Bao giờ giải xong bài toán tắc đường?

(Sóng Trẻ) - Tắc đường vẫn đang là nỗi bức xúc của người dân sống trên địa bàn TP Hà Nội. Đã có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này, kèm theo đó là đề xuất cách giải quyết nhưng cho tới thời điểm này, đó vẫn là bài toán chưa có lời giải đáp.

Cần hiểu tắc đường là tình trạng kẹt xe không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống giao thông bị quá tải hay do những nguyên nhân bất khả kháng. Thật là bực mình mỗi khi tắc đường, thay vì được về thẳng nhà thì bạn phải ngồi trên xe bus hay chen lấn giữa đám đông và khói bụi hàng giờ để chờ dòng xe lưu thông. Những cảnh tượng ấy đã trở nên quá quen thuộc với những người dân sống ở Hà Nội.



Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hơn 40 điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông. Trong đó, các “điểm nóng” về ách tắc giao thông phải kể tới như ngã tư Sở, ngã tư Vọng, ngã tư Đại Cồ Việt - Lê Duẩn, ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh và các tuyến đường khác: Tây Sơn, Phạm Ṇc Thạch, Phạm văn Đồng, Thái Hà, Trường Chinh… Tại các điểm này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm. Vào lúc đó, tất cả các dòng xe ở các nơi đều đổ dồn về các tuyến đường chính, các ngã tư khiến cho các nút giao thông bị dồn ứ. Để qua được một số các ngã tư, ngã năm vào giờ cao điểm thì người đi xe máy thường phải mất 2 - 3 nhịp đèn xanh, còn với những người đi xe ô tô thì thời gian chờ đợi phải gấp nhiều lần.

Tắc nghẽn giao thông còn làm mất thời gian và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người tham gia giao thông. Rất nhiều vụ va chạm giao thông xảy ra ở các “điểm nóng” - nơi mà tình trạng tắc đường diễn ra nghiêm trọng.

Vì sao tình trạng tắc đường ở Hà Nội lại xảy ra thường xuyên như vậy? Đó là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân, khiến tình trạng này càng khó giải quyết được một cách triệt để.

Đầu tiên, phải nói đền cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém và thiếu đồng bộ. Trên địa bàn thành phố, người dân đi lại chủ yếu bằng đường bộ. Không có các phương thức vận chuyển hành khách với khối lượng lớn như đường xe điện, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm. Diện tích cơ sở hạ tầng giao thông trên diện tích đất chỉ đạt từ 4% tới 6%, trong khi theo yêu cầu quy hoạch chỉ số này phải đạt từ 20% tới 25%. Cùng với đó là việc gia tăng quá nhanh của hệ thống các xe cơ giới như: xe máy, ô tô… mà chiều rộng các tuyến giao thông không đủ để thoát lưu lượng xe và người, nhất là ở các quận huyện mới phát triển. Chính vì thế mà ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạch đó, nguyên nhân không kém phần quan trọng đó chính là do ý thức của người tham gia giao thông trong việc chấp hành Luật Giao thông. Những hành động như vượt đèn đỏ, lạng lách, đi lên vỉa hè… đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc khi tắc đường xảy ra. Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng, phụ huynh chờ đón con trước cổng các trường học,... cũng là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Nài ra còn một số các nguyên nhân khác như tình trạng non kém trong quản lí giao thông và đô thị, phương tiện giao thông không đạt tiêu chuẩn…

Để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, đầu tiên cần tăng cường xử lí các vi phạm trật tự an toàn giao thông. Giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương về việc quản lí trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, lấn chiếm lòng và lề đường, hành lang đường bộ, nếu xảy ra tai nạn giao thông thì chủ tịch địa phương ấy phải chịu tránh nhiệm. Cần phân luồng giao thông để hạn chế phương tiện giao thông trong một số giờ cao điểm nhất định.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục và phổ biến luật giao thông đường bộ cho tất cả mọi người, đặc biệt là các em học sinh từ cấp tiểu học trở lên.

Đồng thời cũng cần có các biện pháp lâu dài: thu hút vốn để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông một cách đồng bộ và chi tiết; xây dựng và cải tạo các hệ thống đường giao thông cũ; nghiên cứu, tổ chức giao thông hợp lý trên các tuyến đường chính; giảm các giao cắt của các dòng xe tại các nút giao thông...

Căn bệnh ùn tắc giao thông tại Hà Nội mỗi ngày thêm trầm trọng. Nếu không có những biện pháp thiết thực thì Hà Nội vẫn phải đối mặt với ùn tắc giao thông trong hiện tại và cả tương lai.

Tạ Trang
Báo mạng điện tử K.30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN