Báo động tỷ lệ nói dối của trẻ em

( Sóng trẻ) - Trong buổi hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm  đã cung cấp những con số giật mình: Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục thực hiện năm 2008, tỷ lệ trẻ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%.

Nói dối trở thành “kỹ năng sống”

Ông cha ta đã có câu: “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” để thấy rằng không ai thật thà bằng con trẻ. Nhưng dần dần, trong gia đình, trẻ em thường xuyên chứng kiến cảnh “nghĩ một đằng, nói một nẻo” và được người lớn giải thích đó là sự tế nhị, khéo léo trong giao tiếp.

Một sự thật là khi ở trường, nhiều khi các em còn được thầy, cô dạy là khi đi thi phải biết cách làm sao để giành giải thưởng cho trường; khi có đoàn thanh tra các em sẽ giơ tay thế nào, phát biểu ra sao, … Dẫn đến phản ứng đối phó của trẻ với những đòi hỏi, những kiểm soát của cha mẹ; quy định, yêu cầu của các thầy cô…

Lớn lên chút nữa, các em sẽ không khó khăn để nhận ra sự dối trá lan tràn khắp nơi. Từ thi cử gian dối, bệnh thành tích trong nhà trường. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông năm nào cũng cao ngất ngưởng, hầu hết đạt tới 90-99%, … Hẳn dư luận xã hội vẫn chưa quên một trong những sự việc “lùm xùm” nhất trong ngành giáo dục năm 2012 là vụ tiêu cực thi cử tại trường THPT DL Đồi Ngô – Bắc Giang.

 "Gian lận thi cử ở trường Đồi Ngô là xúc phạm con người. Cứ hình dung xem cả trường đó đỗ tới 90% bằng sự giả dối, vậy nó sẽ “đẻ” ra mấy ngàn học sinh giả dối tốt nghiệp ra trường và có bấy nhiêu sự giả dối ngang nhiên tồn tại giữa nắng trời. Sự gian dối trong thi cử đồng nghĩa với sự kém cỏi trong tri thức” – Chu Văn Lai. Sau sự việc nêu trên, hàng loạt giáo viên tại trường bị sa thải, cắt chức 2 hiệu trưởng tuy nhiên, kết luận cuối cùng: Sở GD&ĐT Bắc Giang vẫn công nhận bài thi, thí sinh quay clip không bị hủy bài. Đây là một trong 10 vụ việc “lùm xùm” được dư luận quan tâm nhất trong ngành giáo dục Việt Nam năm 2012 – Theo báo Điện tử giáo dục Việt Nam. Hiện tượng tiêu cực thi cử không thiếu trong ngành giáo dục, chỉ khác là chưa bị phanh phui. Nếu vẫn áp dụng phương thức thi tốt nghiệp như hiện tại, các em có thể sẽ qua hết những nhân cách con người có tỉ lệ thuận với thành tích? 

 
b19b647cd_nd.png
Nói dối trở thành bệnh tệ nạn của xã hội

Quản lý xã hội bị buông lỏng,  giải quyết mọi việc theo tình, theo tiền… việc tham nhũng, chạy chức, suy thoái đạo đức đã trở thành quốc nạn. Đây cũng chính là vấn đề mà hầu như trong kì họp Quốc hội nào chúng ta cũng đề cập tới. 

Cách quản lí “căn bệnh” này

Cha mẹ nên là người gần gũi, động viên con cái thay vì áp đặt lên chúng những giấc mơ của mình. Và trên hết, họ phải biết chấp nhận và đủ bao dung khi con cái mình chưa thành công, đó chỉ là “thành công bị trì hoãn” với con. Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên học cách chơi với  trẻ để tạo được niềm tin. Mỗi người lớn hãy tự là một tấm gương và học cách nói xin lỗi khi có lỗi để chúng không tập đổ lỗi lên người khác; đồng thời cũng phải nhận được thái độ nghiêm khắc từ người lớn khi chúng mắc sai lầm.

Nhà trường và gia đình, thay vì nhồi nhét quá nhiều kiến trức vào trẻ, hãy chú ý nhiều hơn đến tình cảm, tâm sinh lí của chúng vì đây chính là lứa tuổi cần nhiều sự yêu thương, chăm sóc nhất!

Thùy Linh
Báo mạng K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN