánh Danisa nhưng từ khi mua phải bánh nhái tôi rất hoang mang. Tôi chỉ dám mua ở các chỗ bán hàng có uy tín chứ không dám mua ở các cơ sở nhỏ, lẻ. Tôi mong các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để tẩy chay hàng nhái giúp người tiêu dùng có thể yên tâm mua hàng”.
Còn theo bạn Doãn Huy(sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền) có suy nghĩ: “ Nếu tớ mà mua phải hàng nhái thì trước hết là phải trách bản thân tớ kém tinh tế khi mua hàng. Nhưng một phần trách nhà sản xuất chưa kiểm soát được hàng hóa trên thị trường dẫn đến việc hàng nhái trà trộn vào làm giảm đi sự tin tưởng của khách hàng. Và tớ sẽ tránh xa, đề phòng, cảnh giác với thương hiệu có hàng nhái. Tớ cũng nghĩ rằng các nhà sản xuất nên cầu kì hơn trong khâu sản xuất chẳng hạn như có một số chi tiết nhỏ thật đặc biệt để chống giả mạo đồng thời thực hiện quảng cáo để cảnh báo người mua”.
Sau đây là một số hình ảnh của bánh “nhái” và bánh chính hãng:
Vò hộp của bánh Danisa chính hãng có lo vương miện "nhọn" hơn bánh nhái
Tem chống hàng giả có trên vỏ hộp bánh chính hãng
Sự khác nhau giữa hai vỏ hộp bánh chính hãng (phải) bánh nhái (trái)
Chu Linh
Cùng chuyên mục
Bình luận